12. Trình độ lao động 0,12 0,
1.2.1. Vai trò của nhà n-ớc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.2.1. Vai trò của nhà n-ớc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.2.1.1. Hàn Quốc.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc chiếm khoảng 98,5 % số l-ợng các doanh nghiệp sản xuất (năm 1991), 63,5 % lao động và 45,8% giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp công nghiệp. Do chiến l-ợc -u tiên cho việc củng cố các tập đoàn kinh tế ( Chaebol), lấy nó làm x-ơng sống của nền kinh tế quốc dân nên doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một thời gian khá dài không đ-ợc chú ý đúng mức.
Tuy nhiên, từ sau năm 1980, các chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đ-ợc quan tâm hơn. Chính phủ bắt đầu chú ý xây dựng các thể chế và biện pháp hỗ trợ cụ thể, vạch ra kế hoạch mục tiêu dài hạn để thực hiện. Nhà n-ớc tập trung hỗ trợ cho các ngành công nghiệp địa ph-ơng, ngành công nghiệp mới và doanh nghiệp mới đ-ợc thành lập. Năm 1986, Hàn Quốc đã ban hành luật “Tăng cường việc hình thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa” là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển khu vực này. Từ năm 1990 đến nay, Hàn Quốc đã ban hành nhiều đạo luật (có 12 luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa). Tr-ớc hết, xác định khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa, các định h-ớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện và môi tr-ờng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cạnh tranh, quy định việc mua sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tài trợ các doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ mới… Các chính sách khuyến khích về tài chính, công nghệ, marketing đ-ợc áp dụng rộng rãi. Chính phủ đã thành lập một quỹ xúc tiến công nghiệp vừa và nhỏ ( Mall and Medium Industries Promotion Fund) để cung cấp những khoản tín dụng dài hạn, lãi suất thấp. Ngân hàng th-ơng mại quốc gia phải dành một tỷ lệ nhất định là 25% tín dụng để đầu t- cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các chính sách hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc là nhằm xây dựng một nền móng phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống chính sách này đ-ợc xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm
tính độc lập, tự chủ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình thành
lập cũng nh- trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chính phủ có biện pháp giúp đỡ hợp lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tỉnh để phát triển cân đối giữa thành thị và nông thôn.
Có thể khái quát các chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính phủ Hàn Quốc nh- sau:
+ Phát triển thầu phụ công nghiệp, khuyến khích phát triển công nghệ mới và th-ơng mại hoá sản phẩm mới, hỗ trợ phát triển thị tr-ờng, hỗ trợ vốn, tín dụng, thuế, khuyến khích thành lập và bảo vệ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số biện pháp hỗ trợ cụ thể là:
Ban hành đạo luật khuyến khích hệ thống hợp đồng thầu phụ để bảo vệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn. Triển khai thành lập uỷ ban hỗ trợ cho việc ký kết hợp đồng và uỷ ban tư vấn cho những người làm hợp đồng phụ; xây dựng “Tổ chức hỗ trợ cho sự liên kết các dự án trong ngành công nghiệp” giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đ-ợc -u tiên thực hiện các hợp đồng sản xuất các sản phẩm chuyên dụng của doanh nghiệp lớn và khuyến khích họ mua sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc này đã giúp cho các doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động của mình và tạo điều kiện để giúp cho các doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động của mình và tạo điều kiện để có sự liên kết tổ chức sản xuất giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Bắt buộc các bên ký hợp đồng sản xuất và mua sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi đ-ợc giao hàng. Đối với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ sẽ đ-ợc vay 50% vốn. Những doanh nghiệp giao hợp đồng phụ sẽ đ-ợc giảm thuế 10% nếu đầu t- vào các dự án thử nghiệm hoặc đầu t- vào nâng cao kỹ thuật của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng phụ.
+ Hỗ trợ để phát triển, th-ơng mại hoá sản phẩm mới và công nghệ mới: Chính phủ công bố chọn các ngành công nghiệp -u tiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những ngành này sẽ đ-ợc tăng c-ờng hỗ trợ trong việc hiện đại hoá các cơ sở vật chất, hợp lý hoá quản lý và cải tiến công nghệ.
Hỗ trợ việc nâng cấp dần trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao giá trị gia tăng và phát minh sáng chế kỹ thuật; khuyến khích các tổ chức ( cả t- nhân và Nhà n-ớc ) tham gia tích cực vào việc cung cấp các dịch vụ thông tin và t- vấn cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính phủ cũng hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ sử dụng kỹ thuật hiện đại. thành lập ba tổ chức tài chính khuyến khích phát minh và sáng chế công nghệ là “ Tổ chức hợp tác phát triển công nghệ Hàn Quốc”,
“ Tổ chức hợp tác đầu tư phát triển” và “ Tổ chức hợp tác tài chính công nghệ”, bảo đảm cho các tổ chức này nhận được 70% vốn vay của ngân hàng để làm dịch vụ hỗ trợ.
+ Hỗ trợ phát triển thị tr-ờng: Nhà n-ớc hỗ trợ thị tr-ờng bằng cách
công bố những mặt hàng độc quyền sản xuất riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số l-ợng các mặt hàng này tăng dần từ 103 lên đến 205 vào tháng 12/1984.
