Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại hà nội (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Đây là phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát để khái quát đối tƣợng nghiên cứu và để nhận thức bản chất của các hiện tƣợng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Phƣơng pháp này yêu cầu nghiên cứu các hiện tƣợng không phải trong trạng thái riêng rẽ, cô lập mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện tƣợng, sự vật;

30

không phải trong trạng thái tĩnh mà trong trạng thái phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lƣợng sang chất lƣợng, từ quá khứ đến hiện tại và tƣơng lai.

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu

2.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tƣợng chứ chƣa thể hiện đƣợc bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tƣợng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài, nó cũng là những thông tin đã đƣợc công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ.

Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp ngƣời quyết định đƣa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trƣờng hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Ví dụ nhƣ các nghiên cứu thăm dò hoặc nghiên cứu mô tả. Ngay cả khi dữ liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết định thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Nó là cơ sở để hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp, cũng nhƣ đƣợc sử dụng để xác định tổng thể chọn mẫu và thực hiện chọn mẫu để thu thập dữ liệu sơ cấp.

Trong phạm vi nghiên cứu này, các số liệu và thông tin về hoạt động đầu tƣ xây dựng KCHTGT đƣợc thu thập từ các báo cáo qua các năm của tổng cục thống kê, bộ giao thông, bộ tài chính nhƣ Báo cáo tổng kết, báo cáo quý, năm cũng nhƣ các tƣ liệu nghiên cứu hiện có đƣợc đăng tải trên website, báo, tạp chí và Internet…

Ngoài ra tác giả cũng tham khảo và kế thừa một cách hợp lý các báo cáo khoa học, luận văn của các nghiên cứu trƣớc.

31

2.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp trong luận văn đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp quan sát và điều tra. Quan sát là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con ngƣời. Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con ngƣời có thể ghi nhận và lƣợng định các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con ngƣời: nghe nhìn để cảm nhận và lƣợng định. Con ngƣời có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phƣơng tiện cơ giới. Quan sát là một phƣơng pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhƣng rất hữu ích, dù đây không phải một phƣơng pháp điều tra vì không có các câu hỏi hay câu trả lời nhƣ thƣờng lệ. Tuy vậy muốn phƣơng pháp này đạt kết quả tốt cần phải có một mẫu nghiên cứu thích đáng.

Quan sát, nghiên cứu những tài liệu có sẵn: Đây là hình thức quan sát,

nghiên cứu những tài liệu đã có sẵn hoặc cố định về bản chất trong một khoảng thời gian nhất định (không có tính hành vi). Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích những ghi chép có đƣợc trong thời gian trƣớc đó hay trong hiện tại từ những bản báo cáo hoạt động đầu tƣ, thống kê của cục thống kê...

Quan sát bằng con người: Theo cách này, tác giả đã sử dụng các giác

quan của mình để tiến hành quan sát các đối tƣợng nghiên cứu.

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Trên cơ sở các tài liệu đã đƣợc tổng hợp, vận dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê nhƣ số tƣơng đối, số tuyệt đối, lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn…phƣơng pháp dãy số theo thời gian và phƣơng pháp so sánh để phân tích tình hình quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ xây dựng KCHTGT qua các năm nhằm đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra.

Các phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu thống kê đƣợc thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu đƣợc tiến hành trên phần mềm Excel.

32

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)