5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.2.2.1. Tại tỉnh Bình Dương
Tận dụng tối đa lợi thế về hạ tầng khu công nghiệp (KCN), có giải pháp kịp thời nắm bắt cơ hội, năm 2015 tỉnh Bình Dương tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hiệu quả cao với hơn 2,8 tỷ USD. Tính đến nay tỉnh Bình Dương đã thu hút 2.568 dự án FDI đến từ 39 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư hơn 23 tỷ USD. Vượt 183% kế hoạch năm.
Theo đại diện UBND tỉnh Bình Dương, năm 2015 tỉnh đề ra mục tiêu thu hút FDI hơn một tỷ USD. Kết quả, đến cuối năm đã thu hút 2,83 tỷ USD, vượt 183% so kế hoạch năm; trong đó có 188 dự án cấp mới với số vốn 2 tỷ 64 triệu USD và 123 dự án tăng vốn thêm 766 triệu USD. Phần lớn nguồn vốn đầu tư năm 2015 tại Bình Dương tập trung vào sản xuất công nghiệp với các ngành nghề tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh lớn như điện tử, cơ khí, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ… tại các KCN và cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch, phù hợp với chủ trương mời gọi đầu tư bền vững mà tỉnh đề ra. Với kết quả này, tính chung đến nay Bình Dương đã thu hút 2.568 dự án FDI đến từ 39 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư hơn 23 tỷ USD.
Nhận định về nguồn vốn FDI trong năm 2015, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Trúc cho biết: “Nổi bật là tỉnh đã thu hút một số dự án đầu tư lớn vào công nghiệp hỗ trợ, nhất là những ngành hàng có lợi thế khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Chỉ ra cụ thể, ông Nguyễn Thanh Trúc nêu dẫn chứng, như:
Dự án nhà máy sản xuất đồ gỗ tại cụm công nghiệp Thanh An có vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty Wood Best Holding Limited (Xa-moa), dự án nhà máy sản xuất sợi có vốn đầu tư hơn 274 triệu USD tại KCN Bàu Bàng của Công ty TNHH Far Eastern Polytex (Béc-mu-da), dự án nhà máy sản xuất giấy có vốn đầu tư một tỷ USD tại KCN Singapore Ascendas - Protrade của Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper (thuộc Tập đoàn Cheng Loong của Đài Loan - Trung Quốc)… Bên cạnh các dự án mới, nhiều DN hoạt động ổn định, tăng vốn mạnh nhằm mở rộng sản xuất như: Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (Thái-lan liên doanh Nhật Bản) tăng vốn thêm 130 triệu USD, Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương (Hoa Kỳ) tăng vốn thêm 48,5 triệu USD, Công ty TNHH Giấy Chánh Dương (Đài Loan) tăng vốn thêm 74 triệu USD…
1.2.2.2. Tại tỉnh Vĩnh Phúc
Ngoài các ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ Việt Nam, khi đầu tư vào Vĩnh Phúc, nhà đầu tư nước ngoài còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư do tỉnh ban hành, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ đào tạo nghề và tuyển dụng lao động…, thời hạn giải quyết hồ sơ được rút ngắn chỉ còn 1/3 so với quy định chung.
Tỉnh đã xây dựng và triển khai Đề án Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung vào giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trên địa bàn (hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ).
Hiện tại, toàn tỉnh có 21 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản, với tổng vốn đăng ký 717 triệu USD, đứng thứ hai về vốn đăng ký và đứng đầu về tỷ lệ vốn thực hiện trong số các nước, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trên địa bàn. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, gia công cơ khí, đồ điện dân dụng…
Trong tốp đầu về vốn đăng ký đầu tư của Nhật Bản, trước hết phải kể đến Công ty Honda Việt Nam. Công ty đã nhiều lần tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, với số vốn ban đầu là 104 triệu USD (năm 1996), sau hơn 18 năm hoạt động, số vốn đăng ký đã tăng lên tới 410 triệu USD.
1.2.2.3. Tại tỉnh Đồng Nai
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài trong gần 6 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 1 tỷ USD, vượt kế hoạch năm. Trong đó, có 53 dự án cấp mới với tổng vốn 394 triệu USD (có 11 dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD) và 42 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn tăng thêm 616 triệu USD và 18 dự án vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
Các dự án nước ngoài đầu tư vào Đồng Nai trong những tháng đầu năm phù hợp với chủ trương của tỉnh là thu hút có chọn lọc, ưu tiên chọn dự án công nghệ hiện đại, lao động có tay nghề, dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ, dự án thân thiện môi trường...Đặc biệt, 3 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư vào Đồng Nai nhiều trong gần 6 tháng đầu năm là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Như vậy, tính đến cuối tháng 6-2016, Đồng Nai đã thu hút hơn 1,6 ngàn dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 29 tỷ USD, trong đó số dự án còn hiệu lực là 1.226 dự án có tổng vốn là hơn 24,2 tỷ USD. Tỉnh cũng đã thu hồi 382 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn gần 4,6 tỷ USD.
Những dự án cấp mớ i có tổng vốn lớn là Dự án Công ty TNHH Dong Won Việt Nam sản xuất vải các loại (Hàn Quốc) tại Khu công nghiê ̣p Amata với vốn đầu tư đăng ký là 60 triệu USD; Dự án Nhà máy sản xuất của Cty TNHH Promax Textile với vốn đầu tư đăng ký là 55 triệu USD (Brunei); Dự án Cty TNHH Great Kingdom Giang Điền với vốn đầu tư đăng ký là 50 triệu USD ở Khu công nghiê ̣p Giang Điền...
Kết quả trên là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó, ngoài các giải pháp tổng hợp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thì sự thay đổi về tư duy chỉ đạo trong thu hút vốn đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư có ý nghĩa quan trọng.
Nếu như trước đây, các nhà đầu tư đến Đồng Nai để tìm hiểu đầu tư thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, thì liên tục trong những năm qua,
tỉnh đã tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, trực tiếp tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng. Đồng Nai đã chủ động hơn trong việc thu hút đầu tư, chủ động lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng phát triển bền vững.
Trong giải quyết thủ tục hành chính, 100% cơ quan cấp sở, ngành và cấp huyện đều đã thực hiện mô hình một cửa và một cửa liên thông, với thủ tục rõ ràng, công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ.