Phát triển nguồn nhân lực có tay nghề và chất lượng đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hà nội (Trang 98 - 103)

nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn FDI

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kêu gọi, thu hút và sử dụng triệt để nguồn vốn FDI, Hà Nội cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ quản lý; đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có chất lượng cao. Theo hướng này, Hà Nội khẩn trương xây dựng, triển khai các đề án tổ chức đào tạo (bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại) cán

bộ kinh doanh, quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Ngày nay, xu hướng sử dụng lao động giá rẻ, tay nghề phổ thông không còn phù hợp ở Hà Nội, nhất là với định hướng thu hút đầu tư của thành phố chuyển sang những lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi đội ngũ lao động chất lượng cao trên các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, điện tử, công nghệ thông tin, điện kỹ thuật, cơ điện tử...

Do vậy, cần tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đảm bảo ít nhất lao động phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Về đào tạo nghề, hiện tại trên địa bàn Hà Nội có hơn 32 trường trung cấp và cao đẳng nghề của cả công lập và tư thục, tuy nhiên chất lượng đào tạo thấp, lạc hậu không sát với thực tế, quy trình đào tạo nặng về lý thuyết mà chưa được cập nhập các chuẩn quy định so với thế giới. Điều này cho thấy công tác liên kết, hợp tác đào tạo với các trường quốc tế, với các yêu cầu thực tế công việc của doanh nghiệp chưa được chú trọng. Thực tế cho thấy, hầu hết các trường đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng đại học, các trường trung cấp, cao đẳng nghề của Hà Nội và một số địa phương lân cận đang mở chi nhánh liên kết đào tạo tại Hà Nội đều có chuyên ngành đào tạo kế toán doanh nghiệp và tin học trình độ trung cấp và hệ đại học tại chức. Vấn đề này tạo ra một nghịch lý là các doanh nghiệp thiếu nhân lực có trình độ nhưng lại không thể tuyển dụng được vì không có nhân lực được đào phù hợp chuyên môn tuyển dụng, đối với những doanh nghiệp đã tuyển dụng thì phải đào tạo lại một thời gian mới sử dụng được bởi trình độ của những người được đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Như vậy chất lượng, định hướng, dự báo xu thế phát triển ngành nghề của các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội vừa yếu, kém vừa chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường và sự phát triển trong tương lai của ngành nghề mới xuất hiện. Do vậy, cần khảo sát, đánh giá, xác định cụ thể những ngành nào phải đào tạo hiện nay và trong tương lại gần để định hướng cho các cơ sở đào tạo, đồng thời dựa trên nghiên cứu xu hướng phát triển của

khoa học công nghệ và các ngành kinh tế để đưa ra dự báo các ngành, nghề có quy mô phát triển cần nhiều lao động, giúp các cơ sở đào tạo tránh việc chỉ đổ xô vào một số ngành đang phát triển nóng dẫn đến thừa mà thiếu lao động gây lãng phí nguồn lực. Ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án đầu tư với cơ quan quản lý lao động ở địa phương để nắm rõ nhu cầu nguồn lao động, từ đó chủ động tổ chức các khoá đào tạo lao động cho phù hợp. Tạo cầu nối giữa các nhà trường với doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Đây thực sự là chìa khoá giúp cho các cơ sở giáo dục nắm bắt, dự báo được nhu cầu, chất lượng, kỹ năng của người lao động mà xã hội cần, từ đó có những điều chỉnh, cải tiến, đổi mới nội dung chương trình đào tạo để cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của họ. Những ngành nghề cần ưu tiên đào tạo là tài chính, ngân hàng, điện, điện tử tự động hoá, tin học, dịch vụ lễ tân, khách sạn, nhà hàng. Ngoài ra, sự yếu kém về mặt ngoại ngữ cũng làm cản trở trong việc tiếp thu kiến thức từ các nhà đào tạo do chính doanh nghiệp FDI tổ chức, vì vậy cần đẩy mạnh công tác đào tạo ngoại ngữ cho người lao động để đảm bảo làm việc được với người nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Sở Lao động và Thương binh xã hội Hà Nội cần phối hợp với Hiệp hội các doanh nghiệp FDI và Ban quản lý dự án các Khu công nghiệp của thành phố thành lập quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu chế xuất và khu công nghiệp nhằm giảm bớt chi phí đào tạo của doanh nghiệp, đồng thời góp phần hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ở thành phố. Quỹ đào tạo nghề có thể huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của các doanh nghiệp là những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này. Phát triển thị trường lao động cũng là biện pháp quan trọng để tăng tốc độ thu hút và hấp thu kết hiệu quả của luồng vốn FDI. Củng cố, kiểm tra lại các tổ chức đang làm nhiệm vụ tuyển dụng, tư vấn, cung cấp lao động cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

UBND Thành phố Hà Nội phải có chính sách thu hút nhân tài mạnh bạo hơn nữa để thu hút nhân lực cao cấp về làm việc trên tất cả mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hoạt động thu hút vốn FDI.

