Các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanhnghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 60 - 77)

- Cơ cấu ngành nghề trong các doanhnghiệp nhỏ và vừa

2.2.1. Các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanhnghiệp nhỏ và vừa

2.2.1.1. Vốn của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Nh-ng hiện nay việc tiếp cận các nguồn vốn của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại và hết sức khó khăn. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả n-ớc có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ “thời điểm năm 2003" thì quy mô vốn của doanh nghiệp Việt Nam chỉ t-ơng đ-ơng với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp Nhà n-ớc chiếm 59,0 % tổng vốn của doanh nghiệp cả n-ớc (1.018.615 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55 % (337. 155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài chiếm 21,44 % tổng vốn các doanh nghiệp cả n-ớc (868.788 tỷ đồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,59 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 tỷ đồng có 18,790 doanh nghiệp (chiếm 26,09%) tổng số doanh nghiệp ), doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp ( chiếm 17,99 % ), số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35 % ), số doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm 7,63 %), số doanh nghiệp

có vốn từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng là 6.648 doanh nghiệp (chiếm 9,23 %), số doanh nghiệp có vốn từ 50 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng là 2.491 doanh nghiệp (chiếm 8,46 %), số doanh nghiệp có vốn từ 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng là 586 doanh nghiệp (chiếm 0.81 %), số doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng là 310 doanh nghiệp (chiếm 0,48 % tổng số). Do qui mô nhỏ và vừa nên có mức vốn thấp: khoảng 25%-30% tổng vốn là vốn cố định, 70- 75% là vốn l-u động. Vì vậy để đảm bảo cho SX - KD của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đi thuê các tài sản cố định của các cơ quan đoàn thể, do vậy mạng l-ới tài sản cố định không ổn định. Hiện chỉ có khoảng 1/3 doanh nghiệp nhỏ và vừa vay đ-ợc vốn, chỉ có khoảng 20% số DN này tiếp cận đ-ợc nguồn vốn từ ngân hàng còn lại 80% chọ giải pháp huy động vốn từ bạn bè, ng-ời thân và sử dụng vốn của đối tác.

Nh- vậy, có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh h-ởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng nh- năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị tr-ờng trong n-ớc và quốc tế. Đây là điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của nhà n-ớc đến năm 2007 hầu nh- không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do asean – AFTA và khi đó Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoàn lớn của các n-ớc trong khu vực đánh bại.

Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu t- sản xuất, kinh doanh ch-a đ-ợc cải thiện. Các doanh nghiệp nhà n-ớc đ-ợc -u đãi hơn về vốn tr-ớc hết là đ-ợc cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh…Còn các doanh nghiệp ngoài nhà n-ớc, doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.

2.2.1.2. Các hoạt động nghiên cứu thị tr-ờng

Hoạt động nghiên cứu thị tr-ờng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hoạch định chiến l-ợc ngắn và dài hạn ch-a đ-ợc quan tâm. Theo một điều tra với 175 doanh nghiệp, có 16% số doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị một cách th-ờng xuyên, 84% số doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị tr-ờng không nhất thiết phải làm th-ờng xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu tr-ớc khi có ý định xâm nhập thị tr-ờng. Một số liệu của phòng Th-ơng mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ ch-a đầy 10% số doanh nghiệp là th-ờng xuyên thăm thị tr-ờng n-ớc ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà n-ớc, 42% số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đi thăm thị tr-ờng n-ớc ngoài và khoảng 20 % không một lần đặt chân lên thị tr-ờng ngoài n-ớc. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì khả năng thâm nhập thị tr-ờng n-ớc ngoài là hầu nh- không có.

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế và yếu kém. Nhiều thị tr-ờng tiềm năng ch-a đ-ợc khai thác, nhiều doanh nghiệp đã chịu thua lỗ lớn và mất đi thị tr-ờng do không đi sâu vào nghiên cứu thị tr-ờng. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức đ-ợc tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị tr-ờng và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", nguồn vốn ít, dành cho việc nghiên cứu thị tr-ờng rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị tr-ờng n-ớc ngoài rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí.

Hoạt động nghiên cứu thị tr-ờng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ch-a đ-ợc tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ng-ời nghiên cứu là chính. Các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị tr-ờng. Đa số các doanh nghiệp trên cơ sở thông tin thu thập đ-ợc họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đ-a ra dự báo. Các thông tin sơ cấp về thị tr-ờng không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các doanh nghiệp kinh doanh thụ động, không chắc chắn.

Về việc xác định thị tr-ờng mục tiêu: các doanh nghiệp th-ờng lựa chọn thị tr-ờng mục tiêu theo cách phản ứng lại với thị tr-ờng, thấy cơ hội của đoạn thị tr-ờng nào hấp dẫn thì tập trung vào đoạn thị tr-ờng đó. Chẳng hạn, khi hạn hán mất mùa ở Inđônêxia làm xuất hiện nhu cầu nhập khẩu gạo thì họ tập trung vào đó. Cũng t-ơng tự nh- với thị tr-ờng Irắc về đổi l-ơng thực lấy dầu và trả nợ thì các doanh nghiệp lại tập trung vào đoạn thị tr-ờng này. Tình trạng phổ biến diễn ra là các doanh nghiệp không chủ động tiếp cận với thị tr-ờng để chọn ra cho mình một thị tr-ờng mục tiêu, để từ đó có chiến l-ợc, kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị tr-ờng.

Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị tr-ờng hoạch định chiến l-ợc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam còn yếu kém. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh nh- nghiên cứu thị tr-ờng, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu…còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của cán bộ còn thấp, sự quan tâm ch-a đúng mức của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức không t-ơng ứng…Còn có những mặt hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đ-ợc bảo hộ tuyệt đối ( -u đãi độc quyền ) hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp ( qua -u đãi tín dụng và bù lỗ, miễn thuế…), thậm chí nhiều doanh nghiệp cố gắng luận chứng để Nhà n-ớc tăng c-ờng các biện pháp bảo hộ mạnh hơn để duy trì việc làm và thị phần.

2.2.1.3. Chiến l-ợc kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tr-ớc yêu cầu của thị tr-ờng ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến yếu tố chất l-ợng sản phẩm và xây dựng chiến l-ợc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị tr-ờng. Tuy nhiên các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là: Yếu tố t- bản vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm l-ợng trí thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động( gạo, thuỷ sản) hoặc điều kiện tự nhiên, chất l-ợng sản phẩm ch-a thực sự có -u thế rõ rệt trên thị tr-ờng thế giới, năng suất lao động thấp. Tính độc đáo của sản phẩm không cao trừ một số ít sản phẩm mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hoá đặc thù nh- hàng thủ công mỹ nghệ…các sản phẩm khác còn lại hầu nh- luôn đi sau các n-ớc khác về kiểu dáng, tính năng, thậm chí nhiều sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp lạc

hậu so với thế giới nhiều thế hệ, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm nói chung còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là những loại hàng hoá có lợi thế từ điều kiện tự nhiên. Bảng 2.11 cho thấy chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA) của các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam và một số n-ớc châu á khác theo ba nhóm chính: (1) sản phẩm sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên; (2) sản phẩm sử dụng nhiều lao động không có tay nghề và (3) sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ và nhân lực. Khi giá trị của chỉ số này của một n-ớc lớn hơn 1 có nghĩa là n-ớc này có lợi thế so sánh về một loại mặt hàng nào đó, còn nhỏ hơn một có nghĩa là không có lợi thế so sánh.

Về các mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về thực phẩm, gia súc, nhiên liệu mỏ, khoáng sản và chế biến gỗ, Inđônêsia cũng có lợi thế so sánh về ba loại sản phẩm đó và hầu hết các n-ớc khác có lợi thế cạnh tranh về một hay nhiều loại sản phẩm t-ơng tự.

Về sản phẩm sử dụng nhiều lao động không có tay nghề. Việt Nam cũng có lợi thế cạnh tranh về giày dép và các hàng du lịch và túi xách, giống nh- Inđônêsia, Thái Lan và Trung Quốc, có lợi thế cạnh tranh về đồ gỗ nh- hầu hết các n-ớc khác trong khu vực...

Có thể thấy, Việt Nam và nhiều n-ớc châu á khác có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá t-ơng đồng, có nghĩa là ít có cơ hội bổ sung cho th-ơng mại trong khu vực giữa các n-ớc vùng Đông Nam á và Trung Quốc. Năng lực cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào chi phí sản xuất so sánh giữa các n-ớc, các chính sách kinh tế và môi tr-ờng hoạt động. Mặt khác, tính t-ơng đồng về các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và các n-ớc châu á khác cho thấy có thể thông qua phát triển các cơ sở sản xuất xuyên biên giới để phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô và cải thiện hiệu quả trên thị tr-ờng thế giới.

Các chỉ số RCA là một khái niệm tĩnh. Trên thực tế, các n-ớc thay đổi tình thế bằng cách tự áp dụng các công nghệ mới thông qua nghiên cứu và triển khai hoặc nhờ bên ngoài thông qua đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài (FDI) và phát triển các cơ sở sản xuất xuyên biên giới. Các công nghệ mới này cho phép họ thay đổi lợi thế cạnh tranh, khai thác thị tr-ờng mới.

