2.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Hà Nộ
2.1.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên của Hà Nội
Về địa lý hành chính, Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng yên ở phía Đông, Hoà Bình, Phú Thọ ở phía Tây.
Sau thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có 29 đơn vị hành chính cấp huyện - gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã và 577 đơn vị hành chính cấp xã gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.
Với vị thế là thủ đô của một quốc gia, nên Hà Nội đồng thời là "trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Hệ thống giao thông đang ngày càng hoàn thiện đã giúp Hà Nội có điều kiện giao lưu dễ dàng với các địa phương khác trong cả nước. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có điều kiện thuận lợi mà không địa phương nào có được trong việc mở rộng quan hệ hợp tác khoa học, giáo dục, kinh tế với quốc tế, từ đó tạo tiền đề cho việc tiếp cận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, để tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và dễ dàng hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế quốc tế.
Về địa hình: Địa hình Hà Nội có cấu trúc không phức tạp so với nhiều khu vực khác ở miền Bắc, phần lớn diện tích của Hà Nội và vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình miền Bắc và cũng theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc về các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh cao như Ba Vì: 1281m, Gia Dê: 707m, Chân Chim: 427m, Thiên Trù: 378m…
Sông Hồng là con sông chính của thành phố, đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội dài 163km, chiếm khoảng 1/3 chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội còn có hệ thống các con sông: Đà, sông Đáy, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu tạo thành hệ thống giao thông đường thuỷ chằng chịt, vừa lại đóng vai trò tiêu thoát nước thải cho cả thành phố.
Hà Nội có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, đó là nguồn tài nguyên quý. Nguồn nước này luôn được bổ sung, chất lượng nói chung tốt và có tầng bảo vệ chống ô nhiễm với tổng trữ lượng dự trữ khoảng 1 - 1,2 triệu m3
ngày, có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế lâu dài và mở rộng các dự án đầu tư.
Đặc biệt, Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc từ đó có thể kết nối
đến nhiều nước châu Âu. Giao thông đường bộ, thuỷ, đường không phát triển dẫn đến sự hấp dẫn về mặt trở thành trạm trung chuyển hàng hoá để phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp.
Về khí hậu: Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, với vị trí từ 20035' đến 21023' vĩ độ Bắc và từ 105044' đến 106002' độ kinh Đông, thành phố quanh năm nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào và độ ẩm cao.
Nhiệt độ trung bình không khí của Hà Nội khoảng 240C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các mùa lên tới 12,50C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.250 - 1.870mm, số ngày mưa là 140 ngày/năm phân bố đều giữa hai mùa [14, tr.11-14].
Điều kiện tự nhiên của Hà Nội rất thuận lợi cho việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, tuy nhiên do địa tầng yếu, nên khi phát triển các công trình cao tầng thì phải khảo sát rất kỹ để hạn chế tốn kém khi xử lý địa tầng.
Về tài nguyên đất và khoáng sản: Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung các loại đất phù sa mới rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây nhiệt đới, đồng thời có nhiều ao hồ và sông ngòi rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông nghiệp, thuỷ hải sản. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, quỹ đất của Hà Nội càng được mở rộng, tạo điều kiện cho việc quy hoạch các cùng nông nghiệp sạch, mở ra xu thế phát triển bền vững.
Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt (nơi quy tụ nhiều đới kiến tạo) nên khoáng sản của Hà Nội và các vùng phụ cận khá phong phú, đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn, chỉ có thể đáp ứng được một phần yêu cầu cho phát triển kinh tế thủ đô. Có những loại khoáng sản như than bùn, đá vừa mới phát hiện có trữ lượng lớn nhưng nếu khai thác với công nghệ lạc hậu sẽ phá vỡ kết cấu địa tầng và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến cả quá trình phát triển, vì vậy với đặc thù của mình, Hà Nội không nên khai thác từ
bây giờ mà phải để đến khi nào công nghệ phát triển hiện đại, đủ sức giải quyết thì khai thác mới đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Với những điều kiện tự nhiên đã được phân tích một cách khái quát như trên, quá trình thu hút và sử dụng FDI cần phát huy được những tiềm năng, thuận lợi sẵn có, đồng thời phải lường trước để khắc phục những hậu quả do điều kiện tự nhiên bất lợi của Hà Nội mang lại, qua đó có thể đánh giá:
+ Về mặt thuận lợi:
Kết cấu hạ tầng của Hà Nội tương đối tốt so với nhiều địa phương khác trong cả nước (hệ thống giao thông, điện, nước, ngân hàng, bưu điện…) Hà Nội là địa bàn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì hai lý do sau:
- Tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư do thuận lợi trong việc tạo ra các yếu tố cơ bản cho sản xuất như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, lao động…
- Tiết kiệm được thời gian cho khâu chuẩn bị sản xuất. Nhờ vậy tận dụng được thời cơ tiêu thụ, phân phối, vận chuyển sản phẩm tiếp cận nhanh với thị trường. Đây thực sự là một ưu thế và là điểm chú ý lựa chọn nơi đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài mà Hà Nội là một trong những địa phương có lợi thế.
