Quan điểm và định hướng tiếp tục tăng cường thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 119)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm và định hướng tiếp tục tăng cường thu hút vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Sông Công

4.1.1. Quan điểm

Trên cơ sở quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thu hút FDI, Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên đã đề ra chủ trương về mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư. Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện chủ trương đã nêu trên, thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, Thái Nguyên cần thống nhất và quán triệt một số quan điểm chung sau đây:

Thứ nhất, thu hút và sử dụng vốn FDI như một nguồn ngoại lực nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai, gắn chặt việc thu hút và sử dụng hiệu quả FDI với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, phải đặt nhiệm vụ thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một bộ phận khăng khít của chính sách phát triển kinh tế đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, vốn FDI đóng vai trò vừa là động lực, vừa là nguồn lực quan trọng thúc đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH.

Thứ tư, đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả trong phân bổ, sử dụng một cách toàn diện và hợp lý để phát huy cao nhất vai trò, tác dụng của FDI đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế địa phương và khu vực.

Thứ năm, FDI phải góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Từ những quan điểm cơ bản trên đây, để thu hút có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI trong thời gian tới, Thái Nguyên nói chung và Thành phố Sông Công cần tập trung theo những phương hướng chủ yếu sau:

- Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút và sử dụng FDI vào tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, không thuộc diện hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh; đặc biệt tập trung vận động, thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, hướng về xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và thành phố.

- Tiếp tục khuyến khích FDI vào các KCN tập trung, khu du lịch mà thành phố chưa có điều kiện khai thác; tạo bước đột phá trong thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp, dịch vụ thương mại và các dịch vụ mang tính hỗ trợ phục vụ cho nhà đầu tư nước ngoài như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Vừa tăng cường thu hút các dự án FDI mới, vừa vận động các doanh nghiệp đã đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô, tăng thêm vốn đầu tư, phấn đấu lấp đầy tất cả diện tích các KCN của tỉnh và thành phố.

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào thành phố, nhất là các nhà đầu tư, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm năng lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, EU, Mỹ; mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động tiếp cận các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn trong khu vực Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư.

- Đa dạng hóa các hình thức FDI, mở rộng hình thức công ty cổ phần, công ty quản lý vốn, nhất là các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT trong đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng.

4.1.2. Định hướng

4.1.2.1. Về ngành trọng điểm

Để góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, định hướng thu hút vốn FDI thời gian tới của tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sông Công về ngành trọng điểm sẽ là:

- Về công nghiệp: định hướng chung trong hoạt động thu hút FDI vào ngành công nghiệp là phải có tính chọn lọc thật kỹ, theo đó cần tập trung vào các dự án có ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; coi trọng thu hút các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Các dự án đặc biệt ưu tiên kêu gọi FDI vào lĩnh vực công nghiệp là công nghệ thông tin, điện tử.

- Về dịch vụ: Cần ưu tiên kêu gọi, thu hút các dự án FDI để phát triển các dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, chuyển giao công nghệ. Xây dựng lĩnh vực các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ.

4.1.2.2. Về nguồn vốn và nước đầu tư

Chủ yếu là các quốc gia trong khu vực Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, mở rộng thêm với Mỹ, Nhật bản và các nước Asean

Định hướng trong năm 2016 và giai đoạn tiếp theo nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Sông Công sẽ tăng khoảng 20%/năm

Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á gồm; Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ là những nhà đầu tư được ưu tiên trong thu hút FDI vào Thái Nguyên cũng như Sông Công trong thời gian tới. Ngoài ra, các nước thuộc khối ASEAN, EU cũng sẽ được chú trọng.

