Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách
3.3.6. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách nhà nước của cán bộ
quản lý tài chính - kế toán các cấp
Việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN đòi hỏi cán bộ quản lý tài chính - kế toán từ cấp cơ sở (đơn vị sử dụng ngân sách) đến các cấp trên cấp cơ sở không chỉ nắm vững các quản lý của pháp luật liên quan đến chi tiêu và quản lý chi tiêu từ NSNN (Luật NSNN, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan...), mà còn phải nắm vững kỹ thuật lập, chấp hành NSNN, chế độ kế toán, quyết toán NSNN.
Thực tế hiện nay, nhiều cán bộ quản lý tài chính - kế toán các cấp tại tỉnh Lâm Đồng thường thay đổi (phần lớn do chuyển công tác đến các đơn vị có thu nhập cao) và chế độ quản lý tài chính - ngân sách đang trong quá trình hoàn thiện nên các văn bản pháp lý, các định mức, tiêu chuẩn thường xuyên thay đổi. Do đó, để nâng cao năng lực quản lý, điều hành NSNN, trước hết, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cần phối hợp với các cơ sở đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính - ngân sách cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính - kế toán các cấp; đồng thời, trực tiếp mở các lớp tập huấn chuyên đề về công tác lập dự toán, kế toán và quyết toán NSNN cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính - kế toán cấp cơ sở nhằm kịp thời cập nhật các chế độ, chính sách mới ban hành và nâng cao kỹ năng tài chính - kế toán công.