Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
2.4. Thực trạng về chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
2.4.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Trong giai đoạn 2007 - 2011, cùng với cả nước, nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 - 2009 nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có giảm sút so với giai đoạn trước đó. Để đảm bảo triển khai thực hiện đạt kết quả nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt để tăng thu ngân sách nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu chi NSNN, nhất là các khoản chi thường xuyên NSNN.
Kết quả chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng từ năm 2007 đến năm 2011 theo Phụ lục 2.2 đính kèm.
Chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng từ năm 2007 đến năm 2011 có sự gia tăng cả về giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối và đều vượt dự toán được HĐND tỉnh giao, tất nhiên là vượt dự toán được Trung ương giao, vì dự toán Trung ương luôn thấp hơn dự toán phấn đấu của địa phương và không bao gồm các khoản chi từ nguồn thu quản lý qua NSNN (học phí, viện phí, viện trợ không hoàn lại...) và các khoản chi không cân đối trong NSNN (phạt an toàn giao thông đường bộ); cụ thể:
Bảng 2.2- Chi thƣờng xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng
Năm Số tiền So với dự toán So với năm trƣớc
2007 1.747 tỷ đồng + 14,5% -
2008 2.140 tỷ đồng + 18,4% + 22,5%
2009 2.555 tỷ đồng + 10,4% + 19,4%
2010 2.955 tỷ đồng + 5,3% + 15,7%
2011 4.114 tỷ đồng + 11,8% + 39,2%
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng
Tỷ lệ chi thường xuyên NSNN vượt dự toán nêu trên được xác định sau khi đã thực hiện cơ chế tiết kiệm chi thường xuyên nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong các năm 2008, 2009 và 2011. Trong điều kiện các khoản thu trong cân đối ngân sách của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2009 đến năm 2011 liên tục không đạt dự toán, năm 2009 hụt thu 109 tỷ đồng; năm 2010 hụt thu 142 tỷ đồng; năm 2011 hụt thu 64 tỷ đồng; từ đó, việc quản lý và điều hành chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, cơ quan Tài chính các cấp đã bằng mọi biện pháp, không để xảy ra tình trạng nợ lương, phụ cấp, trợ cấp đối với các đối tượng được hưởng (hiện nay, tỉnh Lâm Đồng chỉ còn nợ giáo viên, cán bộ quản lý giáo viên khoản phụ cấp thâm niên nghề từ tháng 5/2011 do Bộ Tài chính chưa thẩm định và bổ sung kinh phí; ngân sách tỉnh không có khả năng ứng trước để chi với số tiền khá lớn).
Nếu không tính khoản chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau (vì thực tế chưa xuất quỹ ngân sách ra để chi mà chỉ là thủ tục chuyển tồn quỹ ngân sách sang năm sau để tiếp tục chi trả, thanh toán cho các khoản chi đã được bố trí trong dự toán chi NSNN năm trước nhưng được chi và quyết toán vào NSNN năm sau) thì tỷ trọng chi thường xuyên chiếm trong tổng chi NSNN tỉnh Lâm Đồng như theo Biểu đồ 2.1 (trang sau).
Năm 2007
59% 41%
Chi thường xuyên Các khoản chi khác
Năm 2008
69,8% 30,2%
Chi thường xuyên Các khoản chi khác
Năm 2009
66,2% 33,8%
Chi thường xuyên Các khoản chi khác
Năm 2010
62,1% 37,9%
Chi thường xuyên Các khoản chi khác
Năm 2011
66,7% 33,3%
Chi thường xuyên Các khoản chi khác
Điều này đã cho thấy, chính quyền các cấp tại tỉnh Lâm Đồng cũng đã có sự giới hạn trong chi thường xuyên để bố trí, dành ngân sách hợp lý (từ 30 - 40%) để chi đầu tư phát triển.
Trong chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng từ năm 2007 đến năm 2011, tỷ trọng các khoản chi cụ thể theo Biểu đồ 2.2:
40,9%
15,7% 19,6%
23,8%
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề Chi sự nghiệp y tế Chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể Các khoàn chi còn lại
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng
Biểu đồ 2.2- Tỷ trọng các khoản chi trong tổng chi thƣờng xuyên
Tỷ lệ tại Biểu đồ 2.2 cho thấy, chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, dạy nghề và sự nghiệp y tế là hợp lý; tuy nhiên đối với chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể thì rõ ràng tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng, các tổ chức đoàn thể của tỉnh Lâm Đồng còn quá cồng kềnh, biên chế vẫn không giảm mặc dù đã thực hiện tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính... qua nhiều năm.