- Hàn Quốc: Đối với Hàn Quốc, từ lâu đã được Nhà nước ta khẳng định là một đối tác tin cậy và ổn định. Hàn Quốc hiện nay là nhà Đầu tư nước ngoài

lớn nhất vào Thái Nguyên cũng như Sông Công đặc biệt là dự án đầu tư của công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam Thái Nguyên nó đã giúp thay đổi rất nhiều bộ mặt thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh, đưa tỉnh Thái Nguyên thành lá cờ đầu trong cả nước về việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết động lực lớn nhất thu hút họ đến Thái Nguyên chính là tiềm năng nhân lực và những nỗ lực, sự nhiệt tình của Tỉnh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, vốn FDI của Hàn Quốc vào Thái Nguyên vẫn ngày càng gia tăng. Trong điều kiện Thái Nguyên và Sông Công còn đang là địa phương cần vốn FDI, thì thu hút đầu tư từ Hàn Quốc trở nên đặc biệt quan trọng, giúp thành phố nhanh chóng tiếp thu khoa học công nghệ mới, thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn.

- Nhật Bản: Từ năm 2012 đến nay, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã bắt đầu chú ý đến Thái Nguyên. Cũng như các nước trong vùng Đông Bắc Á, nhờ có những điểm tương đồng về phong tục, tập quán, truyền thống, văn hoá, xã hội, bên cạnh đó là sự thuận lợi về giao thông; quan hệ đối ngoại, thương mại và hợp tác đầu tư giữa 2 nước ngày càng phát triển, nên Nhật Bản cũng sẽ là nước được Thái Nguyên và Sông Công coi là chủ đầu tư chiến lược trong thu hút vốn FDI thời gian tới.

- Hoa Kỳ: Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và triển khai cam kết đầu tư trong Hiệp định này cộng với việc Hoa Kỳ đã phê chuẩn quy chế PNTR cho Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ gia tăng đầu tư vào Việt Nam, trong đó có Thái Nguyên và Sông Công. Với tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật và nguồn lực quản lý, có thể thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Hiện nay, Hoa Kỳ đang chú trọng phát triển và đầu tư vào các ngành khoa học kỹ thuật cao (hi-tech), sản xuất vật liệu cao cấp, vật liệu mới, năng lượng, viễn thông, hàng không, sản xuất ô tô, dịch vụ khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ, ngân hàng, bảo hiểm và đang thực hiện việc di chuyển các lĩnh vực công nghiệp có trình độ công nghệ thấp ra nước ngoài. Hướng thu hút các dự án FDI từ Hoa Kỳ cần tính đến các xu thế đó.

- Khối ASEAN: Đầu tư của các nước trong khối ASEAN ở Thái Nguyên và Sông Công trong những năm qua còn ít. Tuy nhiên, ở phạm vi cả nước, đến nay Singapore đứng thứ 3/101 nước có đầu tư vào Việt Nam và đứng đầu trong khu vực ASEAN. Singapore được biết đến như là trung tâm tài chính và thu hút được nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, đã có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Những lĩnh vực mà Thái Nguyên và Sông Công ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư cũng đều là những ngành mà Singapore có thế mạnh như công nghiệp điện tử, tin học, công nghệ thông tin; dịch vụ khách sạn, bất động sản,… Vì vậy, Singapore vừa là nước đầu tư có tiềm năng cả về vốn và công nghệ, vừa là cầu nối quan trọng kết nối Thái Nguyên và Sông Công với các nhà đầu tư nước ngoài của các nước khác và các tập đoàn xuyên quốc gia.

- Khu vực EU: Mặc dù trong nhiều năm qua, các nước thuộc EU hầu như chưa quan tâm đầu tư vào Thái Nguyên và Sông Công. Tuy nhiên, trong tương lai, đây là đối tác tiềm năng vì các nhà đầu tư đến từ EU có tiềm lực tài chính hung mạnh, công nghệ nguồn để thực hiện các dự án công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học. Trong các nước EU, Đức là nước có tiềm năng đầu tư mạnh nhất đối với Thái Nguyên và Sông Công. Cần tập trung kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực viễn thông, khí công nghiệp từ các nhà đầu tư Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)