Các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 40 - 48)

2.1. Tổng quan về hoạt động của NHTM Việt Nam

2.1.2.1. Các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM

Yếu tố kinh tế

Những thay đổi của môi trường kinh tế như các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng các ngành sử dụng vốn NH, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định của giá cả và lãi suất, tình trạng thất nghiệp, khả năng hội nhập vào thị trường thế giới, các cân thanh toán quốc tế,…sẽ tác động tới hoạt động của NHTM.

Ví dụ: Khi lãi suất giảm sẽ làm giảm thu nhập và vốn tự có của NHTM. Kinh tế địa phương giảm sút sẽ tác động xấu đến chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tăng.

Dân tộc Việt nam thực hiện các nhiệm vụ trọng đại đó trong bối cảnh mới – đất nước hội nhập toàn diện và sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nước ta nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động. Từ mấy thập kỷ qua thế giới đã chứng kiến sự dịch chuyển trung tâm tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ Đại tây dương sang Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Quá trình này vẫn đang tiếp tục diễn ra, tạo cơ hội lớn để phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, Việt nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xã hội chính trị ổn định, môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn đã trở thành điểm đến được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế rất quan tâm.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa và hội nhập, đất nước sẽ chứng kiến sự chuyển dịch kinh tế nhanh chóng trên cả 3 mặt: khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt là dịch vụ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng vượt trội; cơ cấu lao động cũng sẽ có sự dịch chuyển tương ứng; kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm cả kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) có điều kiện phát triển nhanh.

Yếu tố chính trị, pháp luật và chính sách của chính phủ

NHTM đóng vai trò là huyết mạch trong nền kinh tế. Và do sự kết nối giữa các NH nên hoạt động không tốt của một NHTM cũng dễ dẫn đến tác động tiêu cực tới hệ thống NHTM nói chung. Chính vì thế nhà nước luôn kiểm soát chặt chẽ hoạt động của NHTM về cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu tổ chức NH, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô vốn tự có,…Vì thế, các chính sách tài chính, tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, thuế, quản lý nợ,…cần được các NHTM phân tích thấu đáo

Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của NH. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng có thời hạn và được ký kết trước hoặc sau khi có văn bản pháp luật ban hành và có hiệu lực, do vậy nếu nội dung một hợp đồng tín dụng ký kết trước khi văn bản pháp luật ban hành mà trái với nội dung của văn bản pháp luật đó thì rất dễ dàng nhận lấy rủi ro. Đối với doanh nghiệp nếu bị một văn bản pháp luật chi phối các hành vi hợp đồng mà họ đã ký kết thì nhất định việc kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn và những khó khăn này sẽ dẫn đến việc họ sẽ không trả được nợ cho NH. Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho NH khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài.

Ngoài Pháp lệnh NH và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (26/03/1994), Pháp lệnh thi hành án (17/04/1993), Luật Phá sản Doanh nghiệp… Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì NH chỉ có con đường hợp pháp duy nhất là khởi kiện trước tòa án có thẩm quyền. Vấn đề tố tụng trước tòa án hiện nay quá nhiêu khê và thường kéo dài qua nhiều giai đoạn làm mất nhiều thời gian, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ý đồ, đồng thời gây thiệt hại lớn

cho NH. Tình trạng này thường làm cho NH phải chịu đọng vốn trong lúc NH phải chịu lãi suất cho người gửi. Đây là một thiệt hại lớn cho NH chưa kể các chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng. Chính sách tiền tệ của NH đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động NH. Khi NH Nhà nước hạ lãi suất có thể dẫn đến các NHTM không thu hút được vốn tiền mặt và có thể mất khả năng thanh toán.

Yếu tố văn hóa xã hội

Văn hóa tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụ NH, tâp quán tiết kiệm, đầu tư, ứng xử trong quan hệ giao tiếp, kỳ vọng cuộc sống, cộng đồng tôn giáo, sắc tộc,…cũng ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, nắm bắt các vấn đề văn hóa xã hội là không dễ dàng và các yếu tố này có thể thay đổi theo thời gian và hiệu quả quảng bá của chính NHTM.

