thoát nƣớc
2.3.1. Những kết quả đạt được
Các dự án đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cấp thoát nước từ nguồn vốn ODA đã và đang được hoàn thành đem đến cho các tỉnh những cải thiện đáng kể vè cơ sở vật chất kỹ thuật; công suất cấp nước được tăng lên thêm hàng nghìn m3/ngày đêm, mạng lưới đường ống được xây dựng cải tạo, bổ sung hàng nghìn km, dịch vụ cấp nước mở rộng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như nhận thức của cộng đồng.
Kết quả của các dự án đã đem lại cho các Công ty cấp nước, các nhà quản lý dịch vụ những bước tiến đáng kể trong khả năng quản lý kinh doanh,
phát triển khách hàng, trình độ vận hành với các trang thiết bị hiện đại và phương pháp tiếp cận.
Qua quá trình thực hiện dự án ODA, năng lực của các cơ quan quản lý ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, các công ty cấp thoát nước, các Ban quản lý dự án, các đơn vị liên quan đến dự án được nâng lên nhờ quá trình hoạt động thực thi các dự án, quá trình đào tạo.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Tốc độ giải ngân chậm: Trong khi nguồn vốn đầu tư cho ngành nước còn thiếu, thì nguồn vốn huy động được nhiều nhất là vốn nước ngoài lại giải ngân chậm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết, giải ngân các dự án ODA ngành nước là một trong những lĩnh vực giải ngân thấp nhất trong thời gian qua. Trong những năm gần đây giải ngân vốn ODA có cải thiện hơn, song vẫn chưa đạt yêu cầu.
- Vốn đối ứng chưa cân đối kịp với yêu cầu: Để có thể huy động được nguồn vốn nước ngoài, phía Việt Nam phải đảm bảo được nguồn vốn đối ứng cho các dự án. Đối với các dự án vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng chiếm tỷ trọng lớn, có dự án tới 60% tổng mức đầu tư. Dự án vốn vay nước ngoài thì tỷ trọng vốn đối ứng thường thấp hơn. Khi ký kết Hiệp định, Chính phủ thường đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án ODA, tuy nhiên nhiều dự án đã không đảm bảo được vốn đối ứng hoặc tốc độ giải ngân vốn đối ứng chưa đáp ứng tiến độ thi công, đặc biệt là đối với dự án thuộc diện vay lại ngân sách Nhà nước, các địa phương thường không bố trí đủ vốn đối ứng cho dự án. Một số dự án như cấp nước sử dụng vốn ODA không được dự toán đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn đối ứng (như thuế nhập khẩu, thuế VAT, giải phóng mặt bằng...) nên khi đi vào thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc, thiếu vốn nên dẫn tới phải điều chỉnh mất thời gian, giảm tốc độ giải ngân.
- Suất đầu tư các dự án sử dụng vốn ODA trong cấp nước thường cao hơn so với đầu tư bằng nguồn vốn trong nước. Các dự án cấp nước sử dụng vốn ODA có suất đầu tư trung bình từ 6 triệu đồng/m3, thấp nhất 5 triệu đồng/m3 cao nhất 22 triệu đồng/m3 trong khi đầu tư trong nước chỉ từ 2,2-3,1 triệu đồng/m3. Điển hình ở tình trạng này là các dự án được đầu tư bằng vốn ODA viện trợ không hoàn lại (với các dự án này, thường do công ty tư vấn và nhà cung cấp của nước tài trợ vốn xác lập chi phí, đồng thời cũng là người cung cấp thiết bị, vật tư cho thực hiện dự án), cụ thể qua một số dự án dưới đây:
+ Dự án của Công ty cấp nước Sóc Trăng (vốn ODA vay ưu đãi của Chính phủ Hà Lan): “Chi phí gián tiếp quá cao từ 45%-50%. Chi phí lương cho chuyên gia, nhân viên dự án, chi phí văn phòng và giá thiết bị của dự án quá lớn. Tính toán chi phí đầu tư cho 1km đường ống quá cao, cao gấp từ 5 đến hơn 6 lần thực tế đầu tư tại Việt Nam.
+ Dự án cấp nước cho 5 thành phố, thị xã (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Vĩnh Long) vốn tài trợ của Chính phủ Úc: "Các dự án xây dựng theo vốn tài trợ của Chính phủ Australia cho 5 thành phố, thị xã Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Vĩnh Long có nhược điểm là tiền thiết bị nhập khẩu quá cao [15].
