Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI KBNN TỈNH PHÚ THỌ
2.3. Đánh giá chung về ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ
2.3.2 Những hạn chế chủ yếu trong quá trình ứng dụng CNTT
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ cũng còn gặp những khó khăn và bộc lộ những hạn chế nhất định dƣới đây:
- Vận dụng, triển khai cơ chế, chính sách nói chung.
Cơ chế chính sách phát triển ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách của Bộ Tài Chính và KBNN, do đó nhiều lúc bị động trong triển khai công việc. Chính sách phát triển ứng dụng CNTT của ngành chƣa cân đối giữa các yếu tố, nhất là trong những giai đoạn trƣớc, việc đầu tƣ cho con ngƣời chƣa tƣơng xứng với việc đầu tƣ cho thiết bị và công nghệ, mới chỉ quan tâm đến vấn đề đào tạo những lực lƣợng có sẵn, chƣa quan tâm tới việc thu hút nhân lực bên ngoài hệ thống hoặc việc khuyến khích, tập trung khai thác những năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác tin học của các tỉnh, thành phố chƣa đáng kể…..
Hoạt động tin học tại KBNN các tỉnh nói chung, KBNN Phú Thọ nói chung đã đƣợc thay đổi song chƣa đầy đủ hoặc chƣa sửa đổi kịp thời cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. KBNN Phú Thọ mới chỉ xây dựng đƣợc quy chế quản lý thiết bị tin học vào tháng 06 năm 2007, chƣa có cơ chế, chính sách riêng nổi bật trong việc khuyến khích phát triển ứng dụng CNTT.
Sự hỗ trợ về tài chính từ nguồn ngân sách địa phƣơng của tỉnh, huyện hầu nhƣ không có, chính sách của tỉnh về phát triển ứng dụng CNTT chƣa quan tâm đến hệ thống Kho bạc, mối quan hệ giữa Kho bạc và cơ quan quản lý phát triển ứng dụng CNTT ở tỉnh là rất ít.
Trƣớc năm 2000 việc ứng dụng CNTT chƣa đƣợc mở rộng phát triển nhiều nên biên chế cho ứng dụng CNTT tại KBNN tỉnh là 03 ngƣời trong đó có 02 nữ. Sau năm 2000, sự phát triển nhiều ứng dụng, số lƣợng thiết bị đầu tƣ tăng nhanh, đòi hỏi phải bổ sung CBCC có trình độ Đại học cho ứng dụng CNTT. Tại KBNN Phú Thọ không tuyển dụng đƣợc do bị khống chế về số lƣợng biên chế. Tại thời điểm đó thực hiện khoán biên chế trong khi chính sách tuyển dụng CBCC trƣớc đó chƣa chặt chẽ nên số lƣợng biên chế đƣợc tuyển nhiều cho các bộ phận khác, dẫn đến số biên chế thừa ra so với số biên chế khoán chƣa đƣợc giải quyết. Sau nhiều năm khắc phục hậu quả để lại về biên chế, KBNN tỉnh Phú Thọ có thể tuyển dụng bổ sung biên chế cho phòng tin học nhƣng do chính sách tiền lƣơng và một số nguyên nhân khác nên hiện chƣa tuyển dụng đƣợc cán bộ có trình độ Đại học về CNTT mà chỉ tuyển dụng đƣợc những CBCC trình độ trung cấp và cao đẳng. Do khó khăn về nhân lực, 02 cán bộ nữ, CBCC phòng tin học thƣờng xuyên tham gia các khóa học khác, nên nhiều khóa học nâng cao nghiệp vụ tin học đƣợc KBNN tổ chức nhƣng cán bộ tin học tỉnh không thể tham gia. Cán bộ đã đƣợc đào tạo phải kiêm nhiều công việc khác nhau nên không thể chuyên sâu. Do đó việc ứng dụng những kiến thức đƣợc đào tạo chƣa cao. Đã có những lúc bị động trong công việc hoặc chỉ đáp ứng đƣợc việc duy trì hoạt động của hệ thống còn việc nghiên cứu và phát triển gặp nhiều hạn chế.