Yếu tố dân số

Cơ cấu dân số theo độ tuổi, thu nhập, mức sống,…ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Để phát triển hệ thống thẻ ATM, thanh toán không dùng tiền mặt,…NHTM cần hướng đến dân số trẻ. Khi người dân có mức thu nhập cao, NHTM mới có thể phát triển được các hoạt động tín dụng, cho vay đầu tư, dự án,…Mức sống của người dân càng cao, NHTM càng có điều kiện phát triển các dịch vụ tài chính, đi kèm với các chương trình khuyến mãi du lịch,…

Theo kết quả của khảo sát, đối tượng từ 21 đến 29 tuổi tiếp cận với nhiều sản phẩm NH hơn những đối tượng ngoài 29 tuổi; cụ thể 2,3 sản phẩm/người trẻ tuổi so với 1,9 sản phẩm/người lớn tuổi. 90% người trẻ tuổi có tài khoản tiết kiệm, trong khi đó, chỉ 55% những người ngoài 30 có tài khoản. 89% người trẻ tuổi có thẻ tín dụng, so với 40% những đối tượng khác của cuộc khảo sát. Lớp trẻ còn sẵn sàng sử dụng các kênh phân phối “điều khiển từ xa” như điện thoại hay Internet, nếu như các NH đảm bảo được vấn đề an toàn và bảo mật. Lớp trẻ còn sẵn sàng vay tiền từ NH hơn, 45% những người trẻ tuổi đồng ý rằng vay NH sẽ cải thiện cuộc sống của họ, trong khi đó, chỉ 31% đối tượng ở độ tuổi ngoài 30 có cùng ý kiến. Thanh niên

không còn giữ quan điểm cũ như thế hệ trước của họ rằng đi vay tiền là thiếu khôn ngoan và không an toàn.

Theo Kết khảo sát cho thấy sự khác biệt rõ rệt về thói quen tiêu dùng giữa các vùng địa lý ở Việt Nam. Những người sống ở thành phố Hồ Chí Minh có thái độ và cách nhìn thoáng hơn người Hà Nội. 42% những người được hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh trả lời rằng họ sẽ sử dụng các dịch vụ NH từ xa so với 24% ở Hà Nội. Chỉ có 39% người ở miền Nam cho rằng việc vay tiền từ NH là thiếu khôn ngoan trừ vay tiền để mua nhà so với 46% người miền Bắc có cùng ý kiến

2.1.2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay.

Năng lực tài chính

Theo số liệu được công bố, trong những năm qua các NHTM ở Việt Nam không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Quy mô vốn điều lệ của những NHTM đã có sự tăng nhanh

Theo Thống kê của GAFIN.vn, năm 2011 đã có khoảng 25 NH tiến hành tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm là hơn 46.000 tỷ đồng. Với 4 NHTM Nhà nước (BIDV, VietinBank và Vietcombank tuy đã cổ phần hóa nhưng cổ đông Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối), vốn điều lệ tăng thêm của 4 NH này trong năm 2011 lên tới 25.566 tỷ đồng, chiếm 55% tổng vốn điều lệ tăng thêm trong năm. Trong đó, BIDV tăng vốn mạnh nhất với hơn 13.650 tỷ đồng.

Sau khi tăng vốn, xếp hạng về vốn điều lệ cuối năm 2011 của 4 NH này đã có sự thay đổi. BIDV trở thành NH có vốn điều lệ lớn nhất, thay cho Agribank vẫn thường xuyên giữ vị trí này. Tiếp sau đó VietinBank và Vietcombank.