Thành lập tổ chức xúc tiến th-ơng mại Kotra hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc xâm nhập thị tr-ờng quốc tế. Hỗ trợ một phần chi phí quảng cáo, chi phí hỗ trợ và tiếp thị, tìm kiếm thị tr-ờng cho những doanh nghiệp nhỏ và những sản phẩm của họ ở ngoài n-ớc.
+ Các biện pháp hỗ trợ vốn, tín dụng, thuế. Thông qua chính sách cho vay của Ngân hàng, Chính phủ buộc các ngân hàng phải dành 35% toàn bộ vốn vay của mình cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối với ngân hàng n-ớc ngoài và các tổ chức tài chính bảo hiểm là 25% và 75 % đối với các ngân hàng địa ph-ơng. Chính phủ ban hành chính sách áp dụng thuế -u tiên cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa, mức thuế suất giảm 50% so với các doanh nghiệp lớn cùng loại, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực -u tiên nh- vùng xa, vùng sâu hoặc nằm trong ch-ơng trình giúp đỡ nông thôn của chính phủ, mức thuế suất có thể giảm tới 100%.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, Ngân hàng trung -ơng Hàn Quốc bảo đảm cung cấp khoảng 90% tổng số vốn vay trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhập máy móc để sản xuất nguyên vật liệu, phụ tùng. Vốn đầu t- vào tài sản cố định của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đ-ợc miễn thuế trong 3 năm.
+ Khuyến khích thành lập và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong n-ớc cũng nh- ngoài n-ớc bằng cách: Đơn giản hoá thủ tục hành chính; hỗ trợ tài chính và cung cấp dịch vụ thông tin trong n-ớc và ngoài n-ớc để tạo ra môi tr-ờng đầu t- thông thoáng, thuận lợi và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, chính phủ lập Quỹ hỗ trợ đầu t- hải ngoại (150 triệu USD); Lập quỹ hỗ trợ song ph-ơng 300 triệu USD với sự đóng góp 50 – 50 của Chính phủ và doanh nghiệp để cho tr-ờng hợp doanh nghiệp không thể trả đ-ợc nợ vì phá sản hay vì lý do khác, quỹ đó trả một khoản tiền gấp 10 lần so với lệ phí hội viên. Mục tiêu của Quỹ là: Ngăn ngừa tình trạng phá sản có tính dây chuyền của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa và giảm thiểu những ảnh h-ởng kinh tế xã hội có thể phát sinh; hỗ trợ song ph-ơng giữa các doanh nghiệp; Cung cấp vốn theo nhu cầu của các tổ chức hợp tác nhằm thực hiện liên doanh mua và bán.
Khuyến khích phát triển công nghệ địa ph-ơng, trong đó tạo điều kiện thuận lợi để các địa ph-ơng xây dựng các khu công nghiệp của mình, buộc họ có trách nhiệm tìm kiếm địa điểm để xây dựng các khu công nghiệp trong địa bàn mình phụ trách và chính phủ sẽ cùng hỗ trợ vốn chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp sẽ đ-ợc vay vốn với lãi suất thấp cho xây dựng nhà x-ởng và mua sắm thiết bị.
+ Chính sách nhà n-ớc th-ờng có xu thế bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi các doanh nghiệp đều là những thực thể kinh doanh bình đẳng trên thị tr-ờng. Các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động có lãi trong một môi tr-ờng cạnh tranh lành mạnh hơn là hỗ trợ bằng bao cấp và bảo hộ. Nhận thức điều này, Hàn Quốc đã điều chỉnh chiến l-ợc h-ớng vào đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp lớn, kết hợp với hỗ trợ của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc đào tạo lại lực l-ợng lao động. Xây dựng cơ chế trách nhiệm rõ ràng, các doanh nghiệp phải tự gánh chịu những thiệt hại và có trách nhiệm đối với sản xuất kinh doanh. Chính phủ tìm mọi cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu t- và nắm lấy cơ hội kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có đóng góp to lớn trong thành tựu phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
1.2.1.2. Singapore.
Tình hình ở Singapore khác với nhiều n-ớc khác. Quy mô to lớn của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là lợi thế của n-ớc này. Mặc dù Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp tạo ra nhiều việc làm, họ cũng cạnh tranh với nhau do tình trạng khan hiếm lao động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ít khả năng tiếp cận công nghệ, tài chính và thị tr-ờng để phát triển. Do vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa đ-ợc khuyến khích liên kết với các công ty lớn để tồn tại và phát triển.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các đối tác liên kết, liên doanh của các công ty đa quốc gia ở Singapore. Sự hợp tác đ-ợc thiết lập trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và hỗ trợ lẫn nhau. Các công ty đa quốc gia mang theo công nghệ và khả năng sản xuất cao. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Singapore hỗ trợ họ bằng các sản phẩm và dịch vụ có chất l-ợng cao. Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Singapore còn cùng các công ty đa quốc gia đột phá vào thị tr-ờng mới trong khu vực.