Đối với CBCC làm công tác tin học tại KBNN các huyện cũng có nhiều lúc gặp khó khăn, do một số CBCC đƣợc bổ nhiệm làm Kế toán trƣởng, việc chuẩn bị thay thế chƣa chủ động. Cán bộ tin học huyện do Giám đốc các KBNN huyện phân công nên một số CBCC chƣa qua đào tạo chuyên sâu đƣợc phân công thay thế, điều đó đã ảnh hƣởng đến hoạt động và gây khó khăn cho đơn vị và phòng tin học. Nhiều cán bộ tin học tại các KBNN huyện không tâm huyết với công việc đƣợc giao, thậm chí có tâm lý không muốn đảm nhận công việc này vì sự quan tâm về vật chất và tinh thần là chƣa thỏa đáng. Do phải kiêm nhiệm công tác kế toán nên một số cán bộ tin học huyện không chú tâm cho
nghiệp vụ tin học vì vậy nhiều ngƣời đã đƣợc đào tạo về xử lý các sự cố….nhƣng qua một thời gian không tự thực hiện đƣợc.
Chế độ phụ cấp ƣu đãi cho cán bộ tin học tại tỉnh là rất ít và chƣa có chế độ đối với cán bộ tin học tại KBNN huyện, chỉ từ năm 2009 mới đƣợc bổ sung thêm phụ cấp nhƣng chƣa tƣơng xứng.
Đối với các CBCC khác mặc dù đã đƣợc đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học nhƣng do không ôn lại thƣờng xuyên, nên một số ngƣời đã quên nhiều kiến thức. Mặt khác do trình độ tiếng anh kém nên cũng gây nhiều khó khăn cho họ trong quá trình nghiên cứu, học tập và sử dụng các thiết bị tin học.
Về chế độ tuyển dụng cán bộ tin học, trƣớc đây do Giám đốc KBNN tỉnh quyết định và chọn lựa, hiện nay tuyển dụng qua việc tập trung thi công chức ở Trung ƣơng. Tiêu chuẩn đặt ra là phải có bằng đại học chính quy, chuyên ngành CNTT, do đó vừa qua KBNN Phú Thọ đƣợc 2 chỉ tiêu nhƣng chỉ có 5 hồ sơ dự thi và kết quả là có 1 ngƣời trúng tuyển.
- Về trang bị và quản lý, sử dụng các thiết bị tin học.
Do quy định thống nhất về việc mua sắm thiết bị tin học tập trung tại trung ƣơng nên việc trang bị tại tỉnh phụ thuộc vào các đợt triển khai, do đó nhiều lúc còn bị động, thực tế có những lúc phải sử dụng nhiều thiết bị cũ đã hết hạn bảo hành, nhƣng cũng có những lúc trang bị mới dồn dập kéo theo nhiều công việc khác phải triển khai nhƣ kiểm tra, tiếp nhận, cài đặt phần mềm, phân phối, ghi chép theo dõi…
Một số thiết bị tin học đƣợc trang bị có chi phí lớn nhƣng hiệu quả sử dụng không cao, nhƣ các thiết bị sao lƣu, máy in kim….cũng có những đợt thiết bị tin học đƣợc trang bị chất lƣợng không đảm bảo, thƣờng phải gửi đi bảo hành nhiều. Một số công ty cung cấp thiết bị tin học thực hiện dịch vụ bảo hành chậm chễ nên nhiều lúc gây nhiều khó khăn cho các đơn vị.
