Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6. Đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành
3.6.1. Những kết quả đạt được
Một là, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những kênh thu hút vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần tạo ra những nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đối với Thành phố Sông Công, thu hút FDI là yêu cầu khách quan, xuất phát từ cả hai khía cạnh: khả năng tận dụng lợi thế phát triển sẵn có của thành phố về vị trí địa lý, lao động, môi trường chính trị - xã hội ổn định và
những ưu thế, cơ hội to lớn mà thời đại tạo ra về vốn, công nghệ - kỹ thuật, thị trường để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Đến nay, nguồn vốn này đã chiếm tỷ trọng khá trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhờ nguồn vốn FDI, thành phố đã chủ động hơn trong việc bố trí cơ cấu đầu tư, góp phần khai thác tích cực, có hiệu quả hơn các nguồn lực của thành phố để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Khu vực FDI đã hình thành và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và đóng góp tỷ lệ ngày càng tăng trong GDP. Vốn FDI đã tác động tích cực, góp phần vào tăng trưởng GDP cao và ổn định qua các năm; GDP thành phố năm 2015 tăng 11 % và năm 2016 thành phố đạt mục tiêu tăng 12%. Khu vực FDI đã trở thành một trong ba khu vực kinh tế quan trọng có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào GDP (cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân).
Trong những ngày tháng đầu tiên sau khi được nhận quyết định thành lập thành phố Sông Công, trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư phát triển của thành phố còn thiếu thốn thì FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của thành phố. Mức vốn FDI thực hiện tăng qua các năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tạo điều kiện để nền kinh tế từng bước tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới. năm 2015 vốn FDI chiếm 82,76% tổng vốn đầu tư vào thành phố, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, đã góp phần đáng kể trong cơ cấu thu ngân sách. Vốn FDI đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần tích cực tạo động lực để thành phố chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra rất quyết liệt.
Hai là, FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH thành phố; góp phần tích cực nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm, doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ.
Từ năm 2013 đến nay, FDI tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất, chế biến xuất khẩu, công nghiệp, xây dựng góp phần quan trọng thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP; tăng năng suất và trình độ công nghệ chung của nền kinh tế thành phố.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng; năm 2015 Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 5.047 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (không bao gồm các chi nhánh) ước đạt 3.960 tỷ đồng, bằng 99,7% so với kế hoạch năm, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2014. (nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016)
Các doanh nghiệp có vốn FDI đã trang bị cho nền kinh tế thành phố những thiết bị, máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất khá tiên tiến và hiện đại. Hầu hết thế hệ thiết bị đều mới hơn rất nhiều so với trong nước, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao và một số đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ba là, FDI góp phần phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố mở rộng hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Các doanh nghiệp FDI đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam khác thâm nhập, mở rộng thị trường ngoài nước. Hàng năm, mức độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI thường cao hơn các doanh nghiệp trong nước và những năm gần đây luôn xuất siêu. Năm 2015 Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 111,4 triệu USD (theo giá thực tế), bằng 142% so với kế hoạch năm và bằng 151,43% so với cùng kỳ năm 2014.
Quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng. Đến nay, Thành phố Sông Công đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia và vùng lãnh thổ
đã được cấp phép đầu tư tại Thành phố Sông Công, trong đó có một số tập đoàn, công ty lớn có tiềm lực về tài chính và công nghệ của Hàn Quốc
Bốn là, FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động; thúc đẩy cơ sở hạ tầng, dịch vụ của thành phố ngày càng phát triển hoàn chỉnh
Nhờ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tham gia quản lý và hợp tác với các doanh nghiệp FDI, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước và ở các doanh nghiệp thành phố đã tiếp cận, học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm tốt về quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, phong cách làm việc của các nhà đầu tư, quản lý ở các nước phát triển. Đến nay, các doanh nghiệp FDI đã thu hút gần 10.000 lao động làm việc trực tiếp trong đó nổi bật là Công Ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực may mặc, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động gián tiếp khác trong các ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ liên quan. Nhìn chung, số lao động này bước đầu đã học hỏi được tác phong làm việc kiểu công nghiệp, có kỷ luật, có kỹ năng, có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.
Nhờ sự có mặt của nhà đầu tư nước ngoài mà thành phố đã tập trung vốn nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, làm cho diện mạo thành phố ngày càng thay đổi.
Tóm lại, hoạt động FDI đã có những tác động tích cực đối với thành phố trên nhiều phương diện, từ kinh tế đến văn hoá, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đến giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần đáng kể vào những thành tựu mà thành phố đã đạt được trong thời gian qua.