- Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:
3.1.1. Quan điểm phát triển khu công nghiệp
- Phát triển KCN phải phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, và với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Trong xu thế hiện nay, nền kinh tế của từng quốc gia trên thế giới đều có mối quan hệ qua lại, đan xen và ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy, mở cửa và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trở thành xu thế tất yếu của thời đại.
Hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc biểu hiện cụ thể bằng đặc trƣng nhƣ: toàn cầu hóa kinh tế, thị trƣờng hóa kinh tế và liên kết kinh tế khu vực song phƣơng và đa phƣơng. Với những đặc trƣng vốn có nói lên hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia muốn hội nhập kinh tế thành công nhất thiết phải xây dựng và điều chỉnh chiến lƣợc kinh tế của mình theo hƣớng hội nhập và liên kết kinh tế khu vực và thế giới theo đúng luật chơi của thế giới. Do đó, sự phát triển của KCN nƣớc ta nói chung và sự phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng không thể là ngoại lệ nằm ngoài cái chung ấy.
Từ đó cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa mang tính tất yếu vừa mang tính quy luật, vừa là con đƣờng quan trọng để giúp Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh chóng các KCN, góp phần thực hiện thành công CNH, HĐH đất nƣớc, chống nguy cơ tụt hậu và rút ngắn khoảng cách nƣớc ta với các nƣớc khác.
- Phát triển KCN phải đảm bảo tính bền vững:
Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con ngƣời, nhƣng không tổn hai tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tƣơng lai”.
Thế hệ hôm nay nếu không muốn mắc nợ thế hệ mai sau, thì thế hệ hôm nay phải tuân thủ đầy đủ các nguyên lý phát triển bền vững. Do đó, phát triển KCN Vĩnh Phúc tất yếu phải tuân thủ các nguyên tắc của phát triển bền vững, phải đạt tới sự hài hòa, cân đối giữa 3 lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Việc phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua mới chỉ tập trung quan tâm chủ yếu đến tăng trƣởng kinh tế, còn nhiều tồn tại, hạn chế về vấn đề ổn định xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ phát triển các KCN của Vĩnh Phúc theo hƣớng bền vững, dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các KCN theo hƣớng thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn, hàm lƣợng công nghệ cao, sử dụng không gian nhiều tầng… Đảm bảo tổ chức sản xuất công nghiệp trong các KCN theo mô hình hiện đại, tăng tỷ lệ diện tích cho phát triển hạ tầng và cây xanh trong các KCN. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) theo hƣớng ƣu tiên phát triển các KCN trên vùng gò đồi thuộc các huyện Tam Dƣơng, Bình Xuyên và Lập Thạch, Sông Lô. Tăng cƣờng vai trò động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng của các KCN. Phát triển các KCN tập trung, gắn sự phát triển của các KCN với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ, phân bố dân cƣ. Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển KCN để tạo sự phát triển hài hòa, đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành và lĩnh vực.