5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Tại Singapore
Mặc dù khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008, nhưng nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng lên (từ 24.006,1 triệu USD năm 2009 lên 63.997,2 triệu USD năm 2011). Mặc dù, năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sụt giảm so với năm 2011, song con số 56.700 triệu USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN. Điều gì đã giúp Singapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư, kinh doanh thu lợi nhuận? Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau:
Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất
khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…
Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.
Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định, không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore.
Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước trả lương rất cao cho viên chức. Hàng tháng họ phải trích lại một phần lương coi như là một khoản tiền tiết kiệm khi về hưu, nếu trong quá trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức. Họ không những mất số tiền do mình tích cóp nhiều năm, mà có thể phải chịu hình phạt tù. Nhiều người gọi đây là quỹ dưỡng liêm cho quan chức.
Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư. Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc biệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore.
1.2.1.2. Tại Thái Lan
Thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế. Mặc dù dòng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Hơn thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu á. Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia này. Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan. Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Thái Lan.
Gần đây, trong chiến lược mới được Thái Lan thông qua đầu tháng 9/2014, để thu hút thêm vốn FDI, Thái Lan sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, sản xuất nhựa, giấy, dịch vụ và cơ sở hạ tầng…
Chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài: Thái Lan có cơ quan chuyên trách về ưu đãi đầu tư là ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI), cơ quan này chuyên
xem xét ưu đãi cho từng dự án và phân loại dự án đầu tư theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nước, chứ không phải chỉ một vùng miền nào đó.
Ưu đãi đầu tư của Thái Lan cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các khuyến khích bằng thuế và các khuyến khích không bằng thuế như sau:
Các khuyến khích bằng thuế, bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.
Các khuyến khích không bằng thuế, bao gồm: cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào Thái Lan những lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ.
Về địa bàn ưu đãi đầu tư (dựa trên chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người), Thái Lan chia thành 03 vùng để áp dụng chính sách ưu đãi khác nhau. Đồng thời, ưu đãi đầu tư trong KCN và ngoài KCN cũng có sự phân biệt, cụ thể là:
Thuế nhập khẩu Bên ngoài KCN Bên trong KCN
Vùng 1 Giảm 50% Giảm 50%
Vùng 2 Giảm 50% Miễn thuế nhập khẩu
Vùng 3 Miễn thuế nhập khẩu Miễn thuế nhập khẩu
Thuế thu nhập
doanh nghiệp Bên ngoài KCN Bên trong KCN
Vùng 1 Không được ưu đãi Miễn thuế 03 năm Vùng 2 Miễn thuế 03 năm Miễn thuế 07 năm Vùng 3 Miễn thuế 08 năm Miễn thuế 08 năm
Hiện nay, thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan là 20%. Về loại hình doanh nghiệp: có 3 loại hình doanh nghiệp được áp dụng đối với đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp tư nhân đơn nhất, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) tư nhân. Hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngoài là công ty TNHH tư nhân.
Về thủ tục đầu tư, theo BOI có khoảng trên 20 cơ quan của Chính phủ Thái Lan tham gia vào quy trình thẩm định, thành lập doanh nghiệp để thực hiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan. Quá trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Lan trải qua 2 bước: đăng ký Giấy phép kinh doanh nước ngoài và đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
Về cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ”, trước đây, BOI được giao làm đầu mối thực hiện để hỗ trợ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, BOI chỉ đóng vai trò là đầu mối cung cấp các thông tin liên quan và chỉ cấp Giấy chứng nhận ưu đãi cho nhà đầu tư. Việc xin cấp các loại giấy phép khác do nhà đầu tư tự thực hiện tại các Bộ chuyên ngành. Cụ thể là: Bộ Thương mại cấp Giấy đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp; Bộ Công nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh.
