4.2.1. Về vấn đề Đào tạo thăng tiến
Mức độ hài lòng về Đào tạo thăng tiến là 3.45, thấp hơn mức độ hài lòng chung (3.75) và cũng thấp nhất trong các biến độc lập. Trong đó, thành phần Pro2 “Được tạo điều kiện học tập, nâng cao kỹ năng” (giá trị 3.02) và thành phần Pro3 “Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình thực tập” (giá trị 3.24) được đánh giá thấp hơn giá trị trung bình của Đào tạo thăng tiến. Điều này cho thấy cảm nhận của thực tập sinh về vấn đề này chưa tốt.
55
Thực tế thì ở ITL, việc được học tập, nâng cao kỹ năng chỉ dừng lại ở nhân viên. Nhân viên ở công ty thường xuyên được đào tạo kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn hằng tháng hay hằng quý tùy thuộc vào nhu cầu từ công việc, từ các phòng ban khác nhau. Một số hoạt động đào tạo nổi bật như: “Làm việc chuyên nghiệp tại công sở”, “Teamwork”, “Manager-Who are you?”...Ngoài ra, công ty còn có một “Website đào tạo” chuyên cung cấp các khóa học trực tuyến cho nhân viên và có những bài kiểm tra định kỳ trong năm để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Có thể thấy rằng chính sách về đào tạo cho của công ty khá tốt nhưng bị giới hạn đối tượng. Điều này tạo ra một khoảng cách khá lớn giữa nhân viên và các bạn thực tập sinh.
Ngoài ra, vì số liệu được khảo sát những thực tập sinh từ tháng 03/2020, giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp, các doanh nghiệp nói chung và ITL Corp nói riêng cũng phần nào bị ảnh hưởng nên chắc hẳn các cơ hội nghề nghiệp cũng giảm đáng kể. Điều đó cũng là một trong những nguyên nhân có lẽ làm giảm cơ hội thăng tiến của thực tập sinh.
Giải pháp:
Theo kết quả nghiên cứu thì Đào tạo thăng tiến là yếu tố có tầm quan trọng tác động đến sự hài lòng của thực tập sinh đồng thời cũng là yếu tố được thực tập sinh đánh giá thấp nhất trong số các yếu tố tác động đến sự hài lòng. Mặc dù vai trò của thực tập sinh đóng góp khá ít cho doanh nghiệp nhưng việc thực tập sinh thay đổi liên tục cũng làm tốn thời gian và chi phí của doanh nghiệp đáng kể. Do đó, việc xem xét lại cho thực tập sinh tham gia vào các khóa đào tạo kỹ năng của doanh nghiệp khá cần thiết. Hoặc có thể xây dựng các buổi đào tạo về kỹ năng riêng cho thực tập sinh vì thực ra số lượng thực tập sinh tại công ty cũng khá đông. Điều này không những giúp thực tập sinh trau dồi kiến thức cho bản thân mà còn họ cảm nhận được sự hòa nhập với công ty, được xem như là thành viên của một tổ chức. Những điều đó sẽ giúp họ muốn cống hiến cho công ty nhiều hơn. Ngoài ra, khi một thực tập sinh được trau dồi đầy đủ các kỹ năng thì người hướng dẫn cũng có thể yên tâm giao việc cho thực tập sinh một số công việc nhất định, hay khi có một vị trí trống thích hợp thì cơ hội ở lại của thực tập sinh cũng cao hơn vì không ai muốn tuyển một người mới thay vì một bạn đã thành thạo và am hiểu nội quy, văn hóa của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu thực tập sinh không có cơ hội gắn bó với công ty thì hình ảnh công trong mắt họ vẫn là một môi trường chuyên nghiệp và đầy thú vị.
56
4.2.2. Về vấn đề Công việc:
Mức độ hài lòng về Công việc là 3.96, dù là cao hơn mức độ hài lòng chung nhưng so với biến Điều kiện làm việc thì vẫn thấp hơn. Trong đó, thành phần Work3 “Được phản hồi của cấp trên về kết quả công việc” (giá trị 3.84) và thành phần Pro3 “Khối lượng công việc hợp lý” (giá trị 3.92) được đánh giá thấp hơn giá trị trung bình của Công việc.
