Các hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á seabank (Trang 70 - 83)

1.1.3 .Vai trò của tín dụng

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

2.2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù có những tiến bộ trong quản trị rủi ro tín dụng nhưng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về những quy định, mô hình quản trị rủi ro của NH TMCP Đông Nam Á cụ thể có một số hạn chế cơ bản sau:

Về tổ chức bộ máy tín dụng:

Theo phân cấp xác định giới hạn tín dụng/cấp tín dụng, các khoản phê duyệt giới hạn tín dụng/cấp tín dụng thuộc cấp thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc/Phó Giám đốc Phụ trách Quan hệ khách hàng và Giám đốc/Phó Giám đốc Quản lý rủi ro tín dụng thì phải qua cả 2 bộ phận Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro tín dụng và chỉ áp dụng đối với khách

thuộc cấp thẩm quyền của Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh, Trưởng/Phó phòng giao dịch, Phòng/Tổ tín dụng thể nhân thì không phải qua Phòng Quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên việc phân cấp này có những hạn chế trong quá trình thực hiện:

Về quy trình tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng * Về quy trình tín dụng

+ Sự tồn tại 3 quy trình cho vay là Quy trình 90 (qua 3 Phòng nghiệp vụ là Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro tín dụng và Quản lý nợ), Quy trình 36 (chỉ qua Phòng Quan hệ khách hàng và quản lý nợ) và cho vay tư nhân, cá thể vẫn thực hiện theo Quy trình 130, với hệ thống những mẫu biểu khác nhau, quy trình khác nhau nhưng lại không hướng đến những đặc thù, rủi ro của theo nhóm khách hàng, đặc biệt là sự phân tách khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng có nhiều đặc điểm tương đồng, theo 2 quy trình khác nhau vừa gây lúng túng cho cán bộ trong quá trình triển khai trên thực tế, vừa gây khó khăn trong quá trình giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Việc áp dụng Quy trình 90 đối với các khách hàng có dư nợ tín dụng lớn là sự ứng dụng quy trình cấp tín dụng của các ngân hàng trên thế giới, đã đem lại một số thay đổi tích cực. Tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế :

+ Mục đích nâng cao tính khách quan, phản biện tín dụng bằng cách phân tách Phòng tín dụng thành Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và Phòng Quản lý nợ tại mỗi Chi nhánh chỉ đạt về hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù Phòng Quản lý rủi ro tín dụng có ý kiến độc lập trong cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các

phân tích, nhận định về các khoản vay. Trên thực tế để giải quyết nhanh các yêu cầu của khách hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Phòng quản lý rủi ro tín dụng tiến hành thẩm định song song cùng với Phòng Quan hệ khách hàng, đồng thời cũng có lúc phải tiếp xúc với khách hàng để thu nhận thông tin, do đó các thông tin do Phòng Quan hệ khách hàng cung cấp không còn nhiều ý nghĩa, mô hình bị phá vỡ vì tính khách quan không đạt được

+ Quy trình 90 kéo dài thời gian cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng và cơ hội kinh doanh của khách hàng vì phải qua nhiều bộ phận, nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.

+ Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các Phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong điều kiện vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại đã dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan. Phòng Quan hệ khách hàng chỉ đưa ra các đề xuất về cấp tín dụng còn Phòng Quản lý rủi ro tín dụng thẩm định và phải có ý kiến đồng ý hay khôn g đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên Phòng quản lý rủi ro tín dụng thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một công việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, trong khi khả năng thu thập thông tin rất khó khăn nên đã xuất hiện tâm lý e ngại quá mức trong thẩm định

