- Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, một số hệ thống cơ chế, chính sách còn bất cập
Chƣa có chủ trƣơng thống nhất về hỗ trợ các Công ty đầu tƣ phát triển hạ tầng trong thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng. Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng chủ yếu do các Công ty đầu tƣ phát triển hạ tầng thực hiện, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc đặc biệt là về giá bồi thƣờng. Giá bồi thƣờng chƣa đƣợc thay đổi phù hợp với với biến động giá cả thị trƣờng và vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa trƣờng hợp doanh nghiệp thỏa thuận bồi thƣờng và giá nhà nƣớc bồi thƣờng. Chẳng hạn, tại thời điểm năm 2010, giá nhà nƣớc đền bù là 73 triệu/sào(360m2
), tƣơng đƣơng 200.000 nghìn đồng/m2
, trong khi giá của các doanh nghiệp nhỏ lẻ thỏa thuận là từ 400.000 đến 1.000.000/m2
(tùy vị trí, mức độ đẹp hay xấu). Chính vì vậy, ngƣời dân có sự so bì, tính toán dẫn đến gây khó khăn lớn cho công tác giải phóng mặt bằng, nhƣ KCN Khai Quang đến nay vẫn còn khoảng 40ha chƣa bồi thƣờng và KCN Bình Xuyên còn 74ha.
Còn thiếu chính sách, quy định cụ thể về cấp đất dịch vụ, trả đất bằng tiền cho nhân dân vẫn chƣa ban hành. Công tác xây dựng các khu tái định cƣ ở một số khu vực trọng điểm triển khai chậm. Vấn đề giải quyết việc làm cho các đối tƣợng lao động đủ điều kiện tại các địa phƣơng có đất bị thu hồi còn đạt tỷ lệ rất thấp, thực hiện cam kết tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp không hiệu quả. Điều này dẫn đến ngƣời dân tái lấn chiếm lại diện tích đất của KCN.
Các chính sách hỗ trợ về chuyển đổi nghề, các phƣơng án tổ chức đào tạo nghề, các chƣơng trình việc làm tại chỗ cho các đối tƣợng lao động ở khu vực mất đất và các chính sách xã hội khác nhƣ xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi ở nông thôn nơi có đất thu hồi chƣa đƣợc quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Điều đó gây tâm lý ngại ngùng cho ngƣời bị thu hồi đất khi chuyển chỗ ở và nơi làm việc.
Công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục nhân dân của các cấp chính quyền ở một số địa phƣơng có đất bị thu hồi còn hạn chế, việc giáo dục ý thức trách nhiệm, gƣơng mẫu của cán bộ, Đảng viên ở một số Chi bộ Đảng chƣa tốt, một số Đảng viên không nhận tiền bồi thƣờng, GPMB, thậm chí còn tuyên truyền chống lại chủ trƣơng của tỉnh, gây ảnh hƣởng không tốt trong nhân dân.
Thứ hai, Năng lực tài chính của một số chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án thứ cấp chưa đủ mạnh:
Việc chậm triển khai đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng tại các KCN, ngoài nguyên nhân khó khăn trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, còn do năng lực tài chính của doanh nghiệp kém. Thực tế cho thấy, chủ đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng do không đủ năng lực và khả năng huy động tài chính để đầu tƣ nên đã lựa chọn đầu tƣ theo “hình thức cuốn chiếu” có nghĩa là “có doanh nghiệp đầu tƣ đến đâu, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng đến đó”, tài chính để thực hiện đầu tƣ dựa trên việc thu tiền thuê đất của các doanh nghiệp đã đầu tƣ và ứng tiền trƣớc để thuê đất của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất cho diện tích đất nông nghiệp còn lại và không giải quyết tốt các yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Nhƣ chủ đầu tƣ các KCN Bá Thiện (thành lập ngày 18/12/2007 - chủ đầu tƣ là Công ty TNHH quản lý và phát triển hạ tầng Compal) và Bình Xuyên II (thành lập tháng 7/2008 - chủ đầu tƣ là Công ty TNHH Fuchuan, thuộc Tập đoàn KHKT Hồng Hải) là các doanh nghiệp 100% vốn FDI, trong thời điểm cuối năm 2008 và cả năm 2009, các Công ty mẹ tại Đài Loan đều rơi và khủng hoảng kinh tế, do đó các doanh nghiệp này đều tạm dừng xây dựng mặc dù mặt bằng hết sức thuận lợi do đã giải phóng xong mặt bằng.