Bảng 2.2: Vốn điều lệ tại các NH tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2011. ĐVT: Tỷ đồng

STT Tên viết tắt 2010 2011 Tên viết tắt 2010 2011

1 BIDV 14,600 28,251 Habubank 3,000 4,050 2 Agribank 20,709 21,103 Oceanbank 3,500 4,000 3 Viettinbank 15,173 20,203 SouthernBank 3,049 3,212 4 Vietcombank 13,233 19,698 DaiABank 3,100 3,100 5 Eximbank 10,560 12,355 VietABank 2,937 3,098 6 Sacombank 9,179 10,740 GPBank 3,018 3,018 7 SCB 9,185 10,583 NamvietBank 1,820 3,010 8 ACB 9,377 9,377 TrustBank 3,000 3,000 9 Techcombank 6,932 8,788 OCB 2,635 3,000 10 MB 7,300 7,300 BacABank 3,000 3,000 11 Maritimebank 5,000 7,000 TienphongBank 3,000 3,000 12 LienVietPostbank 3,650 6,010 WesternBank 3,000 3,000 13 SeABank 5,335 5,335 VietBank 3,000 3,000 14 VPBank 4,000 5,050 KienLongBank 3,000 3,000 15 SHB 3,498 4,816 NamABank 2,000 3,000 16 MHB 4,515 4,515 MDB 3,000 3,000 17 DongAbank 4,500 4,500 VietcapitalBank 2,000 3,000 18 VIB 4,000 4,250 SaigonBank 2,460 2,460 19 ABBank 3,831 4,200 PGBank 2,000 2,000 20 HDBank 3,000 4,050 BaovietBank 1,500 1,500 Nguồn: Website các NH

Đối với nhóm NHTM cổ phần, có 19 NH thực hiện tăng vốn điều lệ trong năm 2011 với số vốn tăng thêm là 20.436 tỷ đồng, chiếm 45% tổng vốn tăng thêm.

Trong đó, 5 NH thực hiện tăng vốn để đảm bảm quy định đến 31/12/2011 vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, gồm VietABank, NamVietBank, OCB, NamABank, VietCapital Bank. Tổng vốn điều lệ tăng thêm của 5 NH này là 3.716 tỷ đồng, chỉ chiếm 8% tổng vốn tăng thêm trong năm.

Tuy nhiên, đến 31/12/2011, vẫn còn 3 NHTM chưa hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng là SaigonBank, PGBank và BaoVietBank. Trong đó, PGBank, BaoVietBank vướng trong việc tăng vốn do liên quan đến cổ đông Nhà nước (Petrolimex và tập đoàn Bảo Việt).

Như vậy, trong nhóm NHTM cổ phần, kết thúc năm 2011, Eximbank tiếp tục dẫn đầu về vốn điều lệ. ACB bị lùi 2 bậc do không hoàn thành mục tiêu tăng vốn lên 11.252 tỷ đồng trong năm.

Ngoài ra, năm 2011 còn chứng kiến một số thương vụ tăng vốn lớn của các NH, mà đối tác góp vốn chính là các cổ đông nước ngoài.

Bảng 2.3: NH có cổ đông chiến lược nước ngoài tính đến 20/1/2012.

STT Tên viết tắt Cổ đông nước ngoài Quốc gia

Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tỷ lệ nắm giữ (%) 1 Vietcombank Mizuho Nhật Bản 23,174 15% 2 Viettinbank IFC 20,230 10%

3 ACB Standard Chartered Mỹ 9,377 15%

4 Techcombank HSBC Anh 8,788 20%

5 SeABank Societe Generale Pháp 5,335 20%

6 VIB Commonwealth Bank

of Australia Australia 4,250 20%

7 ABBank Maybank Malaysia 4,200 20%

8 Habubank Deutsche Bank Đức 4,040 10%

9 Southern Bank United Overseas Bank Singapore 3,212 20%

Đầu năm 2012, công ty tài chính quốc tế (IFC) đã đầu tư khoảng 182 triệu USD để nắm giữ 10% cổ phần của VietinBank. Khoản đầu tư này giúp VietinBank tăng vốn điều lệ lên 16.858 tỷ đồng.

VietcomBank năm 2011 cũng chào bán thành công 15% vốn (hơn 347,6 triệu cổ phiếu) cho NH Mizuho (Nhật Bản), tổng giá trị khoản đầu tư là 567,3 triệu USD. Ngoài ra, một số NH khác năm vừa qua cũng tiến hành chào bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài như VIB chào bán thêm 5% vốn cho Commonwealth Bank of Australia, OCB bán 20% vốn cho NH BNP Paribas...Tuy nhiên, đáng chú ý, đầu tháng 1/2012, NH ANZ sau 6 năm đầu tư vào Sacombank (từng nắm 10% vốn điều lệ) đã bán toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại NH này.

