HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng trong công việc của thực tập sinh tại Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trans (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

4.2. HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

4.2.1. Về vấn đề Đào tạo thăng tiến

Mức độ hài lòng về Đào tạo thăng tiến là 3.45, thấp hơn mức độ hài lòng chung (3.75) và cũng thấp nhất trong các biến độc lập. Trong đó, thành phần Pro2 “Được tạo điều kiện học tập, nâng cao kỹ năng” (giá trị 3.02) và thành phần Pro3 “Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình thực tập” (giá trị 3.24) được đánh giá thấp hơn giá trị trung bình của Đào tạo thăng tiến. Điều này cho thấy cảm nhận của thực tập sinh về vấn đề này chưa tốt.

55

Thực tế thì ở ITL, việc được học tập, nâng cao kỹ năng chỉ dừng lại ở nhân viên. Nhân viên ở công ty thường xuyên được đào tạo kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn hằng tháng hay hằng quý tùy thuộc vào nhu cầu từ công việc, từ các phòng ban khác nhau. Một số hoạt động đào tạo nổi bật như: “Làm việc chuyên nghiệp tại công sở”, “Teamwork”, “Manager-Who are you?”...Ngoài ra, công ty còn có một “Website đào tạo” chuyên cung cấp các khóa học trực tuyến cho nhân viên và có những bài kiểm tra định kỳ trong năm để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Có thể thấy rằng chính sách về đào tạo cho của công ty khá tốt nhưng bị giới hạn đối tượng. Điều này tạo ra một khoảng cách khá lớn giữa nhân viên và các bạn thực tập sinh.

Ngoài ra, vì số liệu được khảo sát những thực tập sinh từ tháng 03/2020, giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp, các doanh nghiệp nói chung và ITL Corp nói riêng cũng phần nào bị ảnh hưởng nên chắc hẳn các cơ hội nghề nghiệp cũng giảm đáng kể. Điều đó cũng là một trong những nguyên nhân có lẽ làm giảm cơ hội thăng tiến của thực tập sinh.

Giải pháp:

Theo kết quả nghiên cứu thì Đào tạo thăng tiến là yếu tố có tầm quan trọng tác động đến sự hài lòng của thực tập sinh đồng thời cũng là yếu tố được thực tập sinh đánh giá thấp nhất trong số các yếu tố tác động đến sự hài lòng. Mặc dù vai trò của thực tập sinh đóng góp khá ít cho doanh nghiệp nhưng việc thực tập sinh thay đổi liên tục cũng làm tốn thời gian và chi phí của doanh nghiệp đáng kể. Do đó, việc xem xét lại cho thực tập sinh tham gia vào các khóa đào tạo kỹ năng của doanh nghiệp khá cần thiết. Hoặc có thể xây dựng các buổi đào tạo về kỹ năng riêng cho thực tập sinh vì thực ra số lượng thực tập sinh tại công ty cũng khá đông. Điều này không những giúp thực tập sinh trau dồi kiến thức cho bản thân mà còn họ cảm nhận được sự hòa nhập với công ty, được xem như là thành viên của một tổ chức. Những điều đó sẽ giúp họ muốn cống hiến cho công ty nhiều hơn. Ngoài ra, khi một thực tập sinh được trau dồi đầy đủ các kỹ năng thì người hướng dẫn cũng có thể yên tâm giao việc cho thực tập sinh một số công việc nhất định, hay khi có một vị trí trống thích hợp thì cơ hội ở lại của thực tập sinh cũng cao hơn vì không ai muốn tuyển một người mới thay vì một bạn đã thành thạo và am hiểu nội quy, văn hóa của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu thực tập sinh không có cơ hội gắn bó với công ty thì hình ảnh công trong mắt họ vẫn là một môi trường chuyên nghiệp và đầy thú vị.

56

4.2.2. Về vấn đề Công việc:

Mức độ hài lòng về Công việc là 3.96, dù là cao hơn mức độ hài lòng chung nhưng so với biến Điều kiện làm việc thì vẫn thấp hơn. Trong đó, thành phần Work3 “Được phản hồi của cấp trên về kết quả công việc” (giá trị 3.84) và thành phần Pro3 “Khối lượng công việc hợp lý” (giá trị 3.92) được đánh giá thấp hơn giá trị trung bình của Công việc.

Là một tập đoàn với khá nhiều công ty con, khối lượng công việc lớn là một điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, vì sao thực tập sinh lại thấy điều này không hợp lý? Nhân viên làm việc khối lượng lớn sẽ tỷ lệ thuận với tiền lương thưởng. Còn thực tập sinh họ cảm thấy không hợp lý có thể do trợ cấp chưa thỏa đáng với họ. Theo quan điểm chủ quan của tác giả, nếu mức trợ cấp cao hơn thì ắt hẳn họ sẽ cảm thấy có động lực thực hiện công việc nhiều hơn. So với các công ty cùng tầm cỡ thì mức trợ cấp ở ITL có vẻ thấp hơn các doanh nghiệp khác. Mặt khác, có thể do bản thân thực tập sinh chưa biết chủ động sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên hợp lý dẫn đến công việc bị dồn dập. Bên cạnh đó, người hướng dẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến thực tập sinh và đa số chỉ với lý do là họ rất bận. Thực tập sinh chỉ được phản hồi công việc khi họ làm chưa đúng và cần được sửa chữa. Vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thực tập sinh đánh giá thấp về Công việc.

Giải pháp:

Về phía doanh nghiệp, công ty có thể điều chỉnh lại mức trợ cấp cho thực tập sinh hoặc thêm các khoản thưởng khi hoàn thành xuất sắc, vượt KPIs. Ngoài ra, người hướng dẫn nên phản hồi công việc đến thực tập sinh định kỳ (có thể hằng tuần hay hằng tháng) kể cả những việc thực tập sinh làm tốt và làm chưa tốt để các bạn biết bản thân mình cần hoàn thiện chỗ nào.

Về phía thực tập sinh, các bạn cũng nên sắp xếp công việc hợp lý để công việc không bị dồn dập. Bên cạnh đó, các bạn nên liệt kê các công việc mà mình thực hiện được và cùng với những lời phản hồi của người hướng dẫn để xem mình cần khắc phục điểm nào hay không. Đôi khi mình liệt kê ra các việc làm được sau một khoảng thời gian thì mình mới nhận ra bản thân mình cũng đã tiến bộ đáng kể trong suốt quãng thời gian qua.

57

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng trong công việc của thực tập sinh tại Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trans (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)