2.1. Tổng quan về ODA trong các dự án cấp thoát nước
2.1.3. Đóng góp của ODA trong các dự án cấp thoát nước
2.1.3.1. Hiệu quả về mặt sản xuất và cung cấp nước
Việc đầu tư xây dựng, mở rộng và cải tạo các hệ thống cấp nước bằng nguồn vốn ODA làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước, cung cấp cơ sở hạ tầng về cấp nước cần thiết cho sự phát triển công nghiệp, cung cấp nước sạch
hơn và an toàn cho công đồng. Bằng nguồn vốn ODA, tổng công suất cấp nước của thập kỷ 90 đã tăng gấp 2 lần với thập kỷ 80, mạng phân phối cấp nước đã tăng khoảng 60% dân số đô thị dùng nước mà trong thập kỷ 80 chỉ có dưới 40% dân số đô thị được cấp nước. Chất lượng cũng đã được chú ý cải thiện hơn qua việc thay thế đường ống phân phối cũ và đầu tư công nghệ xử lý hiện đại [8].
Đối với dự án cấp nước đô thị Việt Nam cho 5 thị xã: Bắc Giang,Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Trà Vinh và Vĩnh Long, đây là dự án lớn nhất trong ngành cấp thoát nước được hưởng nguồn vốn ODA của chính phủ Úc với tổng kinh phí xấp xỉ 564 tỷ đồng tương đương với 69,8 triệu đô la Úc, trong đó chính phủ Úc viện trợ không hoàn lại 404 tỷ đồng, phần còn lại là đóng góp của chính phủ Việt Nam [9].
Với thời gian thực hiện là 5 năm (1995-2000) dự án đã kết hợp các yếu tố phát triển cơ sở vật chất, phát triển xã hội, khuyến khích các hoạt động kinh tế trong nước góp phần quan trọng trong việc cải thiện hệ thống cấp nước sao cho sử dụng an toàn, lâu dài và hiệu quả đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường của các thị xã trên. Do được chuẩn bị kỹ từ khâu dự án nên hiệu quả công trình mang lại cao hơn kể cả về mặt đào tạo kỹ thuật, nhân lực cũng như quản lý. Sau khi kết thúc dự án, tổng công suất cấp nước tại 5 thị xã được nâng từ 27.500 m3/ngđ lên 74.500 m3/ngđ phục vụ cho nhu cầu của 405.500 người dân tại 5 thị xã. Như vậy tỷ lệ người dân tại đây được cung cấp nước sạch sau khi dự án kết thúc đạt 90% dân nội thị và 60% dân ngoại thị so với 30% trước khi có dự án.
Bên cạnh đó, do được tiếp nhận các dự án ODA để xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước, nhiều loại công nghệ và thiết bị hiện đại của nhiều nước trên thế giới đã được áp dụng. Điều này đảm bảo nước sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thiết bị có độ tin cậy cao và hệ thống được
điều khiển tự động, giảm chi phí điện năng. Tuy nhiên nước ta vẫn còn là một nước nghèo, lao động thủ công là chủ yếu, dân số tăng nhanh, vì vậy công nghệ sản xuất một mặt phải đổi mới hiện đại hoá nhanh chóng, mặt khác phải phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. Ở một số thành phố lớn đã áp dựng công nghệ mới hiện đại, có dây chuyền xử lý thích hợp với từng nguồn nước và từng đối tượng dùng nước, chất lượng nước đảm bảo theo yêu cầu khử trùng triệt để, thiết bị có độ tin cậy cao và hệ thống được điều khiển tự động. Ngoài ra, ở từng địa phương có áp dụng công nghệ thích hợp, có tính linh hoạt cao. Những công nghệ này gắn liền với thực trạng những công trình có sẵn, góp phần cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu bức bách trước mắt, giảm chi phí điện năng (vì hiện nay chi phí này chiếm đến 40% giá thành nước). Hiện nay trên một số hệ thống cấp nước có tỉ lệ thất thoát rò rỉ lên tới 50-60%. Thông qua các dự án ODA, ở một số địa phương đã áp dụng công nghệ hiện đại để phát hiện rò rỉ, kịp thời sửa chữa chống thất thoát.