Với vị thế là một thủ đô, đầu não chính trị, là trung tâm văn hoá Hà Nội được xếp vị trí độc tôn trong quá trình quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình ra khu vực và thế giới nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Công tác xúc tiến vận động đầu tư đối với Hà Nội có lẽ không phải là vấn đề quan tâm, mà vấn đề tổ chức, định hướng sử dụng và lựa chọn các nhà đầu tư, lĩnh vực đầu tư mới là mối quan tâm hàng đầu của Hà Nội.
Khí hậu tốt, nguồn nước dồi dào, sự màu mỡ của đất đai, sự đa dạng của sinh thái, là các yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm để có thể tổ chức sản xuất trên cả lĩnh vực công nghiệp lẫn chế biến. Hệ thống sông ngòi khá dày đặc
với nhiều tầng văn hoá, danh lam thắng cảnh là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Hà Nội phát triển.
+ Về mặt bất lợi:
Quỹ đất nội thành Hà Nội eo hẹp nên muốn mở rộng xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghệ cao phục vụ cho việc thu hút đầu tư nước ngoài khá khó khăn. Sau khi mở rộng, quỹ đất đã được tăng lên, nhưng quá trình chuyển đổi, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ từ vùng đặc thù nông nghiệp sang công nghiệp cần phải có thời gian để hoàn chỉnh.
Khu vực nội thành tập trung nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư và văn phòng thì kết cấu địa tầng yếu, nếu đầu tư xây dựng nhà cao tầng, các nhà đầu tư phải chi phí tốn kém khi tạo nền móng cho cơ sở sản xuất kinh doanh của mình, nên buộc phải di chuyển ra khu vực ngoại thành, đô thị vệ tinh.
2.1.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Nội
Về dân số - lao động và chất lượng nguồn nhân lực:
Theo cuộc điều tra về dân số mới nhất năm 2009, Hà Nội có 6,233 triệu người, là thành phố có dân số đông thứ hai Việt Nam. Dân số Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái.
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.935 người km2, mật độ tập trung đông nhất tại vùng nội thành 19.163 người km2, riêng quận Hoàn Kiếm là 37.265 người km2, ở ngoại thành là 1.721 người km2. Mật độ này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi so với vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ dân cư cao nhất cả nước.
Là một thành phố lớn với quá trình đô thị hoá nhanh, mật độ dân số Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng về mặt cơ học lẫn sinh học. Sự chênh lệch rất lớn giữa hai khu vực ngoại thành và nội thành gần 48 lần, Hoàn Kiếm có mật độ 37.265 người/km2
và Sóc Sơn có mật độ 722 người/km2 [14, tr.25, tr.93]. Sự phân bố dân cư của Hà Nội có 41,1% sống ở thành thị: 2.632.087 người và ở vùng nông thôn: 58,1% : 3.816.750 người. Lực lượng lao động
thường xuyên của Hà Nội 3,2 triệu người, trong đó tính từ 15 tuổi trở lên có được đào tạo: 3,6% có trình độ sơ cấp, 7,5% trình độ trung cấp, 2,5% trình độ cao đẳng, 13,3% có trình độ đại học, 1,63% có trình độ trên đại học. Như vậy, Hà Nội có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động trẻ và có trình độ khá cao đạt 40 % qua đào tạo (cao hơn mức trung bình so với cả nước) [14, tr.125-128].
Cơ cấu đào tạo nghề và phân bố sử dụng nguồn nhân lực hiện còn chưa cân đối giữa các khu vực và các thành phần kinh tế. Lao động qua đào tạo tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất công nghiệp, thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính. Lực lượng lao động có tay nghề cao còn thiếu. Bên cạnh đó, tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp còn chiếm quá cao, cụ thể trong tổng số lao động thì lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 31,4%, công nghiệp xây dựng chiếm 27,7% và dịch vụ chiếm 40,9%.
Tốc độ tăng dân số nhanh về mặt cơ học và sự phân bố không đồng đều đang đặt ra vấn đề bức xúc giải quyết nhà ở việc làm. Thêm vào đó, trong quá trình phát triển tình trạng di dân về Hà Nội vẫn tiếp tục diễn ra và có xu hướng ngày một tăng, làm cho Hà Nội bị quá tải về nhiều mặt.
