STT Mã Nội dung Tham Khảo Nội dung sau khi được điều chỉnh và bổ sung I Bản chất công việc
1 Work1 Công việc có nhiều thách thức, thú vị Trần Kim Dung (2005) Nguyễn Liên Sơn (2008) Nguyễn Thị Mai Trang (2013) 2 Work2 Công việc phù hợp
với năng lực, phù hợp với kỹ năng được đào tạo
3 Work3 Được phản hồi của cấp trên về kết quả công việc
4 Work4 Khối lượng công việc hợp lý
II Đào tạo phát triển
22 các kỹ năng thực hiện tốt công việc
Mai Trang (2013) 6 Pro2 Được tạo điều kiện
học tập, nâng cao kỹ năng
7 Pro3 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc
Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình thực tập
8 Pro4 Tích lũy được nhiều kinh
nghiệm thực tế
III Người hướng dẫn
9 Sup1 Quan tâm đến nhân viên Nguyễn Thị Mai Trang (2013) Nguyễn Liên Sơn (2008) Quan tâm đến thực tập sinh
10 Sup2 Hỗ trợ nhân viên khi cần thiết
Hỗ trợ thực tập sinh khi cần thiết
11 Sup3 Có tác phong lịch sự, hòa nhã
12 Sup4 Có năng lực điều hành công việc
13 Sup5 Ghi nhận sự đóng góp của nhân viên
Ghi nhận sự đóng góp của thực tập sinh
IV Phúc lợi
14 Ben1 Được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu
Nguyễn Thị Mai Trang (2013)
Được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu
15 Ben2 Được tham gia vào các
buổi tiệc, liên hoan của các thành viên trong phòng ban
23
16 Ben3 Mức trợ cấp phù hợp với
năng lực và sự đóng góp
V Điều kiện làm việc
17 Con1 Không gian sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh Trần Kim Dung (2005) Nguyễn Liên Sơn (2008) 18 Con2 Làm việc trong điều
kiện an toàn
19 Con3 Đầy đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc 20 Con4 Không thường xuyên
làm thêm giờ
VI Sự hài lòng của thực tập sinh
21 Jss1 Cảm thấy hài lòng với công việc của mình
Nguyễn Thị Mai Trang (2013) 22 Jss2 Muốn gắn bó lâu dài
với công ty
Muốn tiếp tục gia hạn thực tập tại công ty
23 Jss3 Giới thiệu cho mọi người đến làm việc tại công ty
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
2.4. CHỌN MẪU
2.4.1.Kích thước mẫu
Do thời gian có hạn nên tác giả sẽ chọn quy mô mẫu theo nguyên tắc tối thiểu đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng số lượng cỡ mẫu cần 4 hay 5 lần số lượng biến quan sát. Trong đề tài này có tổng cộng 23 biến quan sát, vì vậy tối thiểu cần thiết đối với nghiên cứu này là 23x5=115 biến. Do đó kích thước mẫu dự kiến của nghiên cứu này là 120 mẫu để có thể đảm bảo tối thiểu tính tin cậy của khảo sát.
24
2.4.2.Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này thu thập dữ liệu thông qua Internet bằng công cụ Google Biểu mẫu. Các câu hỏi trong nghiên cứu được chuyển đổi tương ứng thành những câu hỏi trong Google Biểu mẫu. Sau đó, bảng khảo sát sẽ được gửi đến các bạn thực tập sinh đã và đang thực tập tại ITL Corp qua mạng xã hội Zalo bằng việc liên lạc với các bạn dựa trên thông tin cá nhân từ phòng Nhân sự cung cấp. Quá trình thu thập số liệu kéo dài trong 4 ngày và sau đó tiến hành làm sạch số liệu và phân tích.
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.5.1.Thống kê mô tả mẫu 2.5.1.Thống kê mô tả mẫu
Các mẫu thu thập được từ bảng khảo sát sẽ tiến hành thống kê phân loại theo giới tính, trình độ học vấn và thời gian thực tập. Đồng thời, các giá trị như điểm trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn cũng được tính để có cái nhìn tổng quan hơn về mẫu.
2.5.2.Kiểm định thang đo
Để kiểm tra sự tin cậy của các biến nghiên cứu, phương pháp sử dụng phổ biến là Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-correlation). Tiêu chuẩn kiểm định là hệ số Cronbach’s Alpha tối thiểu 0.6 (Hair & ctg, 1998) và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu là 0.3 (Nunnally & Bernstein, 1994). Các biến quan sát không thỏa độ tin cậy sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo và không xuất hiện tại phần phân tích khám phá nhân tố EFA.
