Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác QLNN về hoạt động đầu tƣ xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại hà nội (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác QLNN về hoạt động đầu tƣ xây dựng

dựng KCHTGT tại Hà Nội

4.1.1. Dự báo nhu cầu về đầu tƣ xây dựng KCHTGT của Hà Nội giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2030 đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2030

Để phát triển KCHTGT Hà Nội theo xu hƣớng hiện đại trong thời gian tới, Hà Nội cần khối lƣợng vốn đầu tƣ rất lớn. Theo Quyết định 1259/QĐ

- TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tƣớng Chính phủ, nhu cầu vốn cho phát triển KCHTGTĐT Hà Nội trong giai đoạn 2015 - 2030 chiếm tỷ lệ lớn so với nguồn vốn đầu tƣ cho giao thông vận tải nói chung (55%). Xét về từng loại hình giao thông, cơ cấu vốn đầu tƣ giai đoạn 2015 - 2030 có những thay đổi. Vốn đầu tƣ cho đƣờng sắt đô thị trong cả hai giai đoạn luôn đƣợc ƣu tiên chiếm vị trí lớn nhất với 324.147 tỷ đồng (chiếm 65%). Với giai đoạn 2015 - 2020, nhu cầu vốn đầu tƣ cho đƣờng trục chính đô thị là 38.539 tỷ đồng (chiếm vị trí thứ 2). Điều này sẽ góp phần giải quyết tình trạng ách tắc giao thông đang rất cấp bách hiện nay. Giai đoạn 2020 - 2030, nhu cầu vốn đầu tƣ cho hệ thống đƣờng trên cao sẽ là 37.836 tỷ đồng nhằm phát triển KCHTGT Thành phố theo hƣớng hiện đại (xem bảng 4.1).

59

Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn 2015 - 2030

Đơn vị: Tỷ đồng TT Tên dự án 2015 - 2020 2020 - 2030 Tổng cộng 1 Đƣờng trục chính đô thị 38.539 8.175 46.714 2 Đƣờng trục đô thị 4.771 1.806 6.577 3 Đƣờng trên cao 2.460 37.836 40.296 4 Giao thông tĩnh 12.082 27.473 39.555 5 Các nút giao 19.940 21.810 41.750 6 Đƣờng sắt đô thị 170.735 153.412 324.147 Tổng cộng 248.527 250.512 499.039 Nguồn: [10] Nhu cầu vốn cũng thể hiện rõ hơn trong việc đầu tƣ các loại hình giao thông ở Hà Nội (bảng 4.2).

Bảng 4.2. Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội giai đoạn 2015 - 2030

Đơn vị: Tỷ đồng TT Loại đƣờng 2015 - 2020 2020 - 2030 Tổng cộng 1 Đƣờng bộ 249.509 192.662 442.171 2 Đƣờng sắt 240.115 193.465 433.580 3 Đƣờng thuỷ 3.300 5.150 8.450 4 Đƣờng hàng không 2.259 31.764 34.023 Tổng cộng 495.183 423.041 918.224 Nguồn: [10] Bảng 4.2 cho thấy nhu cầu vốn đầu tƣ cho giao thông Hà Nội giai đoạn 2015 - 2030 là rất lớn (918.224 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tƣ cho giao thông đƣờng bộ vẫn chiếm số lƣợng lớn nhất (442.171 tỷ đồng), sau đó là

60

đƣờng sắt (433.580 tỷ đồng). Sở dĩ nhu cầu vốn đầu tƣ cho 2 khoản mục này lớn là do chúng đƣợc tập trung đầu tƣ cho phát triển KCHTGT.

Với lƣợng vốn đầu tƣ phát triển KCHTGT cần thiết rất lớn nhƣ trên, NSNN không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu, nhà nƣớc phải đẩy mạnh các nguồn vốn doanh nghiệp tƣ nhân, nguồn vốn ODA.

Đây cũng là một thách thức lớn cho các cơ quan QLNN của Thành phố trong thời gian tới trong việc huy động vốn ngoài NSNN. Điều đó đòi hỏi Thành phố phải có các chính sách và biện pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các loại nguồn vốn nhằm đầu tƣ xây dựng KCHTGT Hà Nội theo đúng kế hoạch. Muốn vậy, yêu cầu hoàn thiện QLNN về vốn đầu tƣ xây dựng KCHTGT là yêu cầu cấp bách.

4.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động đầu tƣ xây dựng KCHTGT tại Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn 2030 xây dựng KCHTGT tại Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn 2030

Công tác quản lý đầu tƣ xây dựng KCHTGT trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn 2030 cần đƣợc hoàn thiện theo phƣơng hƣớng sau:

- Về kế hoạch quản lý, khai thác, huy động, phạm vi sử dụng vốn:

+ Vốn Trung ƣơng dùng chủ yếu để đầu tƣ các công trình KCHTGT do Trung ƣơng quản lý, các chƣơng trình mục tiêu và hỗ trợ một số công trình của địa phƣơng.

+ Ngân sách thành phố đƣợc đầu tƣ chủ yếu cho cải tạo các tuyến đƣờng nội đô, và hỗ trợ phát triển KCHTGT các xã, huyện ở xa trung tâm thành phố.

+ Các hình thức đầu tƣ nhƣ: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) ; xây dựng - chuyển giao (BT) ; đổi đất lấy công trình,… đƣợc áp dụng để xây dựng các tuyến đƣờng giao thông mới

+ Các công trình KCHTGT nên thực hiện theo phƣơng thức “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, nguồn vốn từ dân là chính, nhà nƣớc chỉ hỗ trợ.

- Phƣơng hƣớng thực hiện:

61

+ Quản lý đầu tƣ xây dựng KCHTGT phải phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc nói chung và Thủ đô nói riêng.

+ Quản lý đầu tƣ xây dựng KCHTGT phải căn cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong từng giai đoạn.

+ Quản lý đầu tƣ xây dựng KCHTGT phải gắn với cải cách hành chính của thành phố. Tất cả các dự án xây dựng KCHTGT của thành phố phải thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu và nên thực hiện hình thức đấu thầu công khai mở rộng. Đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ, công tác lập thiết kế kỹ thuật thi công - tổng dự toán, xác định tƣơng đối chính xác giá phát thầu để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu.

+ Quản lý đầu tƣ xây dựng KCHTGT phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Tăng cƣờng công tác giám định đầu tƣ, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm công trình xây dựng trên công trƣờng. Thực hiện công tác nghiệm thu theo đúng quy định hiện hành để nâng cao chất lƣợng công trình, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng,…

+ Tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công tác tuyển dụng cán bộ làm quản lý trong các dự án xây dựng KCHTGT trên các lĩnh vực: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tƣ cách đạo đức, kinh nghiệm quản lý, phong cách, lối sống, tác phong làm việc,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại hà nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)