2.1.3.2. Hiệu quả về xã hội
Nâng cao sức khoẻ người dân thông qua việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Cơ sở hạ tầng của đô thị phát triển, tạo điều kiện phát triển kinh tế của đô thị, của tỉnh. Môi trường đô thị được bảo vệ.
Nhiều dự án thoát nước và xử lý nước thải đã giúp làm giảm thời gian ngập úng tại một số trọng điểm trong trung tâm thành phố, ví dụ như dự án thoát nước Hà Nội đã hoàn thành một số hồ điều hoà, trạm bơm bờ sông, hoàn thành gói thầu kè bờ, làm sạch môi trường sông Kim Ngưu quận Hai Bà Trưng. Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai một số dự án thoát nước rất có hiệu quả, đặc biệt là cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cải thiện đời sống cho 35.000 hộ dân nghèo kết hợp với việc cải thiện môi trường.
Đông Hà, Quy Nhơn, Bến Tre có tổng mức đầu tư được duyệt lên đến 92 triệu USD, trong đó vay ADB là 69 triệu USD bao gồm Ngân sách nhà nước cấp phát là 22,53 triệu USD (33%), vay lại của Chính phủ là 44,69 triệu USD (67%), thời hạn vay là 25 năm trong đó có 5 năm ân hạn. Lãi suất 0%, phí dịch vụ 1%, vốn đối ứng là 23 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án dự kiến bắt đầu từ năm 1997 và kết thúc vào năm 2001 song do nhiều nguyên nhân dự án bị khởi động chậm (tháng 2/1998) nên đến năm 2003 mới kết thúc. Dự án sau khi hoàn thành đã mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội to lớn cho các thành phố, thị xã có dự án. Tổng công suất cấp nước của 7 đô thị là 224.500m3/ngđ, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn, đảm bảo cấp nước liên tục 24 giờ trong ngày, tỷ lệ cấp nước hiện nay trung bình là 36% sẽ tăng lên 90-100% vào năm 2020 với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 110 lít/người/ngày, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đảm bảo điều kiện sống cũng như vệ sinh môi trường cho các thành phố, thị xã trên [10]
.
Trong giai đoạn 1993-2002, thành phố Đồng Nai đã được tiếp nhận 65,24 triệu USD vốn vay ODA cho 5 dự án lớn, trong đó có 3 dự án cấp thoát nước. Nhờ đó đã xây dựng được hệ thống cấp nước Thiện Tân 100.000m3 ngày đêm cho các khi công nghiệp Biên Hoà đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trước mắt và lâu dài phục vụ phát triển kinh tế và xã hội cho địa phương hay hệ thống cấp nước Nhơn Trạch 100.000m3 ngày đêm. Bên cạnh đó, nhờ nguồn vốn ODA này, thành phố Đồng Nai đã trực tiếp chỉ đạo quản lý dự án thoát nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm sông Đồng Nai, xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm tới năm 2010, hướng dẫn các doanh nghiệp kiểm soát giảm thiểu chất thải và phòng chống ô nhiễm môi trường góp phần quan trọng trong việc giao lưu trao đổi hàng hoá thương mại qua hệ thống sông Đồng Nai nhằm cải thiện đời sống mọi mặt đô thị, nông thôn, mang lại hiệu quả thiết
thực phục vụ đời sống nhân dân trong các vùng được thụ hưởng những dự án ODA này.
2.1.3.3. Hiệu quả về tài chính
Sau thời gian ân hạn các công ty Cấp nước sẽ bắt đầu trả lãi cho nhà nước, đáp ứng được yêu cầu trả nợ mỗi công ty cấp nước sẽ có đủ nguồn tiền cần thiết để hoạt động như một doanh nghiệp tài chính độc lập. Vì thế các mục tiêu tài chính và chỉ số tài chính để thiết lập mức giá nước và kiểm soát tình hình tài chính, bảo đảm các Công ty cấp nước đáp ứng được yêu cầu trả nợ vốn vay ODA là:
+ Tỷ lệ đầu tư không nhỏ hơn 15% vào năm kết thúc dự án và 20% vào 5 năm sau.