Về hệ thống cơ sở vật chất và trình độ công nghệ: Bước vào thời kỳ đổi mới với sự chuyển động của cả nước, Hà Nội đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, những thành tựu kinh tế mà Hà Nội đạt được đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991 - 1995: 12,5%, thời kỳ 1995 - 2000 đạt: 10,3%, thời kỳ 2001 - 2008: đạt 11,7% năm. Trong giai đoạn 2008 - 2009 nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng nhưng Việt Nam vẫn đạt được kết quả tăng trưởng > 5% năm và Hà Nội vẫn tăng trưởng 10,4% năm. Điều đó cho thấy sự năng động và phát triển của kinh tế Hà Nội. Thu nhập bình quân của Hà Nội từ năm 1991: 470 USD đến năm 1999: 915 USD/năm gấp 2,07 lần so với thu nhập trung bình của Việt Nam. Năm 2007, GDP/người của Hà Nội là 31,8 triệu đồng so với 13,4 triệu đồng của cả nước [23], [44].
Bên cạnh sự tăng trưởng dài hạn và liên tục đã tạo cho Hà Nội một tiền đề tích luỹ để đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện nâng cao chất lượng của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghệ được cải thiện. Hà Nội đã giảm được tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp Hà Nội đã có bước chuyển từ lắp ráp, gia công sang nghiên cứu, chế tạo công nghệ mới, tập trung vào các lĩnh vực: cơ - kim khí, điện - điện tử, dệt - may, giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Hà Nội cũng là địa điểm của 1600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp.
Qua hơn 20 năm đổi mới, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ đã có bước chuyển biến, nhưng so với yêu cầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế để bắt kịp với nhịp độ phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật và tốc độ của đô thị hóa thì vẫn chưa đáp ứng được.
Tuy sự phát triển đó chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng Hà Nội vẫn được đánh giá là địa phương có tiềm lực khoa học - kỹ thuật mạnh nhất cả nước. Đặc biệt trong xu thế phát triển hiện nay, Hà Nội đã có những tiền đề đầu tiên để thực hiện bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.
Các yếu tố lịch sử và truyền thống văn hóa cũng có tác động không nhỏ đến quá trình thu hút FDI vào Hà Nội. Tính đến nay Hà Nội đã có lịch sử 1000 năm tồn tại và phát triển với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Nơi đây tụ hội nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng với những di tích lịch sử đặc sắc, có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng cả nước, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các nghệ nhân, làng nghề truyền thống cho ra đời những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam với năng suất cao do sử dụng công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý, phát triển thị trường hiện đại. Nét văn hóa đặc thù của Hà Nội cũng tạo nên truyền thống
thanh lịch và hiếu khách. Đây cũng được coi là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư của Hà Nội.
Yếu tố chính trị: Sự ổn định chính trị là nhân tố tác động mạnh đến quá
trình phát triển kinh tế nói chung và quá trình thu hút, sử dụng FDI ở Hà Nội nói riêng. Trong khi trên thế giới đang bùng nổ các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố, bạo loạn, bất ổn về nội bộ… thì Hà Nội vẫn được coi là thành phố hòa bình, giữ vững trật tự, kỷ cương, an ninh chính trị ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lòng tin về sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Cũng như các yếu tố về điều kiện tự nhiên, các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Nội, cũng tạo ra những thuận lợi và bất lợi cần được nghiên cứu và điều chỉnh trong quá trình hoàn thiện cải thiện tình hình, cơ chế thu hút FDI và định hướng trong việc chọn lọc sử dụng FDI đạt hiệu quả cao.
+ Về mặt thuận lợi:
Với lực lượng lao động dồi dào (3,2 triệu người trong độ tuổi lao động), trình độ học vấn cũng như chuyên môn khá cao, Hà Nội đủ tiềm năng cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài cả về số lượng và chất lượng lao động mà họ yêu cầu.
Dân số đông, tiền đề tạo thị trường nội địa và là thị trường tiềm năng giúp các doanh nghiệp FDI khai thác, thu hút số lượng khách hàng tiềm năng lớn, nếu tìm hiểu đúng nhu cầu và nghiên cứu đầy đủ thị trường này (với thu nhập bình quân cao), đây sẽ là bến "tránh bão" khi thị trường xuất khẩu bị đình trệ do nền kinh tế thế giới suy thoái.
Được coi là một thủ đô hòa bình, Hà Nội luôn ổn định về chính trị, xã hội. Yếu tố đóng vai trò rất quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài không