Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Về cơ chế, chính sách và quảnlý
Để khơi dậy, phát huy và khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo bước đột phá để Thái Nguyên và Sông Công thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI, phát triển nhanh và bền vững theo phương hướng mục tiêu đã được xác định đến năm 2020, vươn lên xứng đáng với vị thế thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế một số giải pháp kiến nghị với Trung ương về chính sách và quản lý như sau:
Thứ nhất, cho phép thành phố được hưởng cơ chế tài chính ưu đãi, tăng thoả đáng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và ổn định trong 5 năm; đồng thời hằng năm hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thành phố có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển. Riêng đối với vốn xây dựng cơ bản tập trung hàng năm, đề nghị cân đối năm sau tăng hơn năm trước 50%.
Cho phép Thái Nguyên và Sông Công được huy động thêm nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng bằng cách phát hành trái phiếu đô thị theo cơ chế tự vay, tự trả thông qua ngân sách thành phố; được vay tiền từ các tổ chức tài
chính quốc tế, các địa phương nước ngoài trên cơ sở đảm bảo kiểm soát nợ của Chính phủ.
Thứ hai, Trung ương cần có chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng đối với Thái Nguyên và Sông Công, đặc biệt là hệ thống giao thông. Tạo điều kiện cho các địa phương tiếp cận với các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài khi mà Chính phủ đã quyết định phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương về thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.
Thứ ba, đề nghị Chính phủ chỉ đạo tập trung xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng Công nghệ cao cho Thái Nguyên và Sông Công.
Trong vấn đề qui hoạch, chú ý các KCN và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là đường giao thông. Việc qui hoạch KCN và hạ tầng kỹ thuật cho các tỉnh hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực trong tương lai.
Thứ tư, đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí các nguồn vốn và sớm triển khai đầu tư các công trình trọng điểm có tác động đến sự phát triển của Thái Nguyên và Sông Công. Hỗ trợ vốn đầu tư đối với các công trình trọng điểm của Tỉnh có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh như Khu công nghệ cao yên Bình
Thứ năm, đề nghị Chính phủ thông qua chính sách vĩ mô, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực về thu hút FDI; giải quyết nhanh một số vấn đề liên quan đến việc thi hành Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, áp lực cạnh tranh sẽ không giảm mà còn tăng. So với các nước trong khu vực, môi trường đầu tư của Việt Nam đang kém cạnh tranh hơn. Vì vậy, việc cải thiện môi trường đầu tư là hết sức quan trọng và cần thiết.