+ Thời gian thu hồi tiền bán nước không quá 90 ngày để đảm bảo nguồn tiền mặt không bị ảnh hường bởi các hoá đơn tiền nước không thu được hoặc bị trả chậm.
2.1.3.4. Hiệu quả về nâng cao nguồn nhân lực và thiết bị vật tư
Năng lực của những công ty có dự án cấp nước sử dụng vốn ODA đã tăng lên đáng kể, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng như khả năng quản lý được nâng cao. Đội ngũ cán bộ tham gia dự án không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với nhiều kiến thức về quản lý, khoa học kỹ thuật, có điều kiện làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài để học hỏi nâng cao được trình độ. Nhằm đáp ứng yêu cầu về vật tư thiết bị cho các dự án cấp nước có sử dụng nguồn vốn ODA, nhiều cơ sở sản xuất các thiết bị vật tư, phụ tùng ngành nước đã phát triển góp phần làm giảm tỷ lệ thiết bị nhập khẩu.
Thời gian qua, Nhật Bản đã tài trợ không hoàn lại cho dự án hệ thống cấp nước Gia Lâm với số tiền 5,5 triệu USD, công suất cấp nước là 30.000
m3/ngày đêm. Dự án mở rộng hệ thống cấp nước ngầm cho Thành phố Hải Dương với công suất 10.200 m3/ngày đêm với vốn tài trợ lên tới 3,1 tỷ Yên [11]. Các dự án này mang lại nhiều lợi ích cho các tỉnh được thụ hưởng đặc biệt là về chất lương, hiệu quả các thiết bị vật tư vì đối với các dự án dùng vốn tài trợ theo chương trình JBIC của Nhật này thì sẽ được cung cấp các thiết bị vật tư nhỏ lẻ để sửa chữa nâng cấp các trạm xử lý hiện có hoặc lắp đặt các trạm xử lý mới.
Còn đối với dự án ODA của Đan Mạch tại Đà Lạt và Buôn Mê Thuột, mỗi dự án đều chia ra làm 2 đợt: đợt I các công trình xử lý, đợt II liên kết mạng lưới phân phối thành một hệ thống đồng bộ. Dự án từ lập báo cáo khả thi đến hướng dẫn thi công đều do các hãng Đan Mạch thực hiện thông qua các đơn vị thi công Việt Nam, chính vì thế đã đào tạo được lực lượng duy tu, bảo dường ở địa phương một cách vững chắc từ khâu vận hành, bảo dưỡng thiết bị ở nhà máy đến việc tính toán xây dựng quản lý và điều hành mạng lưới.
Trong thời gian qua nguồn vốn ODA đã phát huy vai trò hết sức to lớn của mình trong các dự án cấp thoát nước đô thị Việt Nam. Nguồn vốn này đã góp phần quan trọng cải thiện đáng kể tình hình cấp thoát nước tại các đô thị hiện nay, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân cũng như các khu công nghiệp góp phần tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhân dân phục vụ đắc lực công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn nhân lực, vật lực để phát triển kinh tế xã hội. Việc sử dụng, quản lý những chương trình,dự án cấp thoát nước sử dụng nguồn vốn ODA của WB, JBIC, ADB, Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan….trong thời gian qua không những góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và cung cấp nước, mà
trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng làm thay đổi bộ mặt đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao dân trí, giải quyết các vấn đề xã hội và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn nhằm bảo vệ môi trường sống cải thiện sức khoẻ và điều kiện sinh hoạt. Bên cạnh đó, các dự án ODA được đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất, các truyến kênh đã chủ động được trong việc tưới tiêu nên diện tích sản xuất ổn định, thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi và tăng năng suất cây trồng, hệ thống cung cấp nước cho các khu chế biến, sản xuất phát huy được hiệu quả cao thúc đẩy công nghiệp phát triển giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân. Các dự án cũng mang lại tác động lớn về khoa học, nâng cao năng lực cán bộ địa phương, đào tạo kỹ năng về kiểm soát môi trường, công nghệ sản xuất và xử lý nước sạch.