2.5.3.Phân tích khám phá nhân tố EFA
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 2009). Một số tiêu chuẩn áp dụng khi phân tích EFA như sau:
- Kiểm định sự phù hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống kê KMO. Garson (2002): “Trị số KMO lớn hơn 0.5 thì phân tích nhân
tố là thích hợp”.
- Số lượng nhân tố: được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue. “Theo tiêu
chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ loại khỏi mô hình nghiên cứu”. (Garson, 2002)
- Phương sai trích: Theo Hair & ctg (1998): “Tổng phương sai trích phải lớn
25
- Độ giá trị hội tụ: “Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số chuyển tải nhân tố
(factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố” (Gerbing &
Anderson, 1988)
- Độ giá trị phân biệt: “Để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ
số chuyển tải factor loading phải lớn hơn hoặc bằng 0.3” (Jabnoun, 2003)
- “Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components với phép xoay
Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008)
2.5.4.Đặt tên và điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Sau khi phân tích EFA, căn cứ dựa trên dữ liệu thực tế, các nhân tố sẽ được đặt lại tên cũng như điều chỉnh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
2.5.5.Phân tích hồi quy
2.5.5.1. Xây dựng phương trình hồi quy
Sau khi thang đo không phù hợp được loại khỏi mô hình, chúng ta sẽ tiếp tục chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp tổng bình phương bé nhất OLS. Sau khi hồi quy có được bảng kết quả, dựa vào các hệ số Beta trong bảng hình thành phương trình hồi quy.
2.5.5.2. Đánh giá các giả định hồi quy
- Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư: Đồ thị Histogram được sử dụng để xem xét giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư.
- Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Kiểm định Durbin Watson là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra sự tương quan cho chuỗi bậc nhất.
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Theo Hair & ctg (2006) để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến chúng ta sử dụng hệ số VIF (hệ số phóng đại phương sai). Nếu VIF nhỏ hơn 2 thì chắc chắn mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF lớn hơn 2 thì hiện tượng đa cộng tuyến đang tồn tại trong mô hình.
2.5.6.Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Ở phần này, ta sẽ sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig) với độ tin cậy là 95%, sau đó so sánh giá trị p-value với giá trị 0.05 để có thể rút ra kết luận và bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết nghiên cứu.
26
2.5.7.Kiểm định mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học
Sử dụng kiểm định Independent Sample T-test trong trường hợp biến định tính có 2 giá trị và kiểm định One-Way Anova đối với 3 nhóm trở lên. Kiểm định này cho biết giá trị trung bình giữa các nhóm để so sánh và phỏng đoán mức độ phù hợp giữa các yếu tố nhân khẩu học và biến phụ thuộc.
27
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU
Với dự kiến là 120 mẫu nên bảng khảo sát được gửi đến các bạn đã và đang thực tập tại công ty cho đến khi đạt được mẫu như yêu cầu. Cơ cấu phân loại mẫu theo các tiêu chí sau:
3.1.1.Cơ cấu theo giới tính
Trong 120 phiếu trả lời có 26 phiếu là nam chiếm 22.5%, 94 phiếu trả lời là nữ chiếm 77.5% (hình 3.1). Con số trên có thể thấy một sự chênh lệch khá lớn giữa thực tập sinh nam và nữ trong công ty.
Hình 3.1 Cơ cấu theo giới tính
28
3.1.2.Cơ cấu theo trình độ học vấn
Kết quả khảo sát cho thấy đa phần các bạn thực tập sinh đều là sinh viên các trường đại học chiếm 82,5% (99 bạn) và 17.5% các bạn theo học các trường cao đẳng chiếm 17.5% (21 bạn), không có bạn nào học trung cấp nên không thể hiện trong sơ đồ. Điều này cho thấy nhìn chung chất lượng thực tập sinh tại công ty có thể đánh giá khá ổn.
Hình 3.2 Cơ cấu theo trình độ học vấn
(Nguồn: SPSS)
3.1.3.Cơ cấu theo thời gian thực tập
Theo hình 3.3 có thể thấy rằng hầu hết khoảng 81.6% các bạn thực tập sinh thực tập ở công ty trong khoảng thời gian 3 tháng (98 bạn) và có 22 bạn thực tập trong thời gian từ 3 đến 6 tháng (chiếm 18.4%), cũng không có bạn nào thực tập trên 6 tháng. Nhìn chung, thực tập sinh ở ITL có thời gian gắn bó với doanh nghiệp không quá lâu.
