CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần quốc tế Nam Thành
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhân lực
3.3.2.1. Những hạn chế trong công tác quản lý nhân lực
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần quốc tế Nam Thành vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:
Một là, về công tác hoạch định nhân lực khá bám sát vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác hoạch định nhân lực, xây dựng kế hoạch nhân lực còn nhiều hạn chế như chưa xây dựng được kế hoạch nhân lực dài hạn nhằm đáp ứng được sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp dẫn đến kế hoạch chưa sát với nhu cầu thực tiễn, chất lượng tuyển dụng nhân lực chưa đạt kết quả cao cụ thể theo bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ nhân lực được tuyển dụng có trình độ học vấn, cao đẳng năm 2017 vẫn chiếm 27,3 %; tương tự năm 2018 vẫn chiếm 38,5% và nhân lực tuyển dụng có trình độ học vấn khác năm 2017 vẫn chiếm 18,2%.
Hai là, về công tác phân tích công việc, công ty chưa xây dựng được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cụ thể, hoàn chỉnh làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhân lực, tuyển dụng, đánh giá thực hiện công việc và các quyết định nhân lực khác nhau.
Ba là, về công tác tuyển dụng nhân lực còn nhiều hạn chế như:
+ Việc tìm kiếm, thu hút nhân lực chất lượng còn nhiều hạn chế chủ. Việc thực hiện thông báo, đăng thông tin tuyển dụng nhân lực chủ yếu trên các website; qua giới thiệu từ người quen, bạn bè dẫn đến chất lượng nhân lực ứng tuyển chưa cao; tốn nhiều chi phí thời gian thu nhận và sàng lọc hồ sơ nhân lực ứng tuyển.
+ Thông tin đăng tuyển nhân lực nhiều vị trí chưa cụ thể, rõ ràng nhất là chế độ lương, chế độ đãi ngộ, thưởng dẫn đến hạn chế việc thu hút và thiếu tính hấp dẫn đối với nhân lực chất lượng cao.
+ Chất lượng nhân lực tuyển dụng mới hằng năm chưa thực sự đạt kết quả cao.
Bốn là, về công tác đào tạo và phát triển nhân lực doanh nghiệp còn nhiều hạn chế như:
+ Chi phí dành cho công tác đào tạo còn thấp, trong khi đó chi phí đào tạo lại dành một phần cho công tác đào đạo và bồi dưỡng nhân lực mới tuyển dụng. Cụ thể thao bảng 3.8 năm 2016 chi phí đào tạo trung bình/lượt người là 0,85 triệu đồng/lượt; tương tự năm 2017 là 0,93 triệu đồng/lượt và năm 2018 là 1,04 triệu đồng/lượt.
+ Doanh nghiệp chưa xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực trong trung hạn và dài hạn mà mới chủ yếu tập trung đào tạo nhân lực trong ngắn hạn dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao.
+ Chưa xây dựng chính sách tạo động lực cho nhân lực tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn như: hỗ trợ kinh phí đào tạo; hỗ trợ thời gian học tập; tăng lương; cơ hội thăng tiến và sắp xếp ở vị trí phù hợp hơn sau khi hoàn thành đào tạo.
Năm là, về công tác sắp xếp và sử dụng nhân lực còn bộc lộ một số hạn chế, bất hợp lý như phòng xuất nhập khẩu hàng năm giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tăng làm cho khối lượng công việc tăng lên trong khi số lượng nhân lực theo bảng 3.9 chỉ có 2 người làm cho áp lực công việc ngày càng lớn.
Sáu là, về công tác lương và đãi ngộ chưa tạo ra sức hút và sức hấp dẫn đối với nhân lực chất lượng cao cả về chế độ lương, chế độ khen thưởng, cơ hội thăng tiến chưa thực sự nổi bật. Theo bảng số liệu 3.10 cho thấy, năm 2018 thu nhập bình quân của nhân lực là 8,7 triệu đồng/người/tháng.
Bảy là, về công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quản lý nhân lực chưa được chú trọng, kém hiệu quả khi phương pháp đánh giá chủ yếu dựa vào mục tiêu, kết quả kinh doanh mà chưa bám sát vào các tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá quản lý nhân lực; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá còn mang tính hình thức.
3.3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhân lực.
Thứ nhất, do ảnh hưởng quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã làm gia tăng, đa dạng và phong phú sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đồng thời làm gia tăng sự cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cũng như cạnh tranh về nhân lực. Trong khi đó, Công ty cổ phần quốc tế Nam Thành là một doanh nghiệp nhỏ nên công tác quản lý nhân lực còn thiếu sự chủ động, chưa ứng phó kịp với những thay đổi trong công tác quản lý nhân lực trong thời kỳ hội nhập kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; đặc biệt là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Thứ hai, do có nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại nhập khẩu và phân phối sản phẩm mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm trong thị trường Việt Nam; đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lập kế hoạch nhân lực, kế hoạch phát triển của Công ty cổ phần quốc tế Nam Thành. Đặc biệt là, công tác tuyển dụng nhân lực, thu hút nhân lực và chính sách lương, đãi ngộ để tạo tính gắn bó lâu năm đối với những nhân lực có kinh nghiệm đang làm việc trong doanh nghiệp.
Thứ ba, do kinh tế ngày càng phát triển nên thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao, làm thay đổi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài việc các sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý thì người tiêu dùng đỏi hỏi chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng cao. Trong khi đó, Công ty cổ phần quốc tế Nam Thành với số lượng nhân lực còn ít, quy mô, cơ cấu doanh nghiệp còn nhỏ cũng như công tác quản lý nhân lực của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, do công tác hoạch định nhân lực, kế hoạch nhân lực chủ yếu trong ngắn hạn mà chưa chú trọng xây dựng kế hoạch nhân lực trung hạn và dài hạn dẫn đến doanh nghiệp chưa ứng phó kịp thời những biến, thay đổi của môi trường trong công tác quản lý nhân lực.
Thứ năm, do Công ty cổ phần quốc tế Nam Thành với tiềm lực về tài chính còn nhiều hạn chế, khó khăn dẫn đến công tác đào tạo; công tác tuyển dụng nhân
lực chưa đáp ứng được kỳ vọng, mục tiêu, chiến lược phát triển nhân lực cũng như phát triển chung của doanh nghiệp; chính sách lương và đãi ngộ cũng chưa tạo tính hấp dẫn đối với nhân lực chất lượng cao.
Thứ sáu, Công ty cổ phần quốc tế Nam Thành đã xây dựng tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực, tiêu chí đánh giá thực hiện công việc. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng cũng như việc kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý nhân lực chỉ mới mang tính hình thức nên kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá không đạt kết quả cao, tạo tính khuyến khích, kỷ luật đối với những nhân lực hoàn thành tốt công việc, cũng như nhân lực chưa hoàn thành tốt công việc.
Thứ bảy, do phòng kinh doanh của Công ty cổ phần quốc tế Nam Thành làm việc ở nhiều khu vực khác nhau nên việc quản lý thời gian làm việc và chất lượng thực hiện công việc gặp nhiều khó khăn, việc quản lý chủ yếu dựa vào ý thức thực hiện công việc và kết quả kinh doanh của nhân lực.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