Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần quốc tế nam thành (Trang 41 - 43)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực

Quản lý nhân lực đóng vai trò chiến lược trong tất cả các doanh nghiệp. Việc quản lý nhân lực, văn hóa và môi trường làm việc một cách hiệu quả sẽ góp phần vào định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Để đánh giá quản lý nhân lực trong doanh nghiệp có đạt được hiệu quả tốt hay kém hiệu quả cần dựa trên các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực.

Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực cần đáp ứng nguyên tắc SMART:

+ Specific (S): Cụ thể, chi tiết rõ rang + Measurable (M): Đo lường được + Achievable (A): Phù hợp thực tiễn + Realistic (R): Có thể tin cậy được

+ Time bound (T): Thời gian thực hiện/ hoàn thành công việc

- Tiêu chí đánh giá công tác hoạch định nhân lưc được thể hiện ở mức độ sai lệch giữa kế hoạch so với kết quả thực hiện kế hoạch; số lượng nhân lực so với chất lượng nhân lực; số lượng nhân lực thôi việc, nghỉ việc; số lượng nhân lực được tuyển dụng mới; độ chính xác giữa dự báo nhu cầu nhân lực so với số lượng nhân lực thực tế được tuyển dụng.

- Tiêu chí đánh giá công tác phân tích công việc được thể hiện ở các tiêu chí như: thời gian, chi phí dành cho công tác phân tích công việc so với số lượng vị trí công việc đã được xây dựng bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công

việc. Độ chính xác, độ tin cậy của bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện so với công việc thực tiễn tại vị trí công việc đó.

- Tiêu chí đánh giá tuyển dụng nhân lực được thể hiện ở các tiêu chí như: chi phí, thời gian tuyển dụng so với số lượng nhân lực được tuyển dụng; chất lượng nhân lực đã được tuyển dụng kể cả trình độ học vẫn, kinh nghiệm, sức khỏe, đạo đức, ý thức. Chi phí, thời gian dành cho việc tìm kiếm và thu hút ứng viên so với số lượng ứng viên ứng tuyển; chất lượng ứng viên ứng tuyển so với số lượng ứng viên ứng tuyển; thời gian hòa nhập của nhân lực được tuyển dụng.

- Tiêu chí đánh giá công tác đào tạo và phát triển giúp nhân lực bắt kịp với những thay đổi: đào tạo và phát triển nhân lực nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức thực hiện tốt những công việc của doanh nghiệp bên cạnh những thay đổi của thị trường, thay đổi của công nghệ thể hiện ở tỷ lệ số nhân lực bị đào thải, buộc thôi việc và số nhân lực phải tuyển dụng mới. Chi phí, thời gian đào tạo so với lợi nhuận tăng thêm sau khi nhân lực được đào tạo.

- Tiêu chí đánh giá công tác sắp xếp và sử dụng nhân lực: sắp xếp và sử dụng nhân lực một cách hợp lý đảm bảo tính hiệu quả, năng suất làm việc tốt nhất phù hợp với công việc của từng vị trí trong doanh nghiệp. Sắp xếp và sử dụng nhân lực hiệu quả đảm bảo thể hiện ở số lượng và chất lượng nhân lực cần thiết cho từng vị trí công việc cụ thể trong doanh nghiệp.

- Tiêu chí đánh giá công tác lương và chế độ đãi ngộ

Chi phí nhân lực gồm lương cơ bản, lương làm thêm giờ, phụ cấp, chi phí khen thưởng, chi phí phúc lợi bắt buộc và không bắt buộc và chi phí đào tạo. Nhà quản lý cần biết tổng chi phí nhân lực để xác định:

+ Mức độ chi phí mà nhân lực có thể trả cho nhân lực theo tỷ lệ phù hợp với lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Đảm bảo chi phí nhân lực hợp lý và phân bổ chi phí nhân lực theo hiêu quả công việc của từng nhân lực.

Lợi nhuận/chi phí tiền lương: tỷ số này xác định tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lương cho nhân lực.

Môi trường làm việc tốt thể hiện ở tính gắn kết của mọi nhân lực cũng như người quản lý, tinh thần làm việc tập thể, tinh thần làm việc của nhân lực, sự hòa đồng và tin tưởng lẫn nhau, tính tư duy, sáng tạo, hiệu quả công việc. Ngược lại, môi trường làm việc không tốt thể hiện ở tính gắn kết nhân lực kém; nhân lực thiếu tin tưởng lẫn nhau; hay xảy ra mâu thuẫn giữa các nhân lực; thiếu trách nhiệm và thái độ làm việc; hiệu quả công việc kém, thiếu tư duy, sáng tạo.

- Tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của nhân lực

+ Tỷ lệ vắng mặt và vắng mặt không lý do của nhân lực thể hiện ở số lượng nhân lực vắng mặt không có ở doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định và thể hiện ở chỉ số ý thức của nhân lực.

+ Tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của nhân lực thể hiện ở tiêu chí tỷ lệ đi làm không đúng giờ quy định, thái độ thực hiện công việc, cách giao tiếp, tuân thủ nội quy của doanh nghiệp, tinh thần tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần quốc tế nam thành (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)