Mức độ và ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng với hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 56)

NHTM tại Việt Nam

Về chất lượng tài sản Có, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của những NH chiếm thị phần lớn ở Việt Nam tăng lên, mặc dù đều nằm trong giới hạn cho phép theo NH thanh toán quốc tế (BIcS), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có thể chấp nhận được là từ 3% - 5%

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số NHTM

ĐVT: % STT NH 2010 2011 1 ACB 0.86 0.34 2 CTG 0.74 0.66 3 EIB 1.58 1.42 4 HBB 4.69 2.39 5 MBB 1.61 1.34 6 SHB 2.13 1.4 7 STB 0.56 0.52 8 VCB 2.01 2.08

(Nguồn: Báo cáo riêng lẻ quý IV của các NH)

Một loạt các con số về nợ xấu toàn ngành NH được công bố trong quý II/2012 trong đó hai con số gần đây nhất là 4,47% vào ngày 31/5/2012 (tương đương hơn 117.000 tỷ đồng) theo báo cáo của các TCTD và 8,6% vào ngày 31/3/2012 (tương đương 202.000 tỷ đồng) theo kết quả giám sát của cơ quan thanh tra NHNN. Do nhiều bất cập trong phân loại nợ cũng như chính sách phân loại của từng NH thì con số đưa ra của cơ quan giám sát có độ chính xác cao hơn. Tỷ lệ nợ xấu 8.6% tại thời

điểm cuối quý I/2012 cũng khá sát con số là gần 10% mà thống đốc NHNN đưa ra vào tháng 6/2012.

Đối lập với tốc độ gia tăng nhanh chóng của nợ xấu, giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này vẫn chưa có tiến triển tốt trong quý II/2012 sau khi NHNN đã tiến hành phân loại các NH và đưa vào diện giám sát đặc biệt một số NH yếu kém trong quý I/2012. Phần lớn các NH cho rằng việc thành lập các công ty mua bán nợ (AMC) quy mô lớn là cần thiết do các công ty AMC của mỗi NH đều có quy mô tương đối nhỏ và không thể mua bán các khoản nợ của chính NH mẹ. Tuy nhiên, việc thành lập công ty AMC quy mô 100.000 tỷ đồng cũng mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu và đề án này chưa được trình lên thủ tướng. Ngoài ra có nhiều vấn đề liên quan đến việc mua bán nợ như: Ai sẽ mua lại nợ xấu? Nguồn tiền cho hoạt động này ở đâu? Giá, nhóm nợ và tiêu chí được mua bán? Có gây tác động đến lạm phát hay không? Mức độ mua từ các NH như thế nào?...vẫn chưa có lời giải đáp.

Bảng 2.6: Tỷ lệ dự nợ xấu toàn ngành NH ĐVT: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Q1.2012 Q2.2012 Tỷ lệ nợ xấu 2.0 3.5 2.2 2.5 3.2 3.6 4.47

(Nguồn: Báo cáo ngành NH do Công ty chứng khoán VCB thực hiện tháng 7/2012).

Trong tình hình thực tế hiện nay hầu hết các NH đang ráo riết thực hiện xử lý nợ xấu thông qua thu hồi nợ và phát mãi các tài sản đảm bảo thông qua công ty quản lý tài sản chuyên mua bán nợ của mình hoặc công ty mua bán nợ của Bộ tài chính và bán nợ cho các tổ chức khác. Đồng thời các NH hiện đang hết sức chọn lọc các dự án cho vay và cẩn trọng trong quy trình xét duyệt nhằm hạn chế nguy cơ nợ xấu tăng cao trong năm 2012.

Không phải ngẫu nhiên phần lớn các NH bắt đầu lo lắng về nợ xấu. Với lãi suất cho vay cao như hiện nay, chắc chắn sẽ có không ít doanh nghiệp lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi NH. Cho vay lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn – qui luật bất thành văn ấy tồn tại từ lâu trong giới NH.

3,21%; của ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%. Một số NH giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank từ 2,82% lên 2,94%; của KienLongBank từ 2,77% lên 2,78%.