Là một tập đoàn với khá nhiều công ty con, khối lượng công việc lớn là một điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, vì sao thực tập sinh lại thấy điều này không hợp lý? Nhân viên làm việc khối lượng lớn sẽ tỷ lệ thuận với tiền lương thưởng. Còn thực tập sinh họ cảm thấy không hợp lý có thể do trợ cấp chưa thỏa đáng với họ. Theo quan điểm chủ quan của tác giả, nếu mức trợ cấp cao hơn thì ắt hẳn họ sẽ cảm thấy có động lực thực hiện công việc nhiều hơn. So với các công ty cùng tầm cỡ thì mức trợ cấp ở ITL có vẻ thấp hơn các doanh nghiệp khác. Mặt khác, có thể do bản thân thực tập sinh chưa biết chủ động sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên hợp lý dẫn đến công việc bị dồn dập. Bên cạnh đó, người hướng dẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến thực tập sinh và đa số chỉ với lý do là họ rất bận. Thực tập sinh chỉ được phản hồi công việc khi họ làm chưa đúng và cần được sửa chữa. Vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thực tập sinh đánh giá thấp về Công việc.
Giải pháp:
Về phía doanh nghiệp, công ty có thể điều chỉnh lại mức trợ cấp cho thực tập sinh hoặc thêm các khoản thưởng khi hoàn thành xuất sắc, vượt KPIs. Ngoài ra, người hướng dẫn nên phản hồi công việc đến thực tập sinh định kỳ (có thể hằng tuần hay hằng tháng) kể cả những việc thực tập sinh làm tốt và làm chưa tốt để các bạn biết bản thân mình cần hoàn thiện chỗ nào.
Về phía thực tập sinh, các bạn cũng nên sắp xếp công việc hợp lý để công việc không bị dồn dập. Bên cạnh đó, các bạn nên liệt kê các công việc mà mình thực hiện được và cùng với những lời phản hồi của người hướng dẫn để xem mình cần khắc phục điểm nào hay không. Đôi khi mình liệt kê ra các việc làm được sau một khoảng thời gian thì mình mới nhận ra bản thân mình cũng đã tiến bộ đáng kể trong suốt quãng thời gian qua.
57
4.3.HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như:
Thứ nhất, mẫu nghiên cứu là thực tập sinh đã và đang thực tập tại ITL Corp từ tháng 3/2020 đến nay, giai đoạn này thì dịch bệnh Covid 19 vẫn đang xảy ra nên chính sách công ty cũng có nhiều thay đổi nên ít nhiều ảnh hướng đến sự hài lòng của thực tập sinh. Vì thế, cần nghiên cứu thêm ở những khoảng thời gian khác nữa để thấy được sự hài lòng công việc của thực tập sinh một cách chính xác hơn.
Thứ hai, ITL Corp có nhiều chi nhánh khác nhau từ Bắc xuống Nam, đôi khi ở những nơi làm việc khác nhau với điều kiện làm việc khác nhau, thực tập sinh cũng cảm thấy mức độ hài lòng khác nhau. Vì thế, nghiên cứu cần tiến hành thu thập và phân tích thêm về sự hài lòng trong công việc của thực tập sinh ở những chi nhánh làm việc khác nhau.
58
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Cao Anh (2011). Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh
tế TP HCM.
2. Trần Kim Dung. (2005). Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ số 8, 1-9
3. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2014). Giáo trình Quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Nguyễn Trọng Hiếu (2012). Nghiên cứu sự hài lòng công việc của người lao động tại công ty xi măng Trung Hải – Hải Dương. Luận văn thạc sĩ Quản trị
kinh doanh. Shute University (Taiwan).
5. Tạ Thị Huyền (2018). Thái độ với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh
viên trường Cao Đẳng Công nghiệp Bắc Ninh. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.
Học Viện Khoa Học Xã Hội.
6. Nguyễn Hữu Lam. (1996). Hành vi tổ chức. TP HCM: Nhà xuất bản giáo dục. 7. Nguyễn Liên Sơn (2008). Đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao
động tại Công ty cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An. Luận văn Thạc sĩ. Đại
học Kinh tế TP HCM.
8. Nguyễn Thị Mai Trang (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của người lao động tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Thủy sản miền Trung.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng.
9. Quỳnh Uyên. (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
đối với nhân viên văn phòng tại Công ty phần mềm FPT Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.
10. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS-2 tập. TP HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.
11. Nguyễn Như Ý (1999). Đại từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
Tiếng Anh:
1. Barzoki, A.S., Attafar, A.,& Jannati, A.R. (2012),’An analysis of Factors Affecting the Employees Motivation based on Herzberg’s Hygiene Factors Theory’, Australian Journal of Basic and Applied Sciences.
