Xây dựng bộ phận quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế  Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 93)

Hoạt động tài chính phái sinh cũng như mọi hoạt động khác của hệ thống ngân hàng cần phải đặt trong một quy trình quản lý rủi ro nghiêm ngặt. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng loạt các định chế tài chính lớn đã bị phá sản đã chứng minh sự quan trọng bậc nhất của hệ thống quản lý rủi ro. Công tác quản lý rủi ro cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết và phải được thực hiện liên tục trước, trong và sau đối với mọi hoạt động. Vì vậy, một trong những giải pháp để mảng dịch vụ tài chính phái sinh của BIDV có thể phát triển bền vững trong thời gian tới là phải nhanh chóng xây dựng được bộ phận quản lý rủi ro ro độc lập, chuyên nghiệp, không chịu ảnh hưởng chi phối của bất cứ cấp nào và nằm ngay trong khối kinh doanh vốn và tiền tệ để kiểm soát

an toàn hoạt động, phòng ngừa rủi ro phát sinh. Các kết quả báo cáo, kiểm tra, giám sát sẽ được thông báo trực tiếp cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng Giám đốc phụ trách.

3.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về phát triển sản dịch vụ tài chính phái sinh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

3.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam phái sinh tại Việt Nam

Theo kết quả điều tra về sử dụng công cụ tài chính phái sinh của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh Quốc tế (ISDA) thì 92% các công ty lớn nhất trên thế giới đều sử dụng dịch vụ tài chính phái sinh để tăng cường hiệu quả quản lý và phòng ngừa rủi ro. Trong đó phòng ngừa rủi ro về lãi suất là nhiều nhất, tiếp theo là tỷ giá, giá cả hàng hóa và cuối cùng là chỉ số chứng khoán. Như vậy, dịch vụ tài chính phái sinh là không thể thiếu trên toàn thế giới.

Tại thị trường Việt Nam, với các diễn biến của sự biến động tỷ giá trong các năm qua, đặc biệt trong các năm 2008, 2009 thì nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro đã trở nên cấp thiết. Vì vậy, việc tạo lập một hành lang pháp lý cho hoạt động thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam ngay lúc này là vô cùng cần thiết.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thị trường, trong thời gian trước mắt, ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành ngay Quy chế về kinh doanh dịch vụ tài chính phái sinh làm cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp phép, thu hồi, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Trong quy chế cần lưu ý một số điểm sau:

- Không cấp phép từng lần cho từng dịch vụ tài chính phái sinh của từng ngân hàng thương mại như trong thời gian qua.

- Quy định các điều kiện để được cung cấp các nhóm dịch vụ tài chính phái sinh. Các ngân hàng thương mại đủ điều kiện sẽ được cấp phép, nếu

không đủ điều kiện sẽ không được cấp phép. Trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các điều kiện cũng sẽ bị thu hồi giấy phép.

Trong dài hạn, trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu của thị trường, Quốc hội sẽ xem xét ban hành văn bản pháp lý có giá trị cao hơn là Luật giao dịch tài chính phái sinh, nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho tất cả mọi thành viên tham gia thị trường, phù hợp với điều kiện tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.3.2. Thành lập các sở giao dịch tài chính phái sinh và Trung tâm thanh toán bù trừ phục vụ cho thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam toán bù trừ phục vụ cho thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam

Tương tự như Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán. Các dịch vụ tài chính phái sinh cũng cần có Trung tâm giao dịch để có thể giao dịch các dịch vụ tài chính phái sinh chuẩn hóa như Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn. Bên cạnh đó, phải thành lập trung tâm thanh toán bù trừ để làm nhiệm vụ thanh toán cho các giao dịch tài chính phái sinh trên sàn. Việc thành lập các sở giao dịch, trung tâm giao dịch có thể đem đến sự phát triển nhẩy vọt cho thị trường khi có các điều kiện thích hợp, bởi lẽ nó thu hút được sự chú ý của mọi cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra làm đầu mối để thành lập sở giao dịch, trung tâm giao dịch này với sự hỗ trợ, đóng góp của các ngân hàng thương mại. Đồng thời ngân hàng Nhà nước cũng là kênh thông tin để truyền tải các kiến thức, kinh nghiệm cũng như những quy định, thông lệ kinh doanh của thế giới về các công cụ tài chính phái sinh cho các ngân hàng thương mại nhằm tạo ra sự phát triển nhanh chóng cho thị trường.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt kể khi Việt Nam chính thức mở của toàn diện hoạt động hệ thống ngân hàng theo cam kết WTO, cơ hội phát triển đang rộng mở nhưng rủi ro cũng đang rình rập. Do vậy, việc phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sau quá trình nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, luận văn đã được kết quả sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại. Tìm hiểu lịch sử phát triển dịch vụ tài chính phái sinh trên thế giới, thực tế phát triển tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Thứ hai: Phân tích hoạt động của BIDV trong thời gian qua, đi sâu phân tích thực trạng quá trình phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại BIDV. Chỉ ra những cơ hội, cũng như thách thức, những vấn đề cần xử lý để đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài chính phái sinh.

Thứ ba: Đưa ra những giải pháp cho sự phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại BIDV bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với định hướng phát triển chung và định hướng phát triển riêng cho mảng dịch vụ tài chính phái sinh. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị với ngân hàng Nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tạo điều kiện cho sự phát triển của BIDV

nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung trên thị trường tài chính phái sinh.

Với những nỗ lực của bản thân BIDV, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự hợp tác của các đối tác chiến lược, hy vọng những phân tích và giải pháp trên sẽ giúp BIDV ngày càng phát triển, trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh hàng đầu tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Hoàng Anh (2009), “Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”,

http://www.bantinsom.com

2. Bộ Thương mại (2007), Các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam, Hà nội.

3. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà nội.

4. Bùi Lê Hà, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu về thị trường Future và Option, Nxb thống kê, Hà nội.

5. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội.

6. Ngô Thanh Huyền (2010), Mở rộng cung ứng các dịch vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng, Nxb Chính trị - Hành chính.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ban kinh doanh vốn và tiền tệ, Phòng Giao dịch phục vụ khách hàng (2014), Báo cáo hoạt động dịch vụ tài chính phái sinh các năm 2011, 2012, 2013, T6-2014, Hà nội. 9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Báo cáo Thường

niên năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, Hà nội.

10. Phòng CSTT - Vụ CSTT - ngân hàng nhà nước (2007), “Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam”, http://www.saga.vn

11. Nguyễn Văn Tiến (2005), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, Nxb Thống kê, Hà nội

12. Nguyễn Văn Tiến (2002), Thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Nxb Thống kê, Hà nội.

Các website 13. Website: www.anz.com 14. Website: www.bantinsom.com 15. Website: www.bidv.com.vn 16. Website: www.bis.org 17. Website: www.bloomberg.com 18. Website: www.investopida.com 19. Website: www.reuters.com 20. Website: www.saga.vn 21.Website: www.sbv.gov.vn 22. Website: www.sc.com 23. Website: www.taichinhviet.com.vn 24. Website: www.vi.scribd.com 25. Website: www.vietnam.bnpparipas.com 26. Website: www.vneconomy.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế  Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 93)