Đáng lưu ý trong bức tranh nợ xấu của các NH thời gian qua là nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) mà NH phải trích dự phòng rủi ro 100%. Trong đó, NH BIDV có khoản nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 3.984,4 tỉ đồng tại thời điểm cuối tháng 9; của Vietcombank cũng hơn 3.200 tỉ; của Vietinbank là 2.578 tỉ đồng; NH MB có 629,4 tỉ; Techcombank là 610,8 tỉ đồng…

So với thời điểm cuối năm 2011, nợ có khả năng mất vốn của các NH đặc biệt tăng rất mạnh. Có thể kể đến một số cái tên như LienVietPostBank tăng đến 53 lần so với cuối 2011 (từ 4,48 tỉ lên 243,8 tỉ); của BaoVietBank tăng hơn 6 lần từ 23,5 tỉ lên hơn 170 tỉ. Một số khác cũng có mức tăng nợ nhóm 5 khá mạnh như tại Techcombank là 1,7 lần; của ACB gần 1,8 lần; Sacombank hơn 1,5 lần, Vietinbank 1,82 lần, NH Vietcombank tăng nợ nhóm 5 thêm 41%; của MB tăng 33,5%; của Navibank tăng 79%. Và theo ước tính của NHNN, mặc dù con số nợ xấu đã được giải quyết từ đầu năm đến nay khoảng 36.000 tỉ, nhưng con số nợ xấu của toàn ngành tính đến thời điểm cuối tháng 10 vẫn chiếm vào khoảng từ 8,8-10% tổng dư nợ. Trong số này, 84% nợ xấu là có tài sản đảm bảo và hiện tại các TCTD cũng đã trích lập được dự phòng rủi ro 70.000 tỉ đồng.

Mặc dù nợ xấu đang nằm trong tầm kiểm soát, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế vẫn cần phải xử lý nhanh, đưa ra khỏi “cơ thể” của hệ thống NH để đảm bảo an toàn. Và quan trọng là cần sớm có giải pháp xử lý rốt ráo chứ không nên đùn đẩy trách nhiệm, bởi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn.

Cần phải nhanh chóng làm rõ được số liệu nợ xấu là bao nhiêu? Nợ này rơi vào nhóm DN nào? Mức độ của các món nợ này xấu đến đâu?... từ đó mới đưa ra các giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, chính bản thân mỗi NH cũng cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, cần nhìn thẳng, trung thực với các khoản nợ của mình, không nên giấu nợ.

Tuy nhiên, so với tổng dư nợ cấp tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu hiện nay ở mức 4,47% theo báo cáo của TCTD hay 8,6% theo kết quả giám sát vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của một số nước trong khu vực tại thời điểm Chính phủ phải đứng ra xử lý nợ xấu, cụ thể: Hàn Quốc 17% (tháng 3/1998), Thái Lan 47,7% (tháng 5/1999), Malaysia 11,4% (tháng 9/1998), Indonesia trên 50% (năm 1999). Mặc dù các TCTD Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng khá lớn (8,6% theo kết quả giám sát) và đang có chiều hướng tăng nhưng vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước (Albania: 18,8%; Latvia: 17,5%; Lithuania: 16,4%; Montenegro: 15,5%; Romania: 14,1%; Serbia: 18,8%; Kazakhstan: 30,8%; Tajikistan: 14,9%; Ukraine: 14,7%; Pakistan: 16,2%). Bản chất nợ xấu hiện nay của các TCTD có nhiều yếu tố góp phần làm giảm thiểu tổn thất, cụ thể:

Thứ nhất, đến cuối tháng 5/2012 các TCTD đã trích lập DPRR được 67,3 ngàn tỷ đồng, chiếm 57,18% nợ xấu.

Thứ hai, phần lớn nợ xấu được bảo đảm bằng tài sản, nhờ đó TCTD có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu từ việc bán/ xử lý tài sản bảo đảm (tuy nhiên việc xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ trong thực tiễn là không dễ dàng và cần một thời gian dài).

Tính đến cuối tháng 3/2012, trong tổng nợ xấu của các TCTD có 84,16% được bảo đảm bằng tài sản và 15,84% không được bảo đảm bằng tài sản. Tổng giá trị tài sản bảo đảm bằng 134,8% tổng nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động tín dụng. Điều quan trọng nhất là nợ xấu phải được phân loại, ghi nhận và trích lập DPRR đầy đủ theo mức độ rủi ro, đồng thời có biện pháp bảo đảm tiền vay (tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…). Không nên tuyệt đối hoá tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp hoặc chỉ dựa vào mức DPRR đã trích lập trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng và xác định khả năng tổn thất tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng không được trích lập DPRR đầy đủ và thiếu tài sản bảo đảm thì có thể nguy hiểm hơn là tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng được trích lập DPRR và có tài sản bảo đảm đầy đủ.

NHTM bị đe dọa. Một trong những nguyên nhân đó phải kể đến tác động của rủi ro đạo đức và lựa chọn nghịch. Bản chất của nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nguyên nhân của nợ xấu có thể từ phía khách quan như khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế,…cũng có thể từ phía chủ quan của người đi vay. Việc vay mượn giữa ngân hàng và khách hàng được lập thành hợp đồng tín dụng. Cũng giống như các hợp đồng tài chính khác, hợp đồng tín dụng là một dạng hợp đồng không hoàn chỉnh. Để một hợp đồng được thực hiện đầy đủ thì các bên liên quan trong hợp đồng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, không giống như các hợp đồng hoàn chỉnh, việc thực hiện các hợp đồng không hoàn chỉnh gặp nhiều khó khăn hơn vì có rất nhiều tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực thi hợp đồng mà các bên không lường trước được. Cũng do chính vấn đề này mà trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có nhiều thông tin hơn có thể có những hành vi gây tổn hại tới bên có ít thông tin hơn. Đây chính là vấn đề bất cân xứng về thông tin trong hoạt động tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng vốn vay hơn khách hàng. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân các ngân hàng phải xử lý thông tin bất đối xứng để hạn chế sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức nhằm cho vay đúng người, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra. Nếu không, khách hàng có thể che dấu thông tin, thực hiện các hoạt động đầu tư mạo hiểm. Đến khi thất bại thì khách hàng không có khả năng trả nợ, và khoản vay ngân hàng trở thành nợ xấu. Rủi ro đạo đức tồn tại do chính sự nới lỏng kiểm soát, thiếu các chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học từ phía NH. Trên thực tế, trong quan hệ tín dụng giữa NH và khách hàng, người đi vay luôn nắm được nhiều thông tin hơn người cho vay về quá trình sử dụng vốn vay, họ có thể che giấu thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà người cho vay không mong muốn. Đây chính là hành vi rủi ro đạo đức từ phía khách hàng. Nếu các NH thiếu sự giám sát chặt chẽ thì xu hướng rủi ro đạo đức từ phía khách hàng sẽ gia

tăng, gây nguy cơ tổn thất nhiều hơn cho các NH. Ngoài ra, nguyên nhân rủi ro đạo đức xuất phát từ việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ, không đánh giá đúng năng lực cũng như phẩm chất, tư cách đạo đức nghề nghiệp của cán bộ NH. Từ đó dẫn đến sự thông đồng giữa cán bộ quản lý và nhân viên NH với khách hàng, gây thiệt hại đến lợi ích chung của NH.

Đối với NH, khi rủi ro đạo đức xảy ra đối với hoạt động tín dụng, có thể xuất phát do khách hàng có rủi ro đạo đức, hoặc do rủi ro đạo đức trong chính hoạt động kinh doanh của NH tạo nên, NH không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng NH phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho NH mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho NH kinh doanh không hiệu quả, chi phí của NH tăng lên so với dự kiến. Nếu một khoản vay bị mất khả năng thu hồi thì NH phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đó, NH không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì NH sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của NH ngày càng xấu có thể dẫn NH đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, khi các NH đã bên bờ vực phá sản, vũng lầy của rủi ro đạo đức ngày càng chìm sâu vì khi đó các NH hầu như không còn gì để mất nên sẵn sàng thực hiện các hoạt động đầu tư cực kì mạo hiểm và rủi ro nhằm cứu vãn tình thế.

2.2.4. Những biện pháp mà các NHTM Việt Nam đang áp dụng để hạn chế tình trạng thông tin bất đối xứng

Nhận thức được những nguy cơ của thông tin bất đối xứng, các NHTM tại Việt Nam cũng đã chủ động có các giải pháp hạn chế vấn đề này.

Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định.

- Cán bộ thẩm định được bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác

này. Phân công cán bộ thẩm định cũng căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh

của từng người.

- Phân cán bộ thẩm định theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành

nghề đó.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định. - Hàng năm các NHTM tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích

cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ

chuyên môn.

- NHTM chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh

thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù

hợp.

Tăng chất lượng việc thu thập thông tin.

- Trong buổi phỏng vấn cán bộ thẩm định tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp…Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra.

- Ngân hàng cũng tìm kiếm các nguồn thông tin khác về doanh nghiệp như: từ bạn hàng, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng trước đây…Ngân hàng cũng có thể kiểm tra chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp thông qua các công ty kiểm toán để biết được tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.

Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn.

- Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn: biện pháp này thực

hiện ngay khi ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 56)