Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
2.1. Quản lý chi ngân sách nhà nước và khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam
2.1.2. Đặc điểm của hệ thống ngân sách nhà nước tại Việt Nam
Với quy định của Luật NSNN và theo quy định hiện hành về tổ chức hành chính nhà nước, thì hệ thống NSNN ở Việt Nam gồm bốn cấp: NSTW, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã; trong đó, ngân sách cấp xã, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp tỉnh lồng ghép hợp thành NSĐP (trong mối quan hệ với NSTW) và NSĐP gộp với NSTW gọi là NSNN. Tính lồng ghép của hệ thống NSNN ở Việt Nam là một đặc thù so với các nước khác trên thế giới.
2.1.2.1. Đặc điểm của ngân sách trung ương
Về cơ cấu tổ chức, NSTW bao gồm ngân sách của cơ quan lập pháp (Quốc hội), ngân sách của cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện Kiểm sát) và ngân sách của cơ quan hành pháp (Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành chủ quản, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội trực thuộc Chính phủ).
NSTW là công cụ kinh tế để Chính phủ thực hiện chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Đặc điểm này xuất phát từ khía cạnh "kinh tế quy mô" của ngân sách trung ương. Chính sách thuế và chi tiêu của NSTW có phạm vi ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên bình diện rộng như phạm vi ngành và vùng kinh tế. Trong hệ thống NSNN, NSTW đóng vai trò chủ đạo:
- NSTW tập trung đại bộ phận những nguồn thu lớn, qua đó đảm nhận những khoản chi gắn liền với việc thực hiện các dự án có tầm chiến lược phát triển của quốc gia. Thông qua đó, NSTW không những định hướng phát triển kinh tế - xã hội
nói chung mà còn có thể định hướng điều hành các cấp NSĐP .
- NSTW đảm trách vai trò điều phối nguồn lực tài chính giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN và cân đối NSNN.
2.1.2.2. Đặc điểm của ngân sách địa phương
NSĐP bao gồm ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Trong hệ thống