Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
2.2. Phân cấp ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Lâm
dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu; vùng cao - hải đảo. Đồng thời, có sự điều chỉnh (phân bổ thêm) cho các trường hợp đặc thù riêng của từng địa phương, những địa phương khó khăn hoặc có dân số thấp.
2.2. Phân cấp ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng Đồng
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.500 mét so với mặt nước biển, với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao nhưng đồng thời, cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật, động vật... cùng những cảnh quan kỳ thú. Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 02 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện), 148 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 117 xã, 18 phường và 13 thị trấn); dân số có 1.186.786 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009). Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống; trong đó, đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, kế tiếp là nguời K’Ho chiếm 12%.
Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành ba vùng với năm thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản; du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Thành phố Đà Lạt - trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng - là một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta, đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước do nổi tiếng về hồ, thác nước, rừng thông, trái cây và hoa.
Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên, tỉnh Lâm Đồng đã và đang được chính quyền Trung ương quan tâm đầu tư, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh và tốc độ phát triển chung của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
2.2.1. Phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh Lâm Đồng Đồng
Việc phân cấp nguồn thu giữa NSTW và ngân sách tỉnh Lâm Đồng được thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; cụ thể là ngoài các khoản thu NSTW được hưởng 100%, tất cả các khoản thu còn lại ngân sách tỉnh Lâm Đồng được hưởng 100%.
Các khoản thu NSNN phát sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, NSTW được hưởng 100% gồm:
- Thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành.
- Tiền thu hồi vốn của NSTW tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của NSTW (cả gốc và lãi).
- Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí, thu sự nghiệp do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu (không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ).
- Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của NSTW theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách tại tỉnh Lâm Đồng
nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc quy định, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp.
- Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
- Ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất).
Căn cứ nguyên tắc và yêu cầu về phân cấp nguồn thu theo quy định của Luật NSNN, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 59/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 về phân cấp nguồn thu giữa các cấp NSĐP tại tỉnh Lâm Đồng trong thời kỳ ổn định ngân sách 2007 - 2010 và Nghị quyết số 157/2010/NQ- HĐND ngày 08/12/2010 về phân cấp nguồn thu giữa các cấp NSĐP tại tỉnh Lâm Đồng trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015; bao gồm năm loại:
- Các khoản thu ngân sách tỉnh được hưởng 100%. - Các khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100%. - Các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng 100%.
- Các khoản thu phân chia 30% cho ngân sách cấp huyện và 70% cho ngân sách xã, thị trấn (không bao gồm ngân sách phường).
- Các khoản thu phân chia cho cả ba cấp ngân sách tỉnh, huyện và xã. Tỷ lệ phân chia cụ thể giữa ba cấp ngân sách theo Bảng 2.1 (trang sau).
Nội dung các khoản thu phân cấp giữa các cấp NSĐP tại tỉnh Lâm Đồng theo Phụ lục 2.1 đính kèm.
Bảng 2.1- Tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp NSĐP (%) Địa bàn Thời kỳ ổn định ngân sách 2007 - 2010 Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 Ngân sách tỉnh hƣởng Ngân sách cấp huyện hƣởng Ngân sách cấp xã hƣởng Ngân sách tỉnh hƣởng Ngân sách cấp huyện hƣởng Ngân sách cấp xã hƣởng Địa bàn phƣờng, thị trấn Địa bàn xã Địa bàn phƣờng, thị trấn Địa bàn xã Thành phố Đà Lạt 85,25 14,75 9,75 5,00 77,24 22,75 11,75 5,00 Thành phố Bảo Lộc 79,62 20,38 15,38 5,00 41,66 58,34 53,34 5,00 Huyện Đức Trọng 28,49 71,51 66,51 5,00 - 100,00 80,00 20,00 Huyện Di Linh 30,44 69,56 64,56 5.00 - 100,00 80,00 20,00 Các huyện còn lại - 100,00 80,00 20,00 - 100,00 80,00 20,00 Nguồn: HĐND tỉnh Lâm Đồng
2.2.3. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách tại tỉnh Lâm Đồng
Luật NSNN đã quy định những nguyên tắc phải đảm bảo khi thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách như sau:
- Phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản phải căn cứ trình độ, năng lực quản lý và khối lượng vốn đầu tư.
- Phân cấp chi thường xuyên phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính hiệu quả.
Từ đó, Nghị quyết số 59/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 và Nghị quyết số 157/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của HĐND tỉnh Lâm Đồng đã phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tại địa phương như sau:
2.2.3.1. Chi đầu tư phát triển
- Cả ba cấp ngân sách tỉnh, huyện và xã đều có nhiệm vụ chi đầu tư phát triển về:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý (theo phân cấp của UBND tỉnh).
+ Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các địa phương thực hiện.
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; chi trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) các khoản huy động để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.
