Phát triển và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hà nội (Trang 96 - 98)

Qua thực tế phân tích cho thấy so với nhiều địa phương khác Hà Nội tuy có kết cấu hạ tầng đô thị tốt hơn nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư

nước ngoài. Thời gian tới, Hà Nội cần đẩy mạnh việc nâng cấp kết cấu hạ tầng hiện có và xây dựng kết cấu hạ tầng mới, bên ngoài các khu chế xuất, khu công nghiệp. Khó khăn lớn nhất mà Hà Nội gặp phải là đòi hỏi về nguồn lực để thực hiện chủ trương này là rất lớn, trong khi ngân sách của thành phố lại có hạn. Để khắc phục vấn đề này Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA làm cơ sở cho việc thu hút vốn FDI. Thành phố cần chú trọng khai thác thật triệt để nguồn vốn ODA, sử dụng nó một cách có hiệu quả vào đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, các công trình trọng điểm, làm nền tảng để thu hút nguồn vốn FDI. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trong vấn đề này là: "Bản thân nợ không phải là vấn đề đáng lo ngại mà điều quan trọng là sử dụng vốn vay như thế nào để có khả năng trả được nợ và tăng trưởng kinh tế nhanh". Như vậy, rõ ràng điều đáng lo ngại không phải là gánh nặng nợ nần mà chính là việc sử dụng vốn vay không hiệu quả.

- Có chính sách tập trung vốn cho việc tu bổ và xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu vực trọng điểm, nơi quy hoạch dành riêng cho các dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn, trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng cho các địa bàn còn khó khăn để phát triển kinh tế (các huyện thuộc Hà Tây cũ), nhưng có tiềm năng lớn về đất đai và thuận lợi về mặt địa lý. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào dự án xây dựng kết cấu hạ tầng bằng cách cho hưởng các ưu tiên về thuế, được phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn.

- Xây dựng cơ chế uu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư. Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư và thực hiện của dự án. Bởi vậy ngay khi cấp phép đầu tư, thành phố phải bố trí vốn giành cho việc xây dựng mạng lưới hạ tầng. Có thể coi đây là

nguồn vốn đối ứng FDI, nếu ngân sách thành phố không đủ khả năng cấp thì cho phép bộ phận đảm nhiệm xây dựng kết cấu hạ tầng vay ưu đãi, hoặc được phép phát hành trái phiếu công trình. Nguồn thu từ thuế của các doanh nghiệp FDI là khoản dùng để thanh toán cho việc huy động vốn nói trên. Trường hợp yêu cầu các doanh nghiệp có vốn FDI ứng trước để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào thì phải xác định rõ thời gian nào hoàn trả vốn cho họ và thực hiện thanh toán nghiêm túc theo đúng quy định.

Đối với các hình thức BTO, BOT, BT, để vận động các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, Hà Nội nên đưa ra quy chế ưu đãi cụ thể. Một khi nhìn thấy khả năng thu được lợi nhuận các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn xuất vốn đầu tư theo hình thức trên, khi đó cái lợi mà chúng ta thu được là việc tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn thiện, có chất lượng cao trong các khu công nghiệp nói riêng và toàn thành phố nói chung. Đặc biệt cần nghiên cứu để vận dụng hình thức này khi thực hiện dự án xây dựng vườn ươm công nghệ kỹ thuật cao.

Việc Hà Nội chủ động xuất vốn, kết hợp với khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp sẽ nhanh chóng cải thiện được điều kiện làm việc cũng như các yếu tố sản xuất. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hà nội (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)