Xây dựng vườn ươm công nghệ kỹ thuật cao, thu hút các nhà khoa học đầu ngành, thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật mới. Đây là lĩnh vực mà Hà Nội có lợi thế không địa phương nào có được, do vậy cần phải tiến hành ngay và tập trung nguồn lực để thực hiện. Hiện tại, Chính phủ đã xây dựng công nghệ cao Hoà Lạc, trong tương lai sẽ phát triển lên thành phố công nghệ cao, tại đây UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng khu công nghệ phần mềm nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tin học của thành phố. Nhưng đó là vườn ươm công nghệ của cả nước, không phải cho riêng địa phương nào. Hà Nội sẽ được hưởng lợi từ dự án đó, nhưng cũng cần tính đến việc phải chia sẽ những lợi ích của nó với các địa phương khác trong tương lai khi khu công nghệ cao này hoàn thành và đi vào hoạt động. Vì vậy, về mặt lâu dài, để đảm bảo sự phát triển bền vững và phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội cần phải xây dựng một vườn ươm công nghệ kỹ thuật cao của riêng mình. Địa điểm để xây dựng vườn ươm công nghệ kỹ thuật cao này nên đặt ở phía nam thành phố trên đường vành đai 4 thuộc huyện Thường Tín. Vì địa điểm này vừa khắc phục được tình trạng khó khăn về quỹ đất, không quá xa trung tâm, giảm tải được áp lực giao thông đô thị, sử dụng được quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam để thông thương với các địa phương khác, phù hợp với quyết định di chuyển các trường đại học ra khỏi nội thành và việc mở rộng địa giới Hà Nội.

Vườn ươm công nghệ kỹ thuật cao này phải được trao cơ chế hoạt động đặc biệt như một đơn vị sự nghiệp có những quy chế riêng, trực thuộc UBND Thành phố quản lý trực tiếp không bị ràng buộc bởi các cơ quan chức năng như: Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Khoa học công nghệ.... Bên cạnh đó chính sách thu hút nhân tài của Hà Nội cần tập trung cho vườn ươm này để

bước đầu tạo ra đội ngũ nhân lực cao cấp làm nền tảng ban đầu. Nhiệm vụ chính của vườn ươm công nghệ kỹ thuật cao là: thực hiện liên kết phối hợp các đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học đầu ngành, đào tạo nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao những công nghệ sản xuất mới, hiện đại cho các doanh nghiệp ở Hà Nội. Mặc dù việc xây dựng nó đòi hỏi kinh phí đầu tư ban đầu rất lớn và có thể gặp rủi ro, nhưng nếu có chính sách và cơ chế quản lý đúng thì chính bản thân các doanh nghiệp sẽ ủng hộ cả về mặt tài chính để xây dựng. Đây cũng là cơ hội đầu tư của bản thân các doanh nghiệp cho lợi ích trong tương lai của chính họ. Một khi vườn ươm công nghệ kỹ thuật cao này đi vào hoạt động không những mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho Hà Nội, mà còn đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ cao giúp Hà Nội tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà đầu tư nước ngoài đến nay chưa muốn chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao vào Hà Nội là do khả năng tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp ở thành phố còn thấp, thiếu cán bộ nghiên cứu và quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao. Xây dựng vườn ươm công nghệ kỹ thuật cao không những góp phần khắc phục nguyên nhân nói trên mà còn có thể đạt được các mục tiêu:

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mới, nhanh chóng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa công nghệ cao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào các ngành công nghiệp truyền thống.

- Nuôi dưỡng và tận dụng hết năng lực của đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia giàu kinh nghiệm để phát minh và ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, có năng lực chuyên môn cao đủ để nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

- Giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển giao công nghệ (giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, tính năng của máy móc, trang thiết bị).

Theo bản thân tác giả, đây chính là chìa khoá giải quyết một cách triệt để và mang tính chiến lược trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội ở hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hà nội (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)