3.2. Một số giải pháp chủ yếu (dự kiến):
3.2.2. Giải pháp khắc phục vấn đề rủi ro đạo đức
Cơ chế khuyến khích gián tiếp:
Quan hệ giữa NH và doanh nghiệp còn dựa trên yếu tố lòng tin. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của NH cũng như tiếp tục quan hệ hợp tác lâu dài giữa NH và doanh nghiệp, hợp đồng tín dụng được thiết kế sao cho doanh nghiệp đi vay có nỗ lực trả nợ. Hợp đồng tín dụng có thể thêm nội dung khả năng nhận được các khoản tín dụng của doanh nghiệp ưu đãi hơn sau khi kết thúc hợp đồng tín dụng ban đầu
Trong bối cảnh nợ xấu cao như hiện nay cũng khiến các NHTM giữ thế thủ trong hoạt động tín dụng. Nguồn thu chính của NH là từ tín dụng. Bản thân NH rất muốn tăng cung tín dụng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nhưng trong bối cảnh môi trường kinh doanh nhiều khó khăn, chính sách liên tục thay đổi, sẽ là mạo hiểm nếu NH cứ bung ra. Đây chính là lý do NH giảm lãi suất có chọn lọc. Techcombank khẳng định, họ giảm lãi suất "căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng và tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp; tập trung ưu tiên giảm lãi suất cho các khách hàng thân thiết…”
Như vậy, có thể tạm chia doanh nghiệp - những người đã, sắp vay vốn NH thành các nhóm: nhóm khách hàng thân thiết - được hưởng tối đa những ưu đãi của NH (nhóm khách hàng mà kiểu gì NH cũng muốn giữ lại). Nhóm khách hàng đang có quan hệ tín dụng, có khả năng trả nợ: được giảm lãi suất theo yêu cầu của NHNN; xem xét cho vay mới tùy theo điều kiện của NH. Nhóm khách hàng chấp nhận được mức lãi suất cho vay cao (thường NH chỉ cho vay ngắn hạn với đánh giá sát sao về độ rủi ro); và nhóm khách hàng để "cho chết" hoặc NH không muốn mạo hiểm cho vay.
Tùy từng điều kiện, chủ trương của mình, các NHTM sẽ điều chỉnh tỷ lệ dư nợ cho vay của các nhóm khách hàng để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Nhất là một loạt các
Tăng cường giám sát các khoản vay
Để giúp NH có được các thông tin về thực trạng kinh doanh và hạn chế rủi ro đạo đức có thể xảy ra, duy trì hoạt động tín dụng đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đã định. Thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý, có hiệu quả để giám sát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi được cả vốn lẫn lãi. Muốn thực hiện được những yêu cầu trên, việc tăng cường hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát của các NHTM cần được thực hiện theo những giải pháp sau:
-Giám sát khách hàng vay, theo dõi rủi ro có thể xảy ra.
+ Kiểm tra định kỳ dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp + Kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại cơ sở của khách hàng.
+ Kiểm tra việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị, hiện vật ở thời điểm hiện tại. + Theo dõi hoạt động chung của ngành mà trong đó doanh nghiệp vay vốn đang hoạt động.
+ Kiểm tra thông qua các thông tin thu thập được từ các nguồn khác. Quá trình giám sát phải đạt được những mục tiêu sau:
+ Đối với khách hàng: Thường xuyên nắm tình hình tài chính và sự biến đổi trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nắm vững chu kỳ sản phẩm của doanh nghiệp để có kế hoạch giúp doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh và thu nợ kịp thời. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan để dự báo khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đề ra biện pháp xử lý nợ kịp thời một khi doanh nghiệp có biểu hiện xấu làm giảm khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.
+ Đối với NH: Xem xét tình hình tuân thủ chính sách, thủ tục vay, những nhược điểm trong quá trình tín dụng, năng lực cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng, giá trị tài sản thế chấp, sự đảm bảo của hồ sơ tín dụng, tính phù hợp của quỹ dự phòng tổn thất khi quỹ này được thành lập, thực trạng nợ của NH thông qua việc xếp loại tín dụng, kịp thời phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, chống tiêu cực ngay trong cán bộ làm kế toán, tín dụng.
+ Yêu cầu của việc giám sát: Là phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống theo các nội dung đã quy định trong chế độ, thể lệ cho vay. Qua kiểm tra, các khoản nợ có vấn đề cũng như kết quả kiểm tra nợ nần được thông báo kịp thời cho các cấp lãnh đạo có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời theo chức năng và nhiệm vụ đã được phân cấp.
-Tăng cường hiệu lực của việc giám sát nợ: Thực hiện giải pháp này ngoài công tác giám sát do cán bộ tín dụng tiến hành như hiện nay, đòi hỏi phải hình thành thêm một tổ chức giám sát nợ trong nội bộ NH. Chức năng của tổ chức này phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của hoạt động cho vay. Yêu cầu của tổ chức này là:
+ Nhân viên của tổ chức này là người không liên quan đến hoạt động cho vay, thu nợ.
+ Có phạm vi và chương trình giám sát phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng NH.
+ Cán bộ làm công tác này phải có trình độ chuyên môn nhất định, có đủ khả năng đánh giá, phân tích tình hình doanh nghiệp cũng như của NH.
+ Cán bộ phụ trách không có liên quan tới quá trình thẩm định, quyết định cho vay.
Nhiệm vụ của tổ chức này là ngăn ngừa những sai sót có thể đưa đến tổn thất về vốn đối với khoản tín dụng, cụ thể là:
+ Kiểm tra và kiểm điểm chất lượng trên cơ sở các quy định có liên quan tới cho vay, thu hồi nợ nhằm vạch ra những chỗ mạnh, chỗ yếu, những khoản cho vay chủ yếu có thể đưa đến rủi ro mất vốn.
+ Nghiên cứu hoạt động tín dụng để tìm ra những sai sót, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở các lĩnh vực hoạt động hẹp mà công tác kiểm tra đã phát hiện trên cơ sở đó có thể đề ra biện pháp khắc phục để áp dụng cho toàn hệ thống để ngăn ngừa rủi ro.
+ Thanh tra hoạt động tín dụng: Công tác này được tiến hành định kỳ trên cơ sở những tiêu chuẩn cụ thể đã quy định về chấp hành các thủ tục quy chế cho vay, chức năng nhiệm vụ của cá nhân, các bộ phận trong việc quản lý nợ, phân loại và đánh giá nợ theo các mức tổn thất khác nhau để có biện pháp xử lý.
+ Kiểm tra đột xuất để xác định những tiêu chuẩn chất lượng đặt ra là có thể chấp nhận được, những nguyên nhân sai sót được loại bỏ hay để khẳng định lại vấn đề còn nghi vấn. Kết quả kiểm tra đột xuất có thể dùng để mô tả các xu hướng trong tình hình chất lượng chung.
+ Đánh giá chất lượng, thông qua sự khảo sát chính thức nghiêm túc về quá trình và những ý đồ công nghệ với những phương tiện mới có hoặc đã có, để đánh giá sự phù hợp giữa cơ chế hoạt động hiện tại với tình hình thực tế để có phương hướng cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Tóm lại, tăng cường giám sát các khách hàng vay và hiệu lực công tác giám sát nợ là biện pháp hữu hiệu để thiết lập hệ thống phòng ngừa rủi ro đạo đức có thể xảy ra với các khoản cho vay.