2. Borzaga, C. & Tortilla, E (2006). ‘Worker Motivations, job satisfaction, and loyalty in public and nonprofit social services’, Nonprofit and Voluntary Sector
59
4. Garson. (2002). Guide to Writing Empirical Papers, Theses and Dissertations.
New York: Marcel Dekker.
5. Gerbing & Anderson. (1988). An Updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and Its Assessment. Journal of Marketing Research, 25(2), 186-192.
6. Hair & ctg. (1998). Multivariate Data Analysis (5th Edition). Upper Saddle
River, NJ: Prentice Hall.
7. Herzberg, Frederick (1959). The Motivation to Work. New York: Harvard
Business Review Classics.
8. James Wilfrid Vander Zanden, 2003. Human Development. New York:
McGraw-Hill.
9. Kovach. (1995). Employee motivation: addressing a crucial factor in your organization’s performance. Employment Relations Today 22, 93-107.
10. Maslow, A.H (1943). ‘A theory of human motivation’. Psychological Review,
50, 370 - 396.
11. Nunally & Bernstein. (1994). Psychometric Theory (3th Edition). New York:
Mc Graw - Hill.
12. Smith, Kendall and Hulin (1969). The Measurement of satisfaction in Work and
Retirement. Chicago: Rand McNally.
13. Smith et al (1983). ‘Organizational citizenship Behavior: Its nature and antecedent’, Journal of Applied Psychology, 68, 653 - 663.
14. Spector. (1997). Job satisfaction: Application, Assessment, Causes and Consequences. California: Thousand Oaks.
15. Vroom V H (1964). Work and motivation. New York: Wiley.
16. Weiss et al (1967). Manual for Minnesota Questionnaire, The University of
60
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA THỰC TẬP SINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN
CHUYỂN INDO TRANS
Chào các bạn/anh/chị!
Mình là Thanh Nhàn, thực tập ở team C&B của phòng Nhân sự. Mình vừa kết thúc kì thực tập 3 tháng tại ITL vào cuối tháng 8 và bây giờ mình đang trong thời gian thực hiện báo cáo khóa luận tốt nghiệp. Hy vọng các bạn có thể dành ít phút giúp mình làm khảo sát để mình có thể hoàn thành bài luận tốt nghiệp đúng hạn với nhé! Thật sự cảm ơn các bạn rất nhiều! 1/ Bạn là: ▪ Nam ▪ Nữ 2/ Bạn đã/đang học ở trường: ▪ Đại học ▪ Cao đẳng ▪ Trung cấp
3/Thời gian bạn thực tập ở ITL là: ▪ <=3 tháng
▪ 3 – 6 tháng ▪ > 6 tháng
Mỗi thang đo dưới đây được đánh giá theo thứ tự từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ từ "rất không hài lòng" đến "rất hài lòng".
1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Bình thường 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng 1 2 3 4 5 BẢN CHẤT CÔNG VIỆC
1 Bạn thấy công việc có nhiều thách thức, thú vị
2 Bạn thấy công việc phù hợp với năng lực, phù hợp với kỹ năng được đào tạo
3 Bạn được phản hồi của cấp trên về kết quả công việc 4 Bạn thấy khối lượng công việc được giao hợp lý
61
1 Bạn được đào tạo đầy đủ các kỹ năng khi thực hiện tốt công việc
2 Bạn được tham gia vào các khóa đào tạo của doanh nghiệp
3 Bạn thấy có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình thực tập (Ví dụ: trở thành cộng tác viên sau kỳ thực tập)
4 Bạn thấy mình tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
1 Các anh/chị hướng dẫn quan tâm đến bạn 2 Các anh/chị hướng dẫn hỗ trợ bạn khi cần thiết
3 Các anh/chị hướng dẫn là người có tác phong lịch sự, hòa nhã
4 Các anh/chị hướng dẫn là người có năng lực điều hành công việc
5 Các anh/chị hướng dẫn ghi nhận sự đóng góp của bạn
PHÚC LỢI
1 Bạn được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu
2 Bạn được tham gia vào các buổi tiệc, liên hoan cùng các anh chị trong phòng
3 Bạn thấy mức trợ cấp phù hợp với năng lực và sự đóng góp của bạn
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
1 Không gian làm việc của bạn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh 2 Bạn được làm việc trong điều kiện an toàn
3 Bạn được trang bị đầy đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc 4 Bạn không phải thường xuyên làm thêm giờ
HÀI LÒNG CHUNG
1 Bạn cảm thấy hài lòng với công việc của mình 2 Bạn muốn tiếp tục gia hạn thực tập tại công ty
3 Bạn sẽ giới thiệu cho mọi người đến làm việc tại công ty
62