- Chưa nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ vay và trả nợ nên chưa tính toán, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn ODA. Tâm lý cố gắng sử dụng tối đa nguồn vốn này dẫn đến hậu quả đầu tư thiếu đồng bộ, không khai thác sử dụng hết công suất công trình sau đầu tư như đã được nêu trong tham luận của Giám đốc Sở xây dựng Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Hội nghị cấp nước đô thị toàn quốc lần thứ IV ngày 06/11/2009, đó là "Hiện nay việc tính toán nhu cầu cấp nước đô thị theo quy hoạch còn nhiều bất cập không được cảnh báo và điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trưởng dân số, cách tính theo quy hoạch
còn quá lạc quan. Do vậy nhiều công trình cấp nước đầu tư quá lớn so với nhu cầu, hoặc đầu tư thiếu đồng bộ nên không phát huy được công suất dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp và nếu sử dụng vốn vay thì doanh nghiệp cấp nước sẽ lâm vào cảnh nợ nần mà không có khả năng thanh toán". Sự đầu tư thiếu đồng bộ và hậu quả của nó còn được minh chứng thêm một lần nữa và rõ hơn trong báo cáo của ông Vụ trưởng Vụ đầu tư, Bộ tài chính cũng tại hội nghị này "... Đầu tư thiếu đồng bộ, mới chỉ chú trọng phần tăng công suất cấp nước mà chưa quan tâm đúng mức đến phần đầu tư cải tạo, thay thế hệ thống cũ ...dẫn đến tình trạng thất thoát và thất thu nước ở mức đáng báo động". Theo số liệu thống kê của các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Trà Vinh, do hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước đến các hộ tiêu dùng chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ, phù hợp với yêu cầu nên đã dẫn đến tình trạng thất thoát, thất thu tới trên 50% số nước sản xuất. Tình trạng này cũng diễn ra ở dự án Nhà máy cấp nước Gia Lâm - Hà Nội, nhưng lại dưới một hình thức khác. Đó là công suất của nhà máy chỉ có thể được khai thác ở mức độ thấp, do hệ thống mạng lưới đường ống phân phối còn thiếu và bị giới hạn ở nhu cầu dùng nước của khách hàng thấp hơn công suất thiết kế của nhà máy.
- Thời gian thực hiện các dự án thường kéo dài so với quyết định đầu tư ban đầu dẫn tới kéo theo việc tăng chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, chậm đưa công trình vào khai thác sử dụng làm giảm hiệu quả đầu tư so với tính toán ban đầu. Dự án cấp nước 6 thành phố, thị xã và Dự án cấp nước 7 thành phố, thị xã sử dụng vốn ODA của Ngân hàng phát triển châu A do chậm tiến độ đã phải chi bổ sung thêm hơn 2 triệu USD tiền tư vấn, chậm giải ngân dẫn tới mất gần 10 triệu USD do tỷ giá đồng SDR mất giá. Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống cấp thoát nước thành phố Hồ Chí Minh (vốn ODA của ADB) chi phí do kéo dài hợp đồng cũng đã lên tới 1,3 triệu USD... . Tình trạng kéo dài thời gian thực hiện dự án có nhiều nguyên nhân, song việc kéo dài tiến độ thực
hiện đã làm tăng đáng kể chi phí đầu tư dự án tức là giảm đáng kể hiệu quả đầu tư nguồn vốn ODA cho các dự án này [16].
- Năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện trong các dự án đầu tư cấp nước sử dụng vốn ODA còn hạn chế: thực tế trong ngành cấp nước, việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn vốn ODA do các Ban quản lý dự án tại các địa phương trong khi điểm yếu nhất của các Ban quản lý dự án này là sự thạo việc, sự hiểu biết phạm vi trách nhiệm của mình, nắm vững về luật lệ, cách thức, trình tự các bước tiến hành dự án, các quy định và thông lệ quốc tế, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Kinh nghiệm sử dụng ODA ở một số nước chỉ ra rằng sự thiếu hiểu biết và chủ động của Ban quản lý dự án sẽ làm giảm hiệu quả của dự án và thậm chí còn làm thất bại dự án.
- Đấu thầu, xét thầu và lựa chọn nhà thầu đang có nhiều vấn đề nổi cộm trong quá trình thực hiện các dự án cấp nước: tình trạng chậm trễ khi phê duyệt kết quả đấu thầu, xét thầu, khiếu kiện đã ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả đầu tư của nhiều dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, các dự án song phương đầu tư các dự án cấp nước. Hầu hết các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn ODA đều bị chậm chễ trong quá trình đấu thầu, có dự án bị huỷ như dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới tại Đà Nẵng bị huỷ liên quan tới đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu. Những tồn tại này chủ yếu là vấn đề hài hoà thủ tục đấu thầu giữa quy định của Việt Nam và thủ tục, quy định của các Nhà tài trợ.
- Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và chỉ số hiệu quả kinh tế đầu tư trong các dự án đầu tư cấp nước sử dụng nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á... còn thiếu, chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của dự án gắn với
mục tiêu cần đạt được của dự án, nhằm bảo toàn phát triển vốn, đảm bảo trả nợ được vốn vay.
- Hiệu quả đầu tư của dự án cấp nước trên thực tế chỉ có thể phù hợp với những tính toán khi quyết định đầu tư một khi có thể kiểm soát quá trình vận hành. Việc đưa ra chỉ tiêu và trị số vận hành của dự án cấp nước là cần thiết bởi nó cho phép kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp công nghệ, thiết bị khi đầu tư dự án cấp nước thông qua các chi phí vận hành trong báo cáo khả thi. Mặt khác chi phí vận hành cho biết mức độ cần đáp ứng trong quá trình vận hành sau đầu tư bảo đảm rằng việc tuân thủ theo trị số vận hành như trong báo cáo khả thi sẽ cho phép dự án cấp nước có được hiệu quả đầu tư như tính toán.