1.2.1.3. Tại Thâm Quyến - Trung Quốc
Chính sách và biện pháp mà thành phố Thâm Quyến đã sử dụng để tận dụng mặt tích cực và hạn chế tiêu cực của FDI trong phát triển đô thị Thời kỳ đầu, Thâm Quyến tập trung lớn cho sản xuất, nên thu hút số lượng lớn lao động cơ bản vào sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố sớm phát hiện cách phát triển như vậy không bền vững, nên chuyển sang phát triển theo hướng công nghệ cao. Để phát triển ngành công nghệ cao, Thâm Quyến tập trung vào thu hút FDI, vào nghiên cứu triển khai và thu hút nhân tài. Có rất nhiều chính sách thu hút nhân tài đã được áp dụng tại đây và đã thu hút rất nhiều nhân tài lĩnh vực công nghệ cao. Việc nhập hộ khẩu đối với đối tượng này tương đối dễ dàng. Ngoài ra, thành phố còn tạo điều kiện cho vợ/ chồng
các đối tượng này nhập tịch, tìm việc làm cũng được thành phố hỗ trợ tối đa. Các trường đại học của Thâm Quyến đối với học vị tiến sĩ được hỗ trợ 100.000 nhân dân tệ làm công tác nghiên cứu. Học vị càng cao thì chính sách đãi ngộ càng lớn. Những người có học vị tiến sĩ trở lên có nhu cầu sinh sống ở thành phố sẽ được tạo điều kiện nhập hộ khẩu, cấp tiền mua nhà ở. Việc kiểm soát nguồn hỗ trợ này được tiến hành rất nghiêm ngặt, có quy định theo các khoản, mục rõ ràng để đảm bảo kinh phí không bị sử dụng sai mục đích. Ngoài ra, để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Thâm Quyến thực hiện chính sách mở cửa đầu tư, tạo môi trường đầu tư tốt cho các nhà đầu tư mở công ty, đặt trụ sở chính tại thành phố để thu hút thêm nhân lực chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư. Đối với lực lượng lao động, Thâm Quyến chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng thông qua đào tạo từ xa, mở các trường đào tạo lao động. Ngoài ra, Thâm Quyến khuyến khích doanh nghiệp bỏ kinh phí đào tạo lao động của mình. Trong một số trường hợp, thành phố sẽ có thêm hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp đào tạo lao động. Về vấn đề đào tạo cán bộ, công chức: Thâm Quyến là thành phố đi đầu trong việc thiết lập các chính sách, chế độ về cán bộ, công chức. Đối với việc tổ chức thi tuyển cán bộ, thành phố thành lập nhóm chuyên gia giám sát thi tuyển công chức cao cấp. Các kỳ thi diễn ra hết sức nghiêm ngặt, đảm bảo tính minh bạch nhằm chọn ra người xứng đáng nhất. Thâm Quyến phân chia cấp bậc công chức thành nhiều cấp và được hưởng lương, các chế độ phụ thuộc vào cấp bậc đó. Như vậy sẽ giảm tối đa việc bằng mọi cách phải lên chức mà vẫn đảm bảo được thu nhập, chế độ cho công chức nếu người đó biết phấn đấu và cố gắng ngay ở chức vụ của mình. Đối với một số ngành nghề đặc thù, Thâm Quyến dành nhiều ưu đãi để phát triển như về giá đất, cơ chế, mở rộng đầu tư… Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể được mở rộng nhập cư vào thành phố. Ngoài ra, Thâm Quyến tận dụng triệt để những cơ hội để xây dựng, phát triển và quảng bá về thành phố mình. Khi thành phố đăng cai đa ̣i hô ̣i thể thao sinh viên thế giới, với quan niê ̣m