Việc thực hiện quy chế hoạt động tin học của ngành về quản lý sử dụng thiết bị cũng nhƣ thực hiện quy chế quản lý thiết bị tin học của KBNN tỉnh còn hạn chế, việc cung cấp mã thiết bị cho những thiết bị mới chƣa đƣợc thực hiện, việc phối hợp giữa bộ phận Tài vụ- Hành chính-Quản trị và bộ phận tin học nhiều lúc chƣa đƣợc ăn khớp, thiết bị đƣợc tiếp nhận và đƣa vào sử dụng một thời gian khá lâu mới có thông báo về đơn giá cho bộ phận Tài vụ, có những thiết bị qua năm sau mới có thông báo về đơn giá và quyết định giao tài sản, thêm nữa là những thông tin về thiết bị nhƣ tên, loại thiết bị không ghi rõ ràng hoặc không đúng, dẫn đến việc đối chiếu giữa tài vụ và tin học gặp nhiều khó khăn. Những năm trƣớc đây việc điều chuyển, cho mƣợn thiết bị tin học chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ nên tổng số thiết bị vẫn đúng, nhƣng chi tiết từng đơn vị thì không đúng, từ đó phải điều chỉnh sổ sách và báo cáo.
Việc quản lý kho của bộ phận Tài chính-Quản trị cũng chƣa đƣợc quan tâm sâu sát, mở sổ theo dõi chƣa đầy đủ.
- Về bảo dƣỡng thiết bị tin học:
Hàng năm thƣờng xuyên đƣợc thực hiện 2 lần, thời điểm bảo dƣỡng cũng cần điều chỉnh lại, tính toán sao cho trƣớc khi tiết nồm, ẩm thì phải tiến hành bảo dƣỡng ngay. Tại KBNN các huyện đã đƣợc trang bị máy điều hòa nhƣng do kinh phí hạn chế nên một số đơn vị đã không bật máy ngay trong những ngày nắng nóng và ẩm ƣớt. Việc vệ sinh nơi làm việc cũng chƣa đƣợc thƣờng xuyên thực hiện nên còn bụi bẩn trên bàn làm việc và xung quanh nơi đặt thiết bị. Vẫn còn một số CBCC ý thức tiết kiệm điện và bảo quản thiết bị chƣa tốt nhƣ không tắt thiết bị khi hết giờ làm việc nhất là buổi trƣa. Việc hƣớng dẫn sử dụng thiết bị tin học chƣa đƣợc kỹ càng, một số CBCC chƣa quan tâm tới việc học hỏi, nghiên cứu tài liệu hƣớng dẫn sử dụng thiết bị nên vẫn còn những lỗi do ngƣời sử dụng gây ra nhƣ Gim giấy rơi vào máy in….Việc bàn giao thiết bị mới cũng chƣa
đƣợc quan tâm nhiều đến phần chuyển giao công nghệ, hƣớng dẫn sử dụng, tài liệu hƣớng dẫn sử dụng chủ yếu là tiếng anh, rất ít có sử dụng tiếng việt.
Trên địa bàn tỉnh rất ít công ty, trung tâm, cửa hàng cung cấp và sửa chữa thiết bị tin học có uy tín, chất lƣợng, trình độ sửa chữa phần cứng của cán bộ tin học còn hạn chế, nên thiết bị hỏng thƣờng phải đƣa đi sửa chữa tại các công ty, trung tâm tại Hà nội hoặc đƣa đến Trung tâm dịch vụ của cục CNTT-KBNN, do đó làm mất nhiều thời gian thực hiện và gây không ít khó khăn cho đơn vị.
- Về thanh lý thiết bị :
Cần đƣợc thực hiện kịp thời định kỳ hàng năm, vẫn còn một số thiết bị chƣa đƣợc đƣa vào danh sách thanh lý kịp thời, thời gian chờ quyết định và thực hiện chƣa đƣợc nhanh chóng.