+ Cơ chế thông tin giữa các Phòng trong ho ạt động cấp tín dụng chưa đảm bảo tính liên tục và toàn diện. Sự liên kết giữa các Phòng không chặt chẽ, thiếu kết nối và không phân định rõ trách nhiệm nên khả năng phát

hiện, ngăn ngừa rủi ro không cao. * Về quản trị rủi ro tín dụng

lưới các chi nhánh và hệ thống các phòng giao dịch, theo đó có 36 Chi nhánh được nâng cấp và 84 Phòng giao dịch được thành lập. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng cán bộ chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh thiếu khá nhiều. Sau khi các Chi nhánh cấp 2 được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1, hoặc thành lập mới các Phòng giao dịch một số cán bộ cũ đi nắm giữ các chức vụ chủ chốt tại các Chi nhánh và các phòng giao dịch, một số khác chuyển sang làm lãnh đạo tại các ngân hàng cổ phần nên lực lượng cán bộ nắm giữ các vị trí chủ chốt, đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng càng thiếu trầm trọng. Thêm vào đó, hầu hết cán bộ làm công tác tín dụng tuổi đời còn trẻ, dưới 30 tuổi, phần lớn công tác trong lĩnh vực tín dụng từ 1 – 3 năm nên kinh nghiệm còn hạn chế. Khác với các nghiệp vụ khác tại Ngân hàng, cán bộ làm công tác tín dụng ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn còn đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Điều này cho thấy với lực lượng cán bộ còn ít kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng như công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, khả năng hạn chế rủi ro tín dụng sẽ rất khó khăn.

Về các chính sách tín dụng * Quy định về chính sách khách hàng

Các chính sách phí, lãi suất của NH TMCP Đông Nam Á áp dụng đối với khách hàng chưa có sự rõ ràng và chưa có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro với lợi ích đòi hỏi của ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro đó. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chưa ban hành một chính sách khách hàng và cơ sở phân loại khách hàng để thực thi chính sách đó. Các chính sách phí, lãi suất được đưa ra là phí, lãi suất ưu đãi áp dụng đối với những khách hàng

tốt nhất nhưng “chuẩn” về khách hàng tốt nhất vẫn chưa rõ ràng, thống nhất

quan. Vì vậy chính sách khách hàng thiếu đi tính hợp lý và khoa học.

*Về định hướng khách hàng

Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động, có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hướng thị trường, khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên hiện nay NH TMCP Đông Nam Á vẫn chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng cũng như định hình sự lựa chọn về phân khúc thị trường nhất định cho từng khu vực, từng chi nhánh. Chính vì vậy hoạt động đầu tư tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á còn mang tính thụ động, đầu tư tín dụng theo phong trào nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm bảo.

*Về danh mục đầu tư

Hiện nay danh mục đầu tư của NH TMCP Đông Nam Á còn tập trung vào các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty nhà nước; mặc dù đã có định hướng phát triển đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay thể nhân nhưng do chỉ đạo chưa qu yết liệt nên tỷ trọng đầu tư tín dụng đối với khu vực này còn thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản trị rủi ro.

Sự tuân thủ quy trình tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Quá trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay

khách hàng một cách bất hợp lý và đã thực sự trở thành nợ xấu, giám sát kiểm tra sau khi cho vay thực hiện qua loa. Nhiều Chi nhánh thực hiện đầu tư tín dụng ngoài địa bàn hoạt động của Chi nhánh nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong sử dụng vốn vay và kiểm soát nguồn tiền của khách hàng không đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Tất cả những điều đó đã làm cho khả năng phòng ngừa, chống đỡ rủi ro tín dụng của NH TMCP Đ ô n g N a m Á còn hạn chế, chất lượng tín dụng giảm sút.

Về hệ thống thông tin tín dụng

*Bất hợp lý trong thực hiện xác định giới hạn tín dụng

Xác định giới hạn tín dụng do Phòng Quan hệ khách hàng đề xuất và phụ thuộc ý kiến chủ quan của Phòng Quan hệ khách hàng. Sự thẩm định rủi ro độc lập và xác định giới hạn tín dụng của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng chỉ được thực hiện khi phòng Quan hệ khách hàng đã xác định sơ bộ mức giới hạn tín dụng và mức này phải qua Phòng Quản lý rủi ro tín dụng. Theo Quy trình 90, việc đồng ý hay không đồng ý về giới hạn tín dụng do Phòng Quản lý rủi ro thực hiện, Phòng Quan hệ khách hàng có thể không đề xuất hoặc đề xuất nhưng chỉ xem là yếu tố tham khảo. Như vậy trong trường hợp Phòng Quản lý rủi ro tín dụng xác định giới hạn tín dụng và mức này theo phân cấp không phải qua Phòng Quản lý rủi ro thì toàn bộ các bước phải thực hiện lại và chỉ cần thực hiện tại Phòng Quan hệ khách hàng nên sẽ mất thời gian và thủ tục rườm rà.