Bảng2.11:Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA)của Việt Nam

Sản phẩm Việt

Nam Inđônêsia Malaysia Philipin Singapo

Thái Lan TQ Sử dụng nhiều tài nguyên: 2,06 2,31 0,94 0,67 0,60 1,20 0,60 Thực phẩm 3,48 1,01 0,35 1,24 0,23 3,03 0,88 Nhiên liêụ, khoáng sản 2,78 3,28 0,88 0,16 1,26 0,23 0,41 Đồ gỗ 1,17 8,97 3,40 1,38 0,15 1,06 1,22 Dầu động vật và thực vật 0,64 11,02 21,93 3,05 0,61 0,55 0,18 Đồ uống 0,13 039 0,34 0,36 0,83 0,29 0,31 Giấy và bột giấy 0,09 1,87 0,27 0,21 0,17 0,53 0,27 Phân bón vô cơ 0,00 1,37 0,42 1,05 0,02 0,15 0,75

Sử dụng lao động giản đơn 5,59 2,53 0,77 1,58 0,30 1,79 3,78 Giầy dép 3,55 4,43 0,15 0,71 0,17 0,23 6,47 Hàng du lịch 1,46 1,36 0,12 4,65 0,16 4,01 7,95 Quần áo 5,19 2,74 0,94 2,56 0,47 2,14 5,07 Đồ TCMN 2,85 2,21 1,49 1,88 0,08 1,24 1,65 Dệt sợi 0,86 2,31 0,54 0,49 0,27 1,29 2,64 Da và đồ da 0,67 0,75 0,13 0,04 0,24 212 1,38 Sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ 0,15 0,40 1,04 1,04 1,21 0,85 0,82 Hàng chế tạo 0,56 1,04 1,09 0,60 1,09 1,27 2,49 Thiết bị s-ởi ấm và chiếu sáng 0,33 0,45 0,25 0,65 0,19 0,73 2,78 Máy điện và phụ tùng 0,23 0,52 2,30 2,35 243 1,28 1,08 Kim loại 0,22 0,44 0,44 0,26 0,34 0,69 1,51 Sản phẩm cao su 0,21 0,75 0,55 0,55 0,30 1,28 0,74 Hoá chất 0,14 0,68 0,29 0,14 0,74 0,35 0,73 Sản phẩm hoá học 0,13 0,28 0,56 0,23 0,62 0,63 0,44 Máy cơ 0,07 0,38 1,44 1,64 1,74 1,13 0,65 Sắt thép 0,05 0,33 0,26 0,05 0,17 0,42 0,79 Thiết bị vận tải 0,04 0,07 0,12 0,24 0,13 0,27 0,26 Đồ nhựa 0,03 0,66 0,42 0,13 0,42 1,17 0,19 D-ợc phẩm 0,02 0,06 0,04 0,06 0,35 0,09 0,34 Vật liệu nhuộm và thuốc da 0,02 0,27 0,34 0,07 0,91 0,28 0,73

Các chỉ tiêu t-ơng thích th-ơng mại (Cvm) xác định mức độ t-ơng thích giữa các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và các mặt hàng đ-ợc nhập sang các thị tr-ờng n-ớc ngoài. Khi Việt Nam không xuất khẩu mặt hàng nào mà thị tr-ờng n-ớc ngoài nhập vào, chỉ số này bằng 0. Còn chỉ số này bằng 1 khi tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đó. Nhìn chung, mức bình quân không gian quyền của 4 nhóm sản phẩm đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam và các mặt hàng nhập khẩu vào thị tr-ờng n-ớc ngoài bằng 0.38 trong khi chỉ số t-ơng thích th-ờng khoảng từ 0.50 nên 0.60 đối với th-ơng mại giữa các n-ớc công nghiệp hoá, và bình quân là 0.20 đối với th-ơng mại giữa các n-ớc Châu Mỹ la Tinh là 5.20.

Bảng 2.12: Chỉ số th-ơng tích th-ơng mại của Việt Nam

Sản phẩm 5 n-ớc ASEAN Trung Quốc EU Hoa Kỳ Tất cả các sản phẩm 0.26 0.31 0.45 0.49 Xuất khẩu lớn 0.47 0.41 0.66 0.65 Xuất khẩu vừa 0.49 0.42 0.67 0.74 Xuất khẩu ít 0.54 0.73 0.67 0.77 Hàng xuất khẩu mới nổi 0.13 0.25 0.41 0.27

Nguồn : [5, 20]

Trong 4 khu vực thị tr-ờng đ-ợc lựa chọn, Việt Nam có mức độ t-ơng thích cao với Mỹ và EU hơn là với 5 n-ớc asean và Trung Quốc (Bảng 2.12). Trong 4 nhóm hàng xuất khẩu, nhóm mặt hàng quy mô vừa và nhỏ nhìn chung có mức độ t-ơng thích th-ơng mại cao nhất với tất cả thị tr-ờng, bao gồm một loạt sản phẩm từ hạt tiêu, lạc và các sản phẩm rau khác đến đồ gốm, hàng mây tre, hàng dệt, hàng máy điện cơ. Nhóm các mặt hàng, xuất khẩu truyền thống (có quy mô lớn) của Việt Nam ít t-ơng thích hơn với nhu cầu của thị tr-ờng n-ớc ngoài, tuy vẫn có một số sản phẩm có độ t-ơng thích cao nh- giầy dép, quần áo, cà phê, thuỷ sản... Các mặt hàng xuất khẩu mới nổi lên có độ t-ơng thích thấp hơn ngoại trừ một số sản phẩm điện tử.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sự tăng tr-ởng cao trong nhiều năm qua nh-: hàng dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu, ô tô, xe máy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa…cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu. Nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí cho nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)