Hoàn thiện quy trình dịch vụ tài chính phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế  Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 88 - 89)

Thứ nhất, để tập trung khai thác tốt nhất hiệu quả nguồn nhân lực, BIDV cần thực hiện phân chia lại nhiệm vụ của từng bộ phận trong các giao dịch tài chính phái sinh hợp lý và công bằng theo hướng: Cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh chỉ tập trung thực hiện hoạt động kinh doanh, các hoạt động hỗ trợ giao dịch, hạch toán kế toán sẽ do bộ phận tác nghiệp thực hiện, tương tự như mô hình hoạt động của các ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai, yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả sử dụng và phát triển bền vững của các dịch vụ tài chính phái sinh là quản trị rủi ro các giao dịch tài chính phái sinh để phòng chống hoặc hạn chế tổn thất khi gặp phải rủi ro, do đó cần thiết phải chú trọng công tác quản trị rủi ro, phân tích và dự báo rủi ro, cần nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng ngay quy trình quản trị rủi ro đối với các giao dịch của từng dòng dịch vụ tài chính phái sinh.

Thứ ba, bên cạnh quy trình quản trị rủi ro, hệ thống hạn mức cũng quan trọng không kém để các cấp có thể chủ động giao dịch trong phạm vi hạn mức mình được cấp. Cần thực hiện xây dựng thống nhất hệ thống hạn mức chi tiết tới từng giao dịch viên, trong đó lưu ý quy định về quyền tự quyết của các cấp đối với từng dòng dịch vụ cụ thể, để tận dụng năng lực của từng người, chớp lấy từng cơ hội của thị trường, trong hạn mức của mình, giao dịch viên có thể ngay lập tức quyết định giao dịch, chỉ khi vượt hạn mức mới phải báo cáo, xin phép cấp cao hơn. Hệ thống hạn mức sau khi được phê duyệt cũng sẽ trở thành cơ sở cho hoạt động tự doanh đối với sản phẩm tài chính phái sinh. Muốn thu được lợi nhuận lớn, phải tham gia vào thị trường và chấp nhận rủi ro. Với lợi thế về phân tích tài chính, việc cho phép hoạt động tự doanh đối với sản phẩm tài chính phái sinh sẽ là cơ sở cho sự phát triển nhẩy vọt của mảng này trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế  Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)