Quan điểm chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hà nội (Trang 44 - 47)

1.3. Một số quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về thu hút và

1.3.2. Quan điểm chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội

Bên cạnh những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước áp dụng cho cả nước và những chủ trương, pháp lệnh áp dụng đặc thù cho thủ đô nói chung. Hà Nội cũng có những quan điểm, chính sách đặt ra phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình trong từng giai đoạn cụ thể.

Chương trình phát triển kinh tế đối ngoại đến năm 2020 của Thành uỷ Hà Nội khoá XII đã chỉ rõ: "Việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, đẩy mạnh tốc độ nội địa hoá sản phẩm, phát triển du lịch, dịch vụ, tăng nguồn thu ngoại tệ. Ưu tiên cho những dự án sản xuất có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, thu hút nhiều lao động, những dự án kinh doanh dịch vụ có hiệu quả cao hoặc những dự án góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thủ đô".

Để thực hiện chương trình đó, trong từng giai đoạn Hà Nội cũng đề ra những kế hoạch cụ thể như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 - 2010: "Tăng cường thu hút các dự án BOT, BTO, BT… Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào cùng với tiến độ xây dựng triển khai các khu công nghiệp tập trung. Khuyến khích đầu tư các khu nhà ở, dịch vụ của các dự án FDI. Tăng cường xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh đào tạo lao động theo yêu cầu các dự án. Trong từng ngành, từng sản phẩm, tập trung lựa

chọn các đối tác có tính chiến lược, khắc phục tình trạng lựa chọn đối tác thiếu cân nhắc, hiệu quả thấp"… "chú trọng giải quyết các vướng mắc để triển khai vốn đăng ký của các dự án FDI đã được cấp giấy phép…".

Từ chương trình, kế hoạch về thu hút sử dụng FDI trong thời gian qua và sắp tới, Hà Nội đã ban hành danh mục kêu gọi đầu tư FDI vào hơn 11 lĩnh vực trọng điểm có tính đột phá và ứng dụng công nghệ hiện đại và phát triển nhân lực. Đặc biệt đối với những lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, UBND thành phố Hà Nội tạo những điều kiện hết sức thuận lợi từ việc cấp giấy phép, thủ tục đầu tư, ưu đãi về địa điểm, thuế, xuất nhập khẩu… Mục tiêu của Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020 phải thu hút khoảng 30-50 tỉ USD để bổ sung, tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hà Nội trở thành một trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị của cả nước và phát triển thành một trung tâm tài chính của khu vực.

Với những quan điểm, kế hoạch thực hiện được đặt ra từ trước, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định phân cấp quản lý hơn nữa trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án FDI, từ đó tạo hành lang thủ tục pháp lý thông thoáng nhất đối với FDI. Ngoài việc giấy phép đăng ký đầu tư, triển khai về mặt hành chính do Sở Kế hoạch Đầu tư (được UBND thành phố Hà Nội phân công làm cơ quan quản lý chuyên môn chính) kiểm tra, thẩm định cấp, các thủ tục còn lại nếu doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố sẽ do Ban quản lý dự án khu công nghiệp đó chịu trách nhiệm hướng dẫn cách thức, thủ tục, từ đó rút ngắn được thời gian chuẩn bị, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI nhanh chóng triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Đáng chú ý trong những động thái gần đây cho thấy, lãnh đạo của UBND Hà Nội đã trực tiếp đến những điểm vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ, đưa ra những quyết định tức

thì tháo gỡ vướng mắc. Đây là một điểm mới chứng tỏ quyết tâm của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc xây dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư.

Việc khẩn trương xây dựng khung giá đất đền bù và tổ chức thu hồi các dự án chậm trễ tiến độ, hoặc các dự án "đắp chiếu" đã thực sự tạo ra "cú huých" và "liều thuốc đắng" đối với các nhà đầu tư có tâm lý xin dự án nhưng không triển khai, chờ cơ hội bán lại dự án để trục lợi.

Hy vọng, với quan điểm thông suốt và chính sách đúng đắn hợp lý trong công tác thu hút, quản lý, sử dụng FDI trong thời gian tới Hà Nội sẽ sớm đạt được mục tiêu đã đề ra của mình nhằm phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm với Thủ đô của một quốc gia.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)