Trong năm qua, cũng không thể không kể đến sự kiện GiaDinhBank trong quá trình chào bán cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng đã bị một nhóm cổ đông mua lại khoảng 30% cổ phần. Sau đó, NH này đã đổi tên thành NH Bản Việt (VietCapital Bank).

Mặt khác, về mức độ an toàn vốn, với sự gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của đa số NHTM đều trên mức tối thiểu 9% theo yêu cầu của Basel II, và vì vậy đảm bảo hoạt động an toàn của các NHTM

Nguồn: Báo cáo ngành NH tháng 5.2012 - VCBS Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ CAR của một số NHTM năm 2011.

Kể từ năm 2006 đến năm 2011, lợi nhuận của các NH đã tăng lên mạnh. Cụ thể, lợi nhuận của Agribank đã tăng 2,68 lần, VCB tăng 1,37 lần, VTB tăng 5,91 lần, STB tăng 4,47 lần…

Điều đáng ghi nhận trong hoạt động của các NH là các chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều có xu hướng tốt hơn. Chỉ số ROE đa phần ở mức trên 10% và ROA trên 1%.

Bảng 2.4: Chỉ tiêu tài chính của một số NH đang niêm yết

(Nguồn: Website của Vietinbank).

Năng lực cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ

Việc các NHTM tại Việt Nam chưa phát huy được hết hiệu quả của mạng lưới rộng khắp đã hạn chế sự phát triển các sản phẩm dịch vụ với những tiện ích mới và phong phú hơn, và vì thế gây lãng phí lớn không chỉ cho NH mà với cả khách hàng. Trong một thời gian dài, người dân kể cả những đối tượng có trình độ như cán bộ công nhân viên chức, nắm giữ các loại thẻ NH chỉ để rút tiền lương hàng tháng. Tình hình này thời gian gần đây có vẻ khả quan hơn khi một số NH đã cung cấp thêm các dịch vụ, tiện ích gia tăng như thanh toán hóa đơn, thu hộ tiền bán hàng, thấu chi,…Số lượng ATM tăng mạnh từ 1.800 trong năm 2005 lên 11.700 trong năm 2010, trong khi đó số lượng thẻ tín dụng và ghi nợ được phát hành cũng được tăng lên gấp đôi trong giai đoạn 2008 – 2010, đạt 31.7 triệu thẻ. VBARD dẫn đầu về số lượng phát hành thẻ lên tới gần 6,4 triệu thẻ, chiếm 20,2% thị phần trong năm 2010. Tiếp đến là CTG đạt trên 5,7 triệu thẻ, chiếm 18,1% thị phần. VCB đứng thứ

NH

Năm 2010 Năm 2011

ROA ROE ROA ROE

ACB 1.25 21.74 1.32 25.53 CTG 1.12 22.21 1.4 25.29 EIB 1.85 13.51 1.94 20.64 HBB 1.42 14.04 0.88 8.46 NVB 0.81 9.84 0.85 6.86 SHB 1.26 14.98 1.21 14.73 STB 1.49 15.55 1.39 14.4 VCB 1.5 22.66 1.34 18.3

3 với trên 5,3 triệu thẻ, chiếm gần 17% thị phần. SeABank và BIDV lần lượt xếp thứ 4 và 5 với hơn 5 triệu thẻ và 2,7 triệu thẻ, tương đương 16,1% và 8,6% thị phần. Tuy nhiên, xét về hiệu quả sử dụng thẻ thì VCB tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về doanh số các loại thẻ, chiếm 23,4% tổng doanh số thẻ của ngành. VBARD vươn lên vị trí thứ 2 với gần 20% thị phần, doanh số tăng gấp 3 lần so với năm 2009. Tiếp theo là CTG và SeAbank chiếm lần lượt 17% và 16% thị phần.

2.2. Thực trạng thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 40 - 48)