- Một vấn đề rất quan trọng trong việc bảo đảm chỉ số hiệu quả đầu tư dự án cấp nước đủ độ tin cậy là các chi phí cơ bản của các thành phần chi phí cấu thành tổng vốn đầu tư của dự án cấp nước. Việc xây dựng các thông số này dựa trên cơ sở tính toán, thống kê không chỉ giúp cho việc tính toán, xác định tổng mức đầu tư chính xác, đủ độ tin cậy, trên cơ sở đó có được trị số hiệu quả đầu tư đúng mà còn giúp ngay cho cả quá trình kiểm tra.
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NGUỒN VỐN ODA TRONG CÁC DỰ ÁN CẤP
THOÁT NƢỚC TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 3.1. Cơ hội, thách thức của ODA trong các dự án cấp, thoát nƣớc
3.1.1. Cơ hội, thách thức của ODA trong các dự án cấp nước
Từ những kết quả đạt được trong việc thu hút và sử dụng ODA trong các dự án cấp nước thời gian qua, có thể thấy cơ hội thu hút thêm ODA vào lĩnh vực này ngày càng lớn. Đặc biệt là khi Thủ tường Chính phủ đã phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020 thì ngành nước đã dành được sự quan tâm ưu tiên đầu tư, trong đó phải kể tới nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thu hút từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Công suất cấp nước đô thị từ 1,8m3
/ ngày năm 1996 lên hơn 4 triệu m3/ ngày năm 2007. Độ bao phủ dịch vụ cấp nước đô thị hiện tại đã đạt được gần 70-80% [17]. Điều quan trọng là các công ty cấp nước đã chuyển sang hoạt động kinh doanh thực sự khi thực hiện tính giá tiêu thụ nước sạch sang nguyên tắc tính đúng, tính đủ mọi chi phí. Doanh nghiệp cấp nước có điều kiện tự chủ về tài chính và đó là điều kiện tiên quyết để lĩnh vực cấp nước phát triển bền vững, tạo cơ hội thu hút thêm ODA.
Mặc dù có nhiều cơ hội trong việc thu hút ODA, nhưng các thách thức dành cho các dự án cấp nước không phải là ít. Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ đã chỉ ra rằng để việc thực hiện các văn bản quy phạm ngành đạt hiệu quả, cần có một cơ quan giám sát ở cấp quốc gia, nhằm xem xét lại những phương án được đề xuất, tránh tình trạng xung đột lợi ích khi các UBND tỉnh vừa ban hành giá nước vừa là chủ sở hữu các công ty cấp nước.
Ngoài ra, xu hướng đầu tư cho lĩnh vực cấp nước là chuyển dần từ nguồn vốn ODA sang các nguồn tài chính hỗn hợp và đặc biệt là khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thì cùng với các lĩnh vực khác, chắc chắn cấp nước cũng sẽ gặp khó khăn trong thu hút ODA trong thời gian tới.
3.1.2. Cơ hội, thách thức của ODA trong các dự án thoát nước
Đồng thời với việc phê duyệt Định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020, Chính phủ đã rất quan tâm và đã quyết định cho trên 20 đô thị được sử dụng vốn vay ODA và vốn ngân sách để mở rộng cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống thoát nước và vệ sinh. Vốn đầu tư ở một số đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã lên đến 1 tỷ USD. Đây chính là cơ hội cho việc thu hút ODA trong các dự án thoát nước tại Việt Nam.
Tuy nhiên, với thực trạng hệ thống thoát nước như hiện nay thì nhu cầu về ODA trở thành thách thức để thu hút ODA vẫn là rất lớn. Dịch vụ thoát nước và vệ sinh môi trường tiếp tục là vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống thoát nước thải, nước mưa chỉ mới có ở hơn 10 thành phố lớn và các trung tâm tỉnh lỵ, nhưng được xây dựng khá lâu, đường ống cống rãnh đã xuống cấp. Hệ thống thoát nước đã quá tải, tình trạng ngập úng cục bộ sau những trận mưa lớn thường xuyên xảy ra ở các đô thị. Từ thực trạng trên, vấn đề đầu tư phát triển hệ thống thoát nước là đòi hỏi phải có sự tập trung nguồn vốn lớn, trong đó không thể thiếu là nguồn vốn ODA.
3.2. Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp thoát nƣớc
Yêu cầu phát triển của ngành cấp nước được thể hiện qua “Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với một số nội dung cơ bản như sau:
3.2.1.1. Mục tiêu trước mắt
- Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ cấp nước đô thị; phấn đấu đến năm 2010 có 90% dân đô thị được cấp nước sạch với lượng nước 100-120 lít/người/ngày. Các đô thị nằm trong hành lang phát triển kinh tế như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Hạ Long 90% dân số được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 lít/người/ngày. Các đô thị loại III, IV, V năm 2010 đảm bảo 90% dân số được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 120 lít/người/ngày. Các thị trấn, thị tứ phấn đấu đạt 80% dân số được cấp nước sạch với lượng nước 80-100 lít/người/ngày.