Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 106)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở thành phố Sông Công

3.5.1. Các nhân tố chủ quan

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng trong những năm qua và hiện nay đang tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển của tỉnh như: Hiện nay 100% đường giao thông liên xã đã được đổ nhựa, hệ thống cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, nhà hàng…. được thành phố quan tâm đầu tư và từng bước đã có cải thiện đáng kể. Sông Công có 2 Khu công nghiệp Sông Công 1 và 2, có 2 cụm công nghiệp tập trung là cụm công nghiệp Nguyên Gon và cụm công nghiệp Bá Xuyên, đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng và đã có các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư là điều kiện thuận lợi để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và thực hiện các dự án đầu tư tại thành phố. Mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa Sông Công nằm ở địa thế thuận lợi cho giao lưu với cả vùng, cả nước và quốc tế như: nằm trên trục lộ giao thông đường bộ từ Thái Nguyên đi Hà Nội, nằm gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài… sẽ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước.

- Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực ở Tây Bắc. Toàn tỉnh có 8 Trường Đai học và hệ thống các trường Cao đẳng, cùng

với các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên. Trên địa bàn thành phố Sông Công có 02 trường Cao Đẳng. Hàng năm đào tạo hàng ngàn sinh viên, học viên ra trường với đầy đủ các ngành nghề, lĩnh vực. Cung cấp nguồn lao động dồi dào có tay nghề, có trình độ cho tỉnh và thành phố so với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc nguồn lao động cung cấp hàng năm của tỉnh Thái Nguyên là đứng đầu khu vực.

- Về vị trí đại lý: Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thành phố; là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. điều này cũng giúp Sông Công có lợi thế trong việc thu hút FDI

- Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sông Công cũng luôn quan tâm, hỗ trợ các dự án đầu tư trong suốt quá trình xây dựng và triển khai hoạt động. Khi có nhà đầu tư nước ngoài nào có ý định đầu tư dự án trên địa bàn thành phố, lãnh đạo tỉnh và thành phố luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các nhà đầu tư trong suốt quá trình hoạch định dự án, triển khai dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.

3.5.2. Các nhân tố khách quan

- Sự ổn định về chính trị - xã hội cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài ở nước ta là cơ hội mở ra nhiều triển vọng cho khả năng thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sông Công. Điều đó được thể hiện trong năm 2014 & 2015 tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt năm 2014, Theo số liê ̣u của Cu ̣c Đầu tư nước ngoài (Bô ̣ Kế hoạch và Đầu tư), tính riêng trong năm 2014, Thái Nguyên đã thu hút được 22

dự án FDI cấp mới với tổng vốn đăng ký cấp mới là 3,2 tỷ USD. Ngoài ra, có 9 dự án tăng vốn đã đưa tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm của Thái Nguyên đạt 3,35 tỷ USD; đứng đầu cả nước về thu hút FDI trong năm 2014. Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Sông Công nói riêng có phần chịu tác động tình hình phát triển kinh tế thế giới và các nước trong khu vực. Với việc Việt Nam đang ngày càng đa phương hóa, đa dạng hóa hội nhập sâu vào nền kinh tế Thế giới đã tạo ra làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam và Thái nguyên cũng như Sông Công, đặc biệt là từ Hàn Quốc (Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc và ngược lại Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Hoa Kỳ và EU) Nhật Bản (Trong chiến lược Tokyo của Nhật Bản xác định rõ Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng trong giao thương với Nhật Bản) Mỹ và Singapore. Bên cạnh đó nếu TPP được thông qua Việt Nam trở thành thành viên của TPP sẽ tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi, bên cạnh đó các nước không hoặc chưa tham gia TPP sẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam để tận dụng ưu thế về thuế xuất do đó tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sông Công sẽ có nhiều tiềm năng để thu hút them nhiều nguồn vốn FDI.

- Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô: Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn phát triển ổn định với tốc độ gia tăng GDP từ 6-7%/ năm, tỷ lệ lạm phát luôn trong tầm kiểm soát, tiền tệ ổn định cũng tạo điều tốt cho việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và địa và đoiạ bàn tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Sông Công nói riêng. Ngoài ra tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực ổn định, không có sự biến động, khủng hoảng cũng là điều kiện tốt để thu hút FDI, thực tế cho thấy hiện nay khu vực Asean là một trong nhưng khu vực thu hút FDI nhiều nhất trên Thế giới. Bên cạnh đó sự thay đổi về các chính sách của Chính phủ đã phù hợp với tình hình thực tế, không còn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI nên cũng nâng cao khả năng thu hút FDI của Việt Nam.

- Hệ thống pháp luật về thu hút FDI ngày càng hoàn thiện theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư Thái Nguyên ban hành nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư cho các dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh như:

Tỉnh Thái Nguyên sẽ giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 3 năm tiếp theo cho dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam kể từ khi hết thời hạn miễn, giảm theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp). Ngoài ra tỉnh còn ban hành các chính sách ưu đãi như:

Về giá thuê đất:

+ Áp dụng mức giá tối thiểu trong khung quy định của Chính phủ. + Tỉnh Thái Nguyên được Chính phủ quy định là địa bàn khuyến khích đầu tư nên giá thuê đất được giảm 50% mức giá trong khung quy định chung của Chính phủ.

Về miễn giảm tiền thuê đất:

+ Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản.

+ Miễn tiền thuê đất trong 11 năm kể từ ngày hoàn thành xây dựng cơ bản đưa dự án vào hoạt động.

+ Riêng đối với các dự án trồng rừng, trong suốt thời gian kinh doanh còn được giảm 90% số tiền thuê đất phải trả.

Chính sách ưu đãi về thuế

+ Đối với tất cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên đều được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu

+ Đối với máy móc, thiết bị tạo tài sản cố đinh và phương tiện vận chuyển chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được.

+ Đối với nguyên liệu sản xuất trong thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

+ Đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

- Chiến lược phát triển hướng ngoại. Tỉnh Thái Nguyên hàng năm đều tiến hành gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến của các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn từ đó đưa ra các cách tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp FDI trên đại bàn, Ngoài ra Tỉnh cũng tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư nước ngoài ở trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh cảu tỉnh nhằm thu hút các nhà đầu tư.

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế trong việc thu hút FDI của Thành phố Sông Công Sông Công

Một là, Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức về chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều thống nhất như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi ĐTNN là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, chưa thực sự coi ĐTNN là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn ĐTNN nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích ĐTNN mà để trong nước tự làm; những biểu hiện này có tác động làm nản lòng nhà ĐTNN.

Hai là, Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ.

Ba là, Môi trường đầu tư - kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt.

Bốn là, Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam.

Năm là, Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.

Sáu là, Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế.

Bảy là, Sự phối hợp trong quản lý hoạt động ĐTNN giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình ĐTNN vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp.

Tám là, Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư-kinh doanh.

Chín là, Tỉnh Thái Nguyên nói chung và Thành phố Sông Công nói riêng hiện nay các ngành công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển cũng dẫn đến những hạn chế trong việc thu hút FDI vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)