- Ngân sách thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản các trường phổ thông công lập (trung học cơ sở, tiểu học, mầm non) và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.
- Đối với ngân sách các xã, thị trấn có nguồn thu được hưởng theo quy định lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý.
2.2.3.2. Chi thường xuyên
- Cả ba cấp ngân sách tỉnh, huyện và xã đều có nhiệm vụ chi thường xuyên về:
+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ và các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý.
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý, gồm: sự nghiệp giao thông; sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp; sự nghiệp thị chính; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác; điều tra cơ bản; các hoạt động sự nghiệp về môi trường và các sự nghiệp kinh tế khác.
+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do NSĐP bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chến binh) ở địa phương.
+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
+ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý.
+ Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện.
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ gia đình nghèo và hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh; chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
2.2.3.3. Các khoản chi khác
- Ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.
- Ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi bổ sung cho ngân sách cấp huyện; ngân sách cấp huyện thực hiện nhiệm vụ chi bổ sung cho ngân sách cấp xã.
- Ngân sách các cấp thực hiện nhiệm vụ chi chuyển nguồn NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau.
2.3. Cơ chế, chính sách quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Lâm Đồng
2.3.1 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN thời kỳ ổn định ngân sách 2007 - 2010 và thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn tại Nghị quyết số 58/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 và Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 là cơ chế quan trọng đầu tiên
để quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng. Định mức phân bổ này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với khả năng cân đối của NSĐP; đảm bảo kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và sử dụng hiệu quả NSNN tại địa phương.
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 cụ thể như sau:
- Sự nghiệp giáo dục: Phân bổ gồm 80% chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp được tính trên cơ sở biên chế hoặc định biên được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 15% chi thường xuyên khác và 5% chi mua sắm, sửa chữa tài sản (không bao gồm nguồn thu học phí). Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí để thực hiện chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và giáo viên, học sinh các trường chuyên biệt; hỗ trợ các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề...
- Sự nghiệp đào tạo: Phân bổ theo số lượng sinh viên, học sinh thuộc chỉ tiêu đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức phân bổ: Đào tạo cao đẳng sư phạm và cao đẳng nghề: 8 triệu đồng/sinh viên/năm; cao đẳng ngoài sư phạm: 7 triệu đồng/sinh viên/năm; trung cấp sư phạm và trung cấp nghề: 6 triệu đồng/học sinh/năm; trung cấp ngoài sư phạm: 5 triệu đồng/học sinh/năm...
- Sự nghiệp y tế: Đối với cấp tỉnh, phân bổ gồm 65% chi cho hệ điều trị theo định mức 60 triệu đồng/giường bệnh/năm (không kể nguồn thu viện phí) và 35% chi cho hệ dự phòng mức. Đối với cấp huyện, phân bổ từ 48 - 51 triệu đồng/giường bệnh/năm cho hệ điều trị và từ 31.000 - 140.000 đồng/người dân/năm (theo nhóm cấp huyện) cho hệ dự phòng...
- Sự nghiệp văn hóa thông tin: Phân bổ theo mức 12.000 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 7.500 - 18.000 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện; từ 15 - 21,8 triệu đồng/xã/năm (theo nhóm cấp xã) đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí hoạt động của các đội thông tin lưu động 200 triệu đồng/đội/năm đối với cấp tỉnh; 150 triệu đồng/đội/năm đối với cấp huyện; kinh phí thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư 4 triệu đồng/khu
dân cư/năm, riêng các xã thuộc vùng khó khăn là 6 triệu đồng/xã/năm.
- Sự nghiệp phát thanh - truyền hình: Phân bổ theo mức 10.300 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 3.100 - 24.100 đồng/ngườidân/năm đối với cấp huyện; 11 triệu đồng/xã/năm đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để quảng bá các kênh truyền hình của địa phương trên vệ tinh VINASAT-1; kinh phí thực hiện các chương trình phát thanh - truyền hình tiếng K' Ho tại các địa bàn có tỷ lệ dân số là người đồng bào dân tộc lớn.
- Sự nghiệp thể dục thể thao: Phân bồ theo mức 9.600 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 2.100 - 7.000 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện; từ 12 - 14 triệu đồng/xã/năm đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí thực hiện các chế độ tập luyện, thi đấu, khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao.
- Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Phân bổ theo mức 7.800 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 12.000 - 25.000 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện; từ 17 - 23 triệu đồng/xã/năm đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí để thực hiện Chương trình xuất khẩu lao động, cho các hộ nghèo vay vốn (thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội), trợ cấp Tết Nguyên đán cho các đối tượng (mức phân bổ 240.000 đồng/đối tượng/năm), thực hiện chính sách xã hội cho đồng bào dân tộc (mức phân bổ 8.000 đồng/người/năm)...
- Sự nghiệp môi trường: Phân bổ theo mức 4.700 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 15.000 - 75.000 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện.