Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của thị trường tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế  Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 94 - 95)

3.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phát triển sản dịch

3.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của thị trường tài chính

phái sinh tại Việt Nam

Theo kết quả điều tra về sử dụng công cụ tài chính phái sinh của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh Quốc tế (ISDA) thì 92% các công ty lớn nhất trên thế giới đều sử dụng dịch vụ tài chính phái sinh để tăng cường hiệu quả quản lý và phòng ngừa rủi ro. Trong đó phòng ngừa rủi ro về lãi suất là nhiều nhất, tiếp theo là tỷ giá, giá cả hàng hóa và cuối cùng là chỉ số chứng khoán. Như vậy, dịch vụ tài chính phái sinh là không thể thiếu trên toàn thế giới.

Tại thị trường Việt Nam, với các diễn biến của sự biến động tỷ giá trong các năm qua, đặc biệt trong các năm 2008, 2009 thì nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro đã trở nên cấp thiết. Vì vậy, việc tạo lập một hành lang pháp lý cho hoạt động thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam ngay lúc này là vô cùng cần thiết.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thị trường, trong thời gian trước mắt, ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành ngay Quy chế về kinh doanh dịch vụ tài chính phái sinh làm cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp phép, thu hồi, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Trong quy chế cần lưu ý một số điểm sau:

- Không cấp phép từng lần cho từng dịch vụ tài chính phái sinh của từng ngân hàng thương mại như trong thời gian qua.

- Quy định các điều kiện để được cung cấp các nhóm dịch vụ tài chính phái sinh. Các ngân hàng thương mại đủ điều kiện sẽ được cấp phép, nếu

không đủ điều kiện sẽ không được cấp phép. Trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các điều kiện cũng sẽ bị thu hồi giấy phép.

Trong dài hạn, trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu của thị trường, Quốc hội sẽ xem xét ban hành văn bản pháp lý có giá trị cao hơn là Luật giao dịch tài chính phái sinh, nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho tất cả mọi thành viên tham gia thị trường, phù hợp với điều kiện tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế  Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)