29
Hình 3.3 Cơ cấu theo thời gian thực tập
(Nguồn: SPSS)
3.2. KẾT QUẢ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả trả lời các câu hỏi điều tra (Descriptive Statistics)
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation Work1 120 2.00 5.00 3.7250 0.68553 Work2 120 2.00 5.00 3.9167 0.80527 Work3 120 2.00 5.00 3.8417 0.71002 Work4 120 2.00 5.00 3.9167 0.78412 Pro1 120 2.00 5.00 3.9083 0.67358 Pro2 120 2.00 5.00 3.0167 0.76678
30 Pro3 120 2.00 5.00 3.2417 0.89814 Pro4 120 2.00 5.00 3.8083 0.74806 Sup1 120 3.00 5.00 4.2583 0.66731 Sup2 120 2.00 5.00 4.2833 0.70034 Sup3 120 2.00 5.00 4.2583 0.67979 Sup4 120 3.00 5.00 4.3167 0.63489 Sup5 120 3.00 5.00 4.1667 0.65251 Ben1 120 2.00 5.00 3.9417 0.90094 Ben2 120 2.00 5.00 3.7167 0.72394 Ben3 120 2.00 5.00 3.4000 0.80335 Con1 120 3.00 5.00 4.5167 0.63489 Con2 120 3.00 5.00 4.5083 0.62168 Con3 120 3.00 5.00 4.3833 0.67592 Con4 120 2.00 5.00 4.3750 0.76765 Jss1 120 3.00 5.00 3.9833 0.63489 Jss2 120 2.00 5.00 3.4000 0.79282 Jss3 120 2.00 5.00 3.8583 0.75921 Valid N (listwise) 120 (Nguồn: SPSS)
Kết quả trả lời cho thấy mức đánh giá thấp nhất là 2 và 3, cao nhất là mức 5, giá trị trung bình hầu hết đều lớn hơn 3, độ lệch chuẩn khá nhỏ (đều bé hơn 1). Như vậy, bước đầu có thể thấy mức độ hài lòng của thực tập sinh tại công ty tương đối tốt.
31
3.3. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO.
3.3.1.Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố đánh giá sự hài lòng trong công việc hài lòng trong công việc
Bảng 3.2 Cronbach’s Alpha của thang đo “bản chất công việc”
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Work1 11.6750 3.011 0.419 0.620 Work2 11.4833 2.588 0.479 0.579 Work3 11.5583 2.921 0.434 0.610 Work4 11.4833 2.672 0.464 0.589 Cronbach's Alpha = 0.667 (Nguồn: SPSS)
Bảng 3.3 Cronbach’s Alpha của thang đo “cơ hội đào tạo thăng tiến”
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Pro1 10.0667 3.827 0.438 0.734 Pro2 10.9583 3.351 0.533 0.685 Pro3 10.7333 2.735 0.638 0.622 Pro4 10.1667 3.367 0.550 0.677 Cronbach's Alpha = 0.743 (Nguồn: SPSS)
32
Bảng 3.4 Cronbach’s Alpha của thang đo “người hướng dẫn”
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Sup1 17.0250 4.277 0.598 0.778 Sup2 17.0000 4.269 0.558 0.791 Sup3 17.0250 4.243 0.595 0.779 Sup4 16.9667 4.335 0.618 0.772 Sup5 17.1167 4.222 0.644 0.765 Cronbach's Alpha = 0.813 (Nguồn: SPSS)
Bảng 3.5 Cronbach’s Alpha của thang đo “điều kiện làm việc”
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Con1 13.2667 2.668 0.603 0.694 Con2 13.2750 2.823 0.533 0.730 Con3 13.4000 2.511 0.632 0.676 Con4 13.4083 2.479 0.519 0.746 Cronbach's Alpha = 0.767 (Nguồn: SPSS)
Các thang đo “bản chất công việc”, “cơ hội đào tạo thăng tiến”, “người hướng dẫn”, “điều kiện làm việc” có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố.
33
Riêng thang đo “phúc lợi” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.541 bé hơn 0.6 (bảng 3.6) nên ta loại biến quan sát Ben1 ra khỏi mô hình và kiểm định lại thang đo.