Xác định giới hạn tín dụng là một bước vô cùng quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có 2 cấp độ rủi ro chính: rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch. Xác định giới hạn tín dụng nhằm xác định rủi ro tổng thể (được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ). Trong

hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro hệ thống, nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro. Do đó xác định giới hạn tín dụng cần được một bộ phận độc lập và chuyên môn hóa thực hiện để đảm bảo tính khách quan và hướng đến các chuẩn mực quốc tế như ngu yên tắc Basel về quản lý nợ xấu đã đề ra. Vì vậy sự phân cấp trong xác định giới hạn tín dụng chưa đảm bảo được yêu cầu này.

*Về quy định giới hạn tín dụng

Theo quy định của NH TMCP Đông Nam Á, giới hạn tín dụng là tổng mức tín dụng tối đa quy VND mà NH TMCP Đông Nam Á sẵn sàng dành cho một khách hàng. Giới hạn này bao gồm giới hạn cho vay vốn lưu động, giới hạn thấu chi, giới hạn chiết khấu, giới hạn tài trợ thương mại. Mức đầu tư tín dụng dự án không được tính trong giới hạn tín dụng. Điều này đã dẫn đến thực tế là doanh nghiệp có rất nhiều dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khá lớn (đương nhiên mức độ rủi ro sẽ cao hơn) nhưng vẫn không phải thực hiện bước phân tích và thẩm định tín dụng độc lập được thực hiện bởi Phòng Quản lý rủi ro tín dụng do các dự án dưới mức phải thực hiện theo Qu y trình 90. Điều này đã dẫn đến tình trạng lách quy định này để việc thẩm định dự án được nhanh chóng và ít chịu sự giám sát của nhiều bộ phận chức năng.

*Về cơ sở xác định giới hạn tín dụng .

Hiện nay việc xác định giới hạn tín dụng dựa trên tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, mức độ rủi ro và giới hạn tín dụng tham khảo. Khi thực hiện xác định giới hạn tín dụng, trước hết phải thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và áp dụng công thức để tính giới hạn tín dụng tham khảo. Sau đó giới hạn tín dụng này được sử dụng làm tham chiếu trong xác

hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính và m ức độ rủi ro trong kinh doanh. Trong trường hợp giới hạn tín dụng được điều chỉnh lớn hơn giới hạn tín dụng tham khảo thì cần phải đưa ra thêm các lý lẽ thuyết minh cho việc tăng này. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động cấp tín dụng của các chi nhánh trong khi việc tính toán giới hạn tín dụng tham khảo đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng lại không có giới hạn tối đa. Quy định này vô hình chung đã làm cho việc định lượng các yếu tố tài chính, phi tài chính trong xếp hạng và xây dựng giới hạn tín dụng không còn ý nghĩa ràng buộc chặt chẽ, vì vậy giới hạn tín dụng được xác định trong nhiều trường hợp vượt khá xa với giới hạn tín dụng tham khảo và không có mối liên hệ nào cả. Do đó yếu tố định tính ảnh hưởng nhiều hơn đến giới hạn tín dụng so với yếu tố định lượng, điều này là không phù hợp với xu hướng biến chuyển trong quản trị rủi ro tín dụng hiện đại.

Tất cả những hạn chế trên đã gây ra những khoản nợ xấu trong hệ thống NH TMCP Đông Nam Á. Nguyên nhân là do 9 nhóm nguyên nhân chính như sau:

Một là, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh

doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/ khoản vay có các đặc điểm như sau:

- Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay HMTD nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Mục đích kinh doanh nhiều rủi ro (Kinh doanh bất động sản), dùng nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng.

- Khách hàng có nhiều chi nhánh/đơn vị kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn của chi nhánh cho vay.

- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn ngắn hạn lưu động để trả nợ trung dài hạn.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản

hình thành từ vốn vay. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có các đặc điểm:

- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểm soát được chất lượng và số lượng đại lý dẫn đến bị chiếm dụng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á seabank (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)