“tổ chức giải, phát triển đô thi ̣”, phấn đấu nâng cao danh tiếng và sức ảnh hưởng của thành phố trên trường quốc tế, ta ̣o thêm lực thúc đẩy phát triển đô thị của Thâm Quyến. Thông qua cơ hội này, Thâm Quyến tận dụng nguồn đầu tư để nâng cấp chức năng đô thi ̣, nâng cao sức gắn bó của đô thi ̣, tối ưu hóa môi trường bên ngoài, nâng cao mức sống của người dân thành phố. Về lĩnh vực bảo vê ̣ môi trường, thành phố Thâm Quyến đã đầu tư hơn 15 tỷ nhân dân tệ vào viê ̣c chỉnh trang môi trường đô thi ̣. Thâm Quyến sử dụng hơn 2.000 chiếc xe buýt năng lượng mới cha ̣y trên đường phố, điều này cải thiện rõ rệt chất lượng không khí của thành phố. Thâm Quyến đã đẩy mạnh việc huy động dân cư thực hiện chương trình hiện đại hóa và văn minh đô thị. Năm 2003, Thâm Quyến thực thi chương trình “thành phố sạch, giao thông thông suốt, an ninh trật tự” đã dỡ bỏ hàng loạt kiến trúc tạm bợ cản trở giao thông và ảnh hưởng đến môi trường; động viên nhân dân trồng cây trong vườn nhà; thực hiện chế độ phạt vi phạm luật giao thông nghiêm ngặt. Phát triển nhanh các ngành kỹ thuật cao, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, vệ sinh môi trường. Đối với vấn đề văn hóa xã hội, Thâm Quyến cũng đang triển khai công trình làm sạch văn hóa phẩm, làm sạch mạng Internet, đưa phim ảnh, nghệ thuật, nhạc giao hưởng lành mạnh vào trường học. Đối với việc các doanh nghiệp nợ lương của lao động nhập cư, Thâm Quyến có chế tài nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp phải giải quyết. Thâm Quyến đã tiến hành bảy đợt cải cách thể chế hành chính, giảm 40% hạng mục phê duyệt. Thiết lập các trung tâm phục vụ ngành hàng, trung tâm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành 21 tổ chức phục vụ với 127 cửa sổ hành chính lấy tôn chỉ là “dân cùng hưởng”, phục vụ từ nhu cầu kinh doanh đến những nhu cầu thường ngày trong cuộc sống dân cư. Thâm Quyến không chỉ huy động trí tuệ mà còn tranh thủ sự đồng thuận của người dân thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân. Ở Thâm Quyến, từ việc lớn như lên lịch trình xây dựng thành phố hiện đại đến những việc bình thường như định hướng đi của một con đường, giá thuê ôtô,
giá vé tàu điện ngầm... đều tổ chức lấy ý kiến công chúng và các chuyên gia. Ở góc độ địa phương, chính quyền Thâm Quyến đã khá nhạy bén khi đề ra các chính sách giải phóng sức lao động, khơi thông dòng chảy nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, có tính cạnh tranh cao và làm tốt công tác quy hoạch phát triển đô thị theo từng thời kỳ phát triển. Thâm Quyến cũng không ngừng cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thị trường vốn và làm tốt công tác xây dựng chính sách địa phương. Đối với doanh nghiệp FDI đồng ý mở trụ sở chính ở thành phố, chính quyền sẽ tặng một khoản kinh phí cho doanh nghiệp như một sự chào đón doanh nghiệp đến với Thâm Quyến. Về thuế, Thâm Quyến thực hiện chính sách “2 miễn, 3 giảm” đối với doanh nghiệp. Tức là trong 2 năm đầu doanh nghiệp được miễn thuế và 3 năm tiếp theo được giảm thuế. Chính sách này đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp đến Thâm Quyến. Thâm Quyến có những câu nói thể hiện tư duy phát triển của thành phố như: “Thời gian là tiền bạc, hiệu suất là tính mạng; đừng sáo rỗng mà phải làm việc một cách thực tế”. Ngoài ra, Thâm Quyến cũng chú trọng đến hoạt động chuyển giao công nghệ. Đối với việc đầu tư hạ tầng, ngoài nguồn vốn của địa phương, thành phố tranh thủ các nguồn vốn của Chính phủ. Đồng thời, huy động thêm nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, thu một số loại phí hạ tầng đối với doanh nghiệp, hoặc theo hình thức đầu tư BOT.1 Thâm Quyến đã sử dụng hoàn toàn nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại đặc khu