- Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:
2.3.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng CNH, HĐH
CNH, HĐH
Tính đến hết tháng 12/2009 trên địa bàn tỉnh có 194 dự án đầu tƣ vào KCN, CCN, chiếm 42,45% tổng số dự án đầu tƣ vào địa bàn tỉnh. Các dự án này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhƣ: sản xuất ôtô, xe máy; linh kiện ôtô, xe máy; chế biến nông sản; may mặc... Việc ngày càng có nhiều dự án FDI đầu tƣ vào trong KCN đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Vĩnh Phúc. Nhƣ trên đã đề cập, sự tăng lên của GTSXCN, tỷ trọng GTSXCN so với GDP của các KCN đã có tác động quan trọng đến việc làm thay đổi mối quan hệ giữa các ngành CN – NN và DV. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng thay đổi theo hƣớng hiện đại, tức giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Sự cải thiện cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:
Bảng 2.8: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 – 2009
Đơn vị tính: %
Ngành và lĩnh vực kinh tế 1997 2000 2005 2006 2007 2008 2009
Nông – lâm – ngƣ nghiệp 55,7 31,20 21,20 17,30 14,25 17,71 12,9 Công nghiệp – xây dựng 12,7 38,97 52,30 57,00 61,06 58,34 58,3 Dịch vụ 31,6 29,83 26,50 25,70 24,68 23,95 28,8
Nhƣ vậy, nếu nhƣ năm 1997, cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc còn rất lạc hậu, với tỷ trọng nông – lâm – ngƣ nghiệp chiếm 55,7% GDP; công nghiệp – xây dựng chỉ có 12,7%; dịch vụ là 31,6%, thì đến năm 2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch mạnh với các con số lần lƣợt là 12,9 %, 58,3% và 28,8%. Nhƣ vậy trong 10 năm, tỷ trọng giá trị công nghiệp xây dựng tăng 48%, bình quân mỗi năm tăng 4,8% trong tổng GDP, trong đó tăng cao nhất là thời kỳ 2000 – 2005, với 13,3%.
Tỷ trọng công nghiệp trong GDP khá cao nhƣ vậy là có sự đóng góp lớn của các KCN. Từ năm 2008, tỷ trọng đóng của công nghiệp trong GDP có phần giảm xuống trong khi tỷ trọng nông nghiệp tăng lên là do công nghiệp chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế mạnh hơn so với nông nghiệp.