1.1.3 .Vai trò của tín dụng
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
2.2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
đó của thị trường. Trong giai đoạn 2005-2010 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NH TMCP Đông Nam Á luôn được duy trì ở mức thấp khoảng trên dưới 2%/tổng dư nợ; Tuy nhiên trong năm 2010, chất lượng tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có dấu hiệu ngày càng tăng.
2.2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng * Nợ quá hạn * Nợ quá hạn
Bảng 2.3: Nợ quá hạn
(ĐVT: Tỷ VND)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2004-2011 NH TMCP Đông Nam Á)
Giai đoạn 2004-2006 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối, năm 2006 nợ xấu giảm mạnh một phần là do NH TMCP Đông Nam Á sử dụng nguồn dự phòng hơn 800 tỷ để xử lý nợ xấu làm sạch báo cáo tài chính của ngân hàng để chuẩn bị công tác cổ phần hóa NH TMCP Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong năm 2011, đặc biệt là trong 09 tháng đầu năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng cao nguyên nhân là
do tăng trưởng tín dụng nóng năm 2011 (tăng 44% so với 2006), và đầu năm 2011 tình hình kinh tế có những diễn biến bất lợi làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ vay ngân hàng. Do đó tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách của NH TMCP Đông Nam Á để lành mạnh hóa tình hình tài chính.
* Các chỉ tiêu khác - Phân loại nợ xấu:
Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt nợ xấu đã xuất hiện ở những Chi nhánh trước đây vẫn được đánh giá có chất lượng đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phân loại nợ của NH TMCP Đông Nam Á
(ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1. Tổng dư nợ 61.044 67.743 95.908 108.196 - Nhóm 1 57.982 65.318 91.209 99.365 - Nhóm 2 962 890 1.438 2.869 - Nhóm 3 807 763 1.678 3.541 - Nhóm 4 584 359 935 1.341 - Nhóm 5 708 413 648 1.080 2. Tổng nợ xấu 2.100 1.545 3.241 5.962 3. Tỷ lệ nợ xấu 3,44% 2,28% 3,38% 5,51%
Trong những năm trước đây, NH TMCP Đông Nam Á là ngân hàng dẫn đầu khối các ngân hàng thương mại trong nước về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu thấp và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây (2010, 09 tháng 2011),Tỷ lệ nợ xấu của NH TMCP Đông Nam Á tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, thậm chí có dấu hiệu tăng cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Năm, 2011 tỷ lệ nợ xấu là 5,51%, mà theo kế hoạch của NH năm 2010 là 2% điều này cho thấy chất lượng quản trị tín dụng của NH ngày càng có vấn đề.
Để thấy rõ hơn chất lượng tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á trên từng địa bàn, khu vực khác nhau trong cả nước, chúng ta cùng xem xét tỷ trong nợ xấu phân theo khu vực:
Bảng 2.5: So sánh chất lượng tín dụng của các Chi nhánh NH TMCP Đông Nam Á theo khu vực
Chỉ tiêu Dư nợ 2011 NQH 2011 % NQH 2010 Nợ xấu 2011 % Nợ xấu 2010 Số tiền % Số tiền % Hà Nội 30159 679 2.25 1.94 1215 4.03 3.19 Miền Bắc (Trừ Hà Nội) 9834 312 3.17 1.26 678 6.89 4.44
Miền Trung, Tây Nguyên 19562 990 5.06 1.74 1866 9.54 6.77
Hồ Chí Minh 26216 515 1.96 0.55 970 3.7 1.79
Đông Nam Bộ
(Trừ HCM) 11586 290 2.5 0.49 686 5.92 2.34
Tây Nam Bộ 10838 225 2.08 1.09 547 5.05 1.86
Tổng 108196 3010 2.78 1.25 5962 5.51 3.38
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2011 và năm 2010 của NH TMCP Đông Nam Á.)
nhau và trên từng khu vực địa lý khác nhau luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn (mặc dù thực tế không phải tất cả các khoản nợ quá hạn đều là nợ xấu), nguyên nhân là do tất cả các khoản nợ gia hạn đều được xếp vào nhóm nợ xấu. Điều này cho thấy, quy định của Quyết định 493 và quyết định 18 của NHNN là chưa phù hợp vì các khoản nợ quá hạn thì tuỳ thuộc vào thời gian quá hạn để phân loại vào các nhóm khác nhau (ví dụ; quá hạn dưới 10 ngày thì phân vao nhóm 1, quá hạn từ 10-90 ngày thì phân vào nợ nhóm 2, quá hạn từ 91-180 ngày thì phân vào nợ nhóm 3…); Còn nếu nợ gia hạn thì không căn cứ vào thời gian gia hạn mà chỉ căn cứ vào số lần gia hạn để phân loại vào các nhóm nợ khác nhau (ví dụ: gia hạn lần đầu tiên thì phân vào nợ nhóm 3, gia hạn lần thứ 2 thì phân vào nợ nhóm 4…). Như vậy, rõ ràng quy định phân loại tất cả các khoản nợ gia hạn lần đầu vào nhóm 3 (nhóm nợ xấu) là chưa phù hợp vì có những khoản nợ gia hạn trong thời gian rất ngắn dưới 1tháng - thậm chí có khoản chi gia hạn 1, 2 tuần – và sau đó khách hàng đều trả nợ đầy đủ, đúng hạn nhưng tất cả dư nợ của những khách hàng có các khoản nợ gia hạn nói trên đều bị chuyển vào nhóm nợ xấu (vì theo quy định khi khách hàng có 1 khoản nợ chuyển vào nhóm nợ xấu thì tất cả các khoản nợ còn lại cũng phải chuyển vào nhóm nợ xấu) và phải mất thời gian thử thách ít nhất là 3 tháng mới được thăng hạng chuyển sang nhóm nợ bình thường.
Qua số liệu trên có thể thấy nợ xấu đã tăng mạnh trong năm 2011 và tăng đều trên tất cả các khu vực địa lý, đặc biệt ở cả những khu vực mà trước đây được đánh giá là có chất lượng tín dụng đảm bảo như Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… thực tế đó đã phản ánh mô hình, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á chưa thực sự hiệu quả, cùng với sự tăng trưởng nóng tín dụng trong năm 2011, sự khủng hoảng kinh tế trong năm 2011, cũng như yếu tố con người chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển là những nhân tố chính gây nên sự giảm sút chất lượng tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á. Đây là thách thức thật sự trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững đối với NH TMCP Đông Nam Á.
- Tính mất ổn định vĩ mô: Trong những năm gần đây, lạm phát đã tăng
cao và liên tục, điều này ảnh hưởng nhiều đến việc quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đông Nam Á.