Mục tiêu của Singapore là phát triển một nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động có tiềm năng phát triển trong tất cả các ngành công nghiệp. Các công ty này không những đóng góp đáng kể vào GDP mà chúng còn là động lực để các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác phát triển mạnh mẽ hơn. Triết lí cơ bản của Singapore là giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển để nâng cao sức cạnh tranh trên thị tr-ờng trong và ngoài n-ớc.
Bốn nguyên tắc cơ bản trong các kế hoạch của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện hoạt động của mình là:
1. Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ tự giúp mình. 2. Chỉ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ không bảo hộ họ.
3. Đ-a doanh nghiệp nhỏ và vừa vào guồng máy phát triển kinh tế chung.
4. Duy trì một môi tr-ờng kinh doanh thân thiện.
Do thấy rõ tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế hoạch tổng thể phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đ-ợc thực hiện năm 1998 nhằm biến các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành các doanh nghiệp có sức sống và sức hồi phục. Kế hoạch 5 mũi chủ chốt giúp cải cách các doanh nghiệp nhỏ và vừa và giảm thiểu rủi ro thành lập. Đó là:
1. Tài chính và kế hoạch kinh doanh.
2. Tiếp nhận, áp dụng và cải tiến công nghệ. 3. Quản lý nguồn nhân lực.
4. Cải thiện và huấn luyện khả năng sản xuất. 5. Hợp tác thị tr-ờng và kinh doanh.
Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua 5 điểm mấu chốt trên, các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, thị tr-ờng, thông tin và tài trợ đã đ-ợc vạch ra và thực hiện. Nhiều ch-ơng trình khác nhau đã đ-ợc các cơ quan Chính phủ thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cải tiến hệ thống hoạt động. Một số ch-ơng trình tiêu biểu nh-:
a. Ch-ơng trình nâng cấp công nghiệp địa ph-ơng.
Ch-ơng trình này nhằm tăng c-ờng mối quan hệ phát triển kinh doanh chặt chẽ hơn giữa các công ty địa ph-ơng và các công ty đa quốc gia ở Singapore. Qua ch-ơng trình này, các công ty đa quốc gia tham gia sẽ cho các nhà quản lý chủ chốt làm việc trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng khai thác kỹ năng quản lý và kỹ thuật của các công ty đa quốc gia, khách hàng của họ để nâng cấp khả năng sản xuất và quản lý của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu chất l-ợng và độ tin cậy cao hơn. Ch-ơng trình này đ-ợc thực hiện trong 3 giai đoạn:
1. Cải thiện khả năng hoạt động. 2. Giới thiệu nhiều loại sản phẩm.
3. Phát triển các sản phẩm nói chung với các công ty đa quốc gia. Gần 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tham gia ch-ơng trình này.
b. Viện trợ không hoàn lại để huấn luyện doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để nâng cao năng suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển kỹ năng Singapore đã thực hiện nhiều ch-ơng trình nhằm khuyến khích huấn luyện ng-ời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ này hỗ trợ cho việc phân tích nhu cầu huấn luyện trong công ty, huấn luyện tại nơi làm việc, cũng nh- huấn luyện các kỹ năng nhất định. Khoảng 32.000 hãng và 2000 nhân viên đã đ-ợc h-ởng quỹ này qua các ch-ơng trình huấn luyện nâng cao.
c. Hình thành các nhóm kinh tế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năm 1992, Chính phủ Singapore bắt đầu xúc tiến hình thành các nhóm kinh tế trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa ph-ơng giúp cho họ gặt hái thành quả kinh tế và trở nên có sức cạnh tranh và hiệu quả hơn. Một trung tâm đã đ-ợc thành lập để huấn luyện và t- vấn cho việc phát triển chi nhánh, thực hiện hình thành nhóm, phát triển các mẫu nhóm và hỗ trợ tài chính cho việc hình thành nhóm.
Do mức độ phát triển khác nhau giữa các công ty, Chính phủ Singapore đã áp dụng chiến l-ợc ba mũi nhọn, là sự hỗ trợ có trọng điểm, trong cả ngành công nghiệp và trên cơ sở rộng rãi. Với sự giúp đỡ này, tất cả các doanh nghiệp địa ph-ơng lớn hay nhỏ đều có thể tham gia vào các ch-ơng trình giúp đỡ phát triển của Chính phủ.
Bên cạnh đó, trung tâm một cửa đã đ-ợc thành lập trong Cục năng suất và Tiêu chuẩn năm 1996 nhằm dễ dàng phối hợp cố gắng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó áp dụng quan điểm trung tâm - vệ tinh, nối liền doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn kinh nghiệm chuyên ngành. Trung tâm một cửa có 3 vai trò: Cung cấp “một cửa” thuận tiện cho các doanh nghiệp địa ph-ơng cần giúp đỡ; Phối hợp các nỗ lực của Chính phủ nhằm giúp đỡ khu công nghiệp địa ph-ơng phát triển; Làm trung tâm thu thập thông tin để giúp đỡ đáp ứng các nhu cầu nâng cấp và cơ cấu lại của các doanh nghiệp địa ph-ơng.
Chính phủ cũng lựa chọn để trợ giúp có trọng điểm. Đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có triển vọng đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của