Đối với KCN Bá Thiện II (thành lập tháng 02/2009), chủ đầu tƣ là Công ty TNHH Vina CPK - doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Kể từ khi đƣợc cấp Giấy Chứng nhận đầu tƣ, nhà đầu tƣ chƣa thực hiện đầu tƣ, xây dựng hạ tầng KCN. Hiện nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp đang xem xét lại năng lực của nhà đầu tƣ này.
Thứ ba, việc thực hiện các quy định pháp luật của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc:
Các DN đều chƣa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nhà nƣớc về đầu tƣ, về lao động, về bảo vệ môi trƣờng... Nhƣ: sau khi đƣợc cấp GCNĐT, các DN phải triển khai thực hiện dự án theo tiến độ đã đƣợc ban quản lý KCN phê duyệt, nhƣng việc thực hiện dự án của nhiều DN tiến hành cầm chừng, đầu tƣ một cách chống đối để tránh bị thu hồi GCNĐT và thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Khi đi vào hoạt động không thực hiện chế độ báo báo thống kê định kỳ; tham gia đống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động không đầy đủ; không thực hiện tốt các quy định an toàn lao động, cấp bảo hộ lao động dẫn tới các cuộc đình công của công nhân (Công ty TNHH Daewoo Apprel, Công ty Han Nam), nhiều DN không xử lý tốt nƣớc thải theo quy định trƣớc khi thải ra môi trƣờng xung quanh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cố tình ký HĐLĐ không đúng Luật của các doanh nghiệp là nhằm mục đích trốn đóng BHXH hoặc để chấm dứt HĐLĐ khi cần thiết. Tính đến hết năm 2009, tổng số tiền nợ BHXH của các doanh nghiệp trong KCN là 8,881 tỷ đồng. Trong đó, có 4 doanh nghiệp có nguy cơ phải đóng cửa, khiến cho 1.500 lao động lâm vào thế không có việc làm, đó là công ty TNHH của Hàn Quốc TS – Ari nợ BHXH 654,656 triệu đồng; Công ty TNHH Tassco Việt Nam nợ 766,586 triệu đồng; Công ty TNHH Ari Pack và công ty liên doanh sản xuất bình lọc công nghiệp V&S. Điều đáng nói là trong 4 doanh nghiệp trên chỉ có 2 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, nhƣng 2 tổ chức công đoàn này cũng không làm tốt vai trò của mình là bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động.
Thứ tư, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng
Hoạt động của bộ máy xúc tiến đầu tƣ (XTĐT) của Vĩnh Phúc còn yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dài hạn, còn dàn trải, không tập trung, chƣa đƣợc xã hội hóa từng bƣớc. Việc cung cấp thông tin XTĐT của tỉnh còn hạn chế, website của tỉnh chƣa có bộ máy chuyên quản lý và thực hiện việc thƣờng xuyên cập nhật thông tin. Sự phối hợp trong hoạt động XTĐT, du lịch, thƣơng mại giữa các sở ban ngành của tỉnh với nhau còn chƣa đồng bộ, thiếu chặt chẽ; chƣa có sự phối hợp giữa Vĩnh Phúc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ƣơng và với các tỉnh lân cận. Từ đó, làm giảm đi tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, khiến cho tỷ lệ lấp đầy taị các KCN chƣa cao.
Thứ năm, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa nhanh nhƣ hiện nay, nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc chƣa đáp ứng kịp với yêu cầu mới. Theo số liệu thống kê của Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 20% còn lại lại hơn 80% là lao động chƣa đƣợc qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (77,5%). Đây một trong những vấn đề mà các nhà đầu tƣ đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa hài lòng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ khi mà công nghệ sử dụng lại là những công nghệ hiện đại; từ đó, ảnh hƣởng đến quá trình triển khai, thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là đối với các dự án lớn, có sử dụng công nghệ cao.
Những yếu kém, hạn chế trên đây cần thiết phải có những giải pháp hiểu quả đảm bảo cho các KCN Vĩnh Phúc tiếp tục đạt đƣợc sự tăng trƣởng.
CHƢƠNG 3