Về báo cáo liên quan tới thiết bị còn một số hạn chế, cần phải sửa đổi một số mẫu báo cáo, việc tổng hợp báo cáo chủ yếu theo bảng Excel, vì chƣa có chƣơng trình quản lý thiết bị tin học riêng. Thời gian gửi báo cáo của một số KBNN huyện chƣa kịp thời và chƣa coi trọng công tác tổng hợp báo cáo thiết bị tin học, việc đối chiếu giữa bộ phận tin học và Tài vụ-Quản trị còn bị xem nhẹ.
- Về ứng dụng phần mềm:
Hiện nay còn một số phần mềm ứng dụng chƣa đƣợc nâng cấp sử dụng công nghệ cao hoặc chƣa đƣợc quan tâm nhiều nhƣ chƣơng trình quản lý và kiểm soát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản , vốn chƣơng trình mục tiêu, do đó mức độ bảo mật và an toàn dữ liệu chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhiều nghiệp vụ hoặc ràng buộc không chặt, dễ xảy ra sai sót. Chƣa xây dựng đƣợc quy chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng.
Một số phần mềm ứng dụng khi xây dựng chƣa đƣợc tính toán ký đến các yếu tố liên quan nhƣ kỹ thuật hạ tầng truyền thông, mức độ ổn định tốc độ đƣờng truyền nên xẩy ra nhiều sai sót, chi phí truyền tin lớn, hiệu quả không cao nhƣ
chƣơng trình Quản lý phát hành và thanh toán trái phiếu (TPKB). Các phần mềm sử dụng công nghệ lƣu trữ dữ liệu phân tán nên việc đồng bộ dữ liệu cũng gặp những khó khăn nhất định. Hiện nay chƣa có phần mềm quản lý thiết bị tin học áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống Kho bạc, chƣa có phần mềm quản lý công văn. Cẫn còn những CBCC nghiệp vụ do chƣa chú ý, nghiên cứu kỹ tài liệu sử dụng, chƣa nắm chắc quy trình nghiệp vụ, hoặc thiếu cẩn thận, kết hợp với việc ràng buộc và bắt lỗi kém của chƣơng trình, do đó có lúc gây ra nhiều sai sót. Mất khẩu ngƣời sử dụng còn để đơn giản, ít thay đổi hoặc bảo mật chƣa tốt. Chƣơng trình ứng dụng chƣa đƣợc hoàn thiện nhất là chức năng điều chỉnh khắc phục lỗi nên có lúc phải can thiệp vào CSDL để sửa lỗi.
Do sự thay đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách của nhà nƣớc nên các phần mềm ứng dụng thƣờng xuyên phải sửa đổi, nâng cấp, cập nhật, có lúc ngƣời lập trình do chƣa chú ý, nghiên cứu kỹ thực tế các nghiệp vụ nên khi nâng cấp, cập nhật chƣơng trình gây nhiều lỗi phải thực hiện sửa đổi, cập nhật liên tục, nhiều lúc gặp khó khăn về khă năng hỗ trợ xử lý lỗi của cán bộ tin học Cục CNTT – KBNN và KBNN tỉnh do lực lƣợng mỏng, nhiều công việc phải xử lý đồng thời… khả năng sử lý các sự cố các chƣơng trình ứng dụng đôi khi phụ thuộc vào độ ngũ cán bộ tin học Cục CNTT và một vài cán bộ tin học KBNN tỉnh, khả năng tự lập trình các ứng dụng phụ trợ của phòng tin học cũng còn hạn chế.
Cổng thông tin điện tử của ngành đã đƣợc triển khai nhƣng nhiều chức năng chƣa hoàn thiện hoặc nguồn cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế, cổng thông tin của KBNN tỉnh đƣợc khai thác hiệu quả chƣa cao.
- Về Quản trị dữ liệu
Số cán bộ tin học đƣợc đào tạo chuyên sâu về cơ sở dữ liệu còn ít, việc thực hiện yêu cầu về quản trị dữ liệu có thời gian chƣa đƣợc đảm bảo theo đúng quy định trong các quy chế, mật khẩu còn để đơn giản hoặc ít thay đổi, ghi sổ theo dõi chƣa kịp thời, có những đơn vị đôi lúc chƣa thực hiện sao lƣu kịp thời.
