1.1.3 .Vai trò của tín dụng
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM –
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
* Hội đồng quản trị
- HĐQT có quyền nhân danh Ngân hàng quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
- HĐQT thường xuyên duy trì hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động và đóng góp vào việc xây dựng phương hướng, kế hoạch hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ
- HĐQT thực hiện nghị quyết HĐQT có liên quan đến từng thành viên và chấp hành sự phân công, phân nhiệm của Chủ tịch HĐQT.
* Ban tổng giám đốc
- TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc điều hành mọi nghiệp vụ của Ngân hàng theo đúng pháp luật, các pháp lệnh của Ngân hàng, điều lệ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, nghị quyết của Đại hội đồng và HĐQT. Tổ chức hoạt động kinh doanh đảm bảo ngày càng phát triển và có lãi.
- TGĐ có chức năng tham mưu cho HĐQT về chiến lược phát triển Ngân hàng, chính sách khách hàng, bố trí định biên, tiêu chuẩn nhân viên,
chính sách con người...
- TGĐ là người quyết định cao nhất về các nghiệp vụ phù hợp với luật pháp và nghị quyết của Đại hội cổ đông, các quyết định của HĐQT.
- Nhân danh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.
- TGĐ chịu trách nhiệm về những sai phạm trực tiếp và gián tiếp về nghiệp vụ để gây ra tổn thất cho Ngân hàng.
* Các phòng ban chức năng chia thành các khối với chức năng nhiệm vụ khác nhau
Khối kinh doanh gồm:
Trung tâm kinh doanh tiền tệ và đầu tư phòng Nguồn vốn, trung tâm kinh doanh (phòng tín dụng, phòng kế toán giao dịch, phòng khách hàng và
thẩm định, phòng hỗ trợ hạch toán tín dụng, phòng ngân quỹ) ; trung tâm thẻ (phòng khách hàng và dịch vụ, phòng phát triển sản phẩm thẻ)
Khối tham mưu gồm:
Phòng Điện toán, Tổng hợp, Pháp chế, Kế toán tài chính, phòng tái thẩm định, phòng kiểm soát nội bộ, ban tổ chức nhân sự.
Khối hỗ trợ gồm:
Phòng thanh toán trong nước, phòng thanh toán quốc tế, phòng hành chính, phòng phát triển sản phẩm, phòng PR
Trong đó chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau:
* Phòng kinh doanh :
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
- Làm đầu mối giao dịch với khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế. - Thực hiện việc trao đổi, đàm phán với khách hàng về các hợp đồng mua bán ngoại tệ, thông báo với Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ để lập hợp đồng và trình lãnh đạo ký kết sau khi đạt được thỏa thuận với khách hàng. - Trên cơ sở kinh doanh, thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về thị trường và hoạt động tín dụng; kiến nghị các chính sách khách hàng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Thăm dò, nghiên cứu thị trường .
* Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ :
- Lập, xác nhận giao dịch các Hợp đồng mua bán ngoại tệ, nhận, giữ vốn… trên thị trường liên ngân hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ nhằm đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của toàn hệ thống.
- Cân đối nguồn và thực hiện các giao dịch cần thiết để đáp ứng nguồn vốn kinh doanh hàng ngày cho ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản, kiểm soát các rủi ro.
- Kiểm soát rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.
* Phòng thanh toán quốc tế:
- Thiết lập, quản lý và xúc tiến các quan hệ đại lý giữa SeABank và các ngân hàng trên thế giới. Quản lý mã khóa giao dịch giữa SeABank và các ngân hàng bạn.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế
* Phòng kế toán tài chính:
- Quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến công tác tài chính, hạch toán kế toán
- Giám sát việc thực hiện kế toán tài chính: Giám sát, theo dõi việc thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính, các quy định của SeABank, của pháp luật trong hoạt động kế toán, chi tiêu tài chính của toàn hệ thống
- Thực hiện chức năng của một trung tâm thanh toán trong nước cho toàn hệ thống SeABank thông qua các tài khoản tiền gửi của SeABank mở tại các ngân hàng, TCTD trong nước.
- Quản lý tài khoản thanh toán liên chi nhánh toàn hệ thống, tài khoản tiền gửi, tiền vay của các TCTD tại SeABank
* Phòng kế toán giao dịch:
- Thực hiện chính xác, kịp thời và an toàn các nghiệp vụ kế toán giao dịch - Quản lý hồ sơ về tài khoản
- Thực hiện quản lý các giấy tờ có giá, các giấy tờ in quan trọng thuộc phòng sử dụng hoặc do phòng cung cấp cho khách hàng và đối chiếu định kì với bộ phận kho quỹ về các giấy tờ có giá nêu trên đang quản lý trong kho.
- Kiểm tra sau cùng tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ giải ngân
* Phòng ngân quỹ:
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ.
- Nghiên cứu, phân tích thị trường và khả năng nguồn lực của SeABank để xây dựng chiến lược kinh doanh, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh doanh trên cả hai lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh về sản phẩm thẻ hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với phòng Điện toán xây dựng chiến lược phát triển ATM và sản phẩm ATM phù hợp với nguồn lực và nhu cầu thị trường.
- Thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường nhằm đề ra chính sách tiếp thị duy trì khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới và cung cấp dịch vụ đại lý cho các đơn vị trên toàn hệ thống. Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho chủ thẻ; Quản lý và theo dõi hồ sơ chủ thẻ và đại lý.
* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
- Về công tác kiểm tra: Nghiên cứu, xây dựng phương thức, nội dung và quy trình nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, xây dựng, tham mưu cho Tổng giám đốc kế hoạch kiểm tra định kì, chủ động đề xuất các cuộc kiểm tra đột xuất tại các đơn vị trực thuộc. Thực hiện kiểm soát đối với các hoạt động nghiệp vụ của SeABank
- Về công tác báo cáo thống kê: Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất các lĩnh vực thuộc các chức năng nhiệm vụ của phòng cho Ban Tổng Giám đốc.
- Hướng dẫn và chỉ đạo vể mặt nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát nội bộ, thẩm định và tái thẩm định cho các đơn vị trực thuộc Hội sở.