Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách
3.3.9. Hoàn thiện và triển khai rộng rãi hệ thống thông tin quản lý ngân sách
kho bạc (TABMIS)
Đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện chi tiêu công trong tất cả các khâu lập NSNN, phân bổ NSNN và sử dụng NSNN; đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý ngân sách cấp trên tiếp cận trực tiếp vào hệ thống dữ liệu NSNN của từng đơn vị cấp dưới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành NSNN của các sở, ngành một cách kịp thời và có hiệu quả, nhất thiết phải sớm hoàn thiện và triển khai rộng rãi hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS).
Hệ thống TABMIS sẽ cung cấp:
- Các hệ thống dự báo nhằm đưa ra dự báo thực tế về viễn cảnh thu và năng lực triển khai.
- Các hệ thống thông tin báo cáo tài chính nhằm đem lại thông tin kịp thời và đáng tin cậy về chi tiêu và mục đích chi tiêu.
- Các hệ thống cung cấp dữ liệu chuyên ngành nhằm mang lại các thông tin về kế hoạch và thực tế triển khai dịch vụ công, cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Các hệ thống theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động để thông tin về thực hiện chi tiêu và kết quả đạt được làm cơ sở bảo đảm trách nhiệm giải trình.
Tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện hệ thống TABMIS kể từ năm ngân sách 2012 (triển khai nhập liệu từ cuối tháng 4/2012); tuy vẫn còn có những lỗi về mặt kỹ thuật và chiếm khá thời gian của những cán bộ, công chức được phân công thực hiện (do quá nhiều thao tác, kết nối mạng chưa thông suốt...), nhưng về cơ bản đã đạt được một số kết quả theo yêu cầu, các cấp lãnh đạo tại địa phương đã kịp thời nắm thông tin đầy đủ về cơ sở dữ liệu NSNN tại địa phương để phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành NSNN trong điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối ngân sách như hiện nay.