Thiết bị phục vụ sao lƣu hay bị hỏng nên hiệu quả sử dụng thấp chủ yếu sao lƣu ra một máy tính khác, cá biệt có đơn vị bị hỏng dữ liệu phải nhập lại 1 đến 2 ngày. Việc thực hiện sao lƣu cũng chƣa đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên.
Dữ liệu của một số chƣơng trinhfcos khả năng bảo mật kém do phải chia sẻ nhiều quyền cho ngƣời sử dụng nhƣ dữ liệu của chƣơng trình DTKB – LAN, KHKB – LAN, Kho quỹ kho bạc (KQKB)… Dữ liệu tổng hợp của chƣơng trình Kế toán ngân sách rất lớn, do tích hợp nhiều năm nên thời gian sao lƣu lâu và dễ bị lỗi trong quá trình sao lƣu.
- Về Quản trị mạng và sử dụng hạ tầng truyền thông
Hiện nay chỉ có một cán bộ phòng tin học đƣợc đào tạo chuyên sâu về quản trị mạng, song phải kiêm nhiều việc khác nên công việc này cũng chƣa đƣợc quan tâm sâu sát. Việc quản lý mật khẩu và tài nguyên mạng cũng chƣa đƣợc chặt chẽ, mật khẩu máy chủ ít thay đổi, còn lƣu nhiều thông tin trên máy chủ. Cán bộ tin học KBNN huyện chƣa đƣợc đào tạo nhiều về kiến thức mạng, gần đây mới đƣợc đào tạo về cài đặt hệ thống cho máy chủ nhƣng do khả năng có hạn, không thực hành thƣờng xuyên nên chƣa chủ động thực hiện đƣợc khi xảy ra sự cố mà vẫn cần sự hỗ trợ của cán bộ phòng tin học.
Những năm trƣớc đây khi triển khai máy chủ mới và các thiết bị mạng phía công ty ít hƣớng dẫn và chuyển giao công nghệ, giới thiệu các tiện ích một cách cụ thể, rõ ràng cho phòng Tin học nên cán bộ quản lý mạng phải tự nghiên cứu tìm hiểu là chính.
Việc quản lý ra vào phòng máy chủ chƣa đƣợc mở sổ theo dõi cẩn thận, phòng máy chủ nhiều khi phải sử dụng để chứa các thiết bị hỏng, thiết bị không có nhu cầu sử dụng nữa hoặc các thiết bị chƣa kịp nhập kho, thiết bị chờ thanh lý…
Phần mềm phòng và diệt Virus còn hạn chế, việc hƣớng dẫn sử dụng cũng chƣa kỹ lƣỡng ngày càng có nhiều CBCC sử dụng USB trao đổi dữ liệu giữa
ở nhà riêng không đƣợc trang bị cài đặt diệt virus nên thƣờng lây lan Virus từ máy tính bên ngoài vào hệ thống mạng của cơ quan, làm hạn chế tốc độ hoặc làm hỏng các phần mềm hệ thống. Vì vậy nhiều máy tính phải thực hiện cài đặt lại toàn bộ phần mềm hệ thống và môi trƣờng. Hệ điều hành máy trạm cũng chƣa đƣợc thƣờng xuyên cập nhật các bản sửa đổi và vá lỗi của hãng Microsoft.
Một số thiết bị mạng va thiết bị bảo mật đòi hỏi phải có trình độ quản lý cao, đƣợc Bộ Tài chính và KBNN thuê các công ty thực hiện nên việc quản lý, bảo mật chƣa đƣợc chủ động, còn phụ thuộc từ một số công ty bên ngoài hoặc cán bộ cục CNTT-KBNN. Khả năng kiểm tra băng thông, phân tích và quản lý