Mức chi trả tiền lương thực hiện giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực người lao động tại ngân hàng TMCP quốc dân chi nhánh đà nẵng (Trang 60 - 62)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Lợi nhuận (tỷ đồng) (1) 18 20 19

CL thu chi chưa có lương (tỷ đồng) (2) 52 58 60

Tổng quỹ lương (tỷ đồng) (3) 34 38 41

Mức chi trả tiền lương (đồng) (4) = (3)x1.000/(2) 387 429 444

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán NCB Đà Nẵng)

Bảng 3.9 thể hiện mức chi trả tiền lương thực hiện của ngân hàng TMCP Quốc dân Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2013 tăng qua các năm. Điều đó cho thấy sự quan tâm của chi nhánh đối với người lao động nhằm tạo động lực.

Tuy nhiên mức chi trả tiền lương tại chi nhánh vẫn còn những hạn chế nhất định:

+ Chi nhánh xây dựng hệ thống ngạch, bậc lương thiếu cơ sở khoa học, chưa được thực hiện trên cơ sở phân tích công việc.

+ Quỹ tiền lương và mức chi trả tiền lương kế hoạch không được xây dựng cho mỗi kỳ kinh doanh. Dù chi nhánh không có lãi thì quỹ lương kinh doanh chỉ giảm tối đa là 100% - 72,9% = 27,1% (Ba hệ số xếp loại đều là C).

+ Kết quả đánh giá thành tích là cơ sở để tính toán tiền lương kinh doanh, nhưng hàng quý ngân hàng TMCP Quốc dân Đà Nẵng vẫn chưa công bố công khai kết quả thành tích của từng nhân viên, nhân viên không biết được lý do vì sao mình đạt được kết quả xếp loại như thế nên chưa khuyến

khích được sự nhiệt tình làm việc của người lao động.

+ Định kỳ nâng bậc lương đối với ngạch chuyên viên và phổ thông là 24 tháng chưa phù hợp với hệ thống bậc lương hiện hành là 18-20 bậc. Việc chia nhỏ hệ thống bậc lương được căn cứ vào vòng đời phát triển nghề nghiệp trong tổ chức. Yêu cầu trình độ càng thấp thì bậc lương càng nhiều. Lấy ví dụ với ngạch thấp nhất là phổ thông 2 – đối tượng chưa qua đào tạo có 20 bậc lương. Vậy người lao động sẽ phải 40 năm để đạt được bậc cao nhất. Nếu lao động nữ đi làm vào lúc 18 tuổi và nghỉ hưu vào lúc 55 tuổi. Họ chỉ có 38 năm công tác. Với hệ số bậc lương hiện hành thì sẽ có đối tượng không thể đạt được bậc cao nhất. Điều này tạo ra sự không đồng tình ở người lao động.

+ Khi chuyển đổi ngạch, bậc lương, tính thâm niên khi lao động được đề bạt, chi nhánh thực hiện việc chuyển đổi thâm niên công tác của người lao động ở ngạch lương trước thành thâm niên công tác ở ngạch lương mới. Kết quả là người được đề bạt mới và cũ không có sự khác biệt lớn về thâm niên.

* Hình thức trả lương

NCB Đà Nẵng đang áp dụng hình thức trả lương phù hợp với từng đối tượng.

- Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng. Hình thức trả lương này gắn với thành tích công tác của từng người lao động.

- Hình thức trả lương khoán theo hợp đồng công nhật. Hình thức này được áp dụng đối với một số chức danh phù hợp như bảo vệ, lao công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực người lao động tại ngân hàng TMCP quốc dân chi nhánh đà nẵng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)