Component 1 Jss3 0.889 Jss1 0.870 Jss2 0.853 (Nguồn: SPSS)
3.5. ĐẶT TÊN VÀ ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH
Kết quả EFA các biến độc lập sau 3 lần xoay nhân tố và loại biến cho thấy hầu hết các biến độc lập là các thang đo đơn hướng. Xét về mặt ý nghĩa của 4 nhân tố sau khi thực hiện khám phá nhân tố, ta sẽ đặt tên cho 4 nhân tố như sau:
Nhân tố thứ nhất bao gồm:
− Pro3: Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc. − Pro2: Được tạo điều kiện học tập, nâng cao kỹ năng. − Pro4: Tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. − Work1: Công việc có nhiều thách thức, thú vị.
39
Ta đặt tên cho nhân tố này ĐÀO TẠO THĂNG TIẾN
Nhân tố thứ hai bao gồm:
− Work3: Được phản hồi của cấp trên về kết quả công việc. − Pro1: Được đào tạo đầy đủ các kỹ năng thực hiện tốt công việc. − Work4: Khối lượng công việc hợp lý.
− Sup5: Ghi nhận sự đóng góp của thực tập sinh. Ta đặt tên cho nhân tố này là CÔNG VIỆC
Nhân tố thứ ba bao gồm:
− Con1: Không gian sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. − Con3: Đầy đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc. − Con2: Làm việc trong điều kiện an toàn. − Con4: Không thường xuyên làm thêm giờ.
Ta đặt tên cho nhân tố này là ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC. Nhân tố thứ tư bao gồm:
− Sup4: Có năng lực điều hành công việc. − Sup2: Hỗ trợ thực tập sinh khi cần thiết.
Ta đặt tên cho nhân tố này là NGƯỜI HƯỚNG DẪN. Mô hình được hiệu chỉnh như sau:
40
Các giả thuyết nghiên cứu mới của mô hình như sau:
- H1: Đào tạo thăng tiến tác động tích cực đến sự hài lòng của thực tập sinh tại ITL.
- H2: Công việc tác động tích cực đến sự hài lòng của thực tập sinh tại ITL.
- H3: Điều kiện làm việc tác động tích cực đến sự hài lòng của thực tập sinh tại ITL.
- H4: Người hướng dẫn tác động tích cực đến sự hài lòng của thực tập sinh tại ITL.
3.6. PHÂN TÍCH HỒI QUY
3.6.1.Xem xét sự tương quan giữa các khái niệm
Để xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu với nhau trước khi phân tích hồi quy, ta xem xét sự tương quan giữa các khái niệm bằng hệ số tương quan Pearson, kết quả thu được như sau: