Phân cấp quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp, thoát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam (Trang 50 - 53)

2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam trong các dự án cấp

2.2.1. Phân cấp quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp, thoát

thoát nƣớc từ 1993 đến nay

2.2.1. Phân cấp quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp thoát nước từ 1993 đến nay 1993 đến nay

Trước khi Chính phủ ban hành Nghị định 131/NĐ-CP ngày 09/11/2006, Chính phủ đã phân công Bộ Xây dựng thực hiện công việc Chủ đầu tư quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp thoát nước. Bộ Xây dựng đã thành lập Ban quàn lý các dự án cấp thoát nước để quản lý nguồn vốn ODA một cách tập trung ở trung ương. Bên dưới lại có các Ban quản lý dự án của từng địa phương có dự án. Khi số lượng dự án ODA cho cấp thoát nước ngày càng tăng, số lượng nhân viên của Ban quản lý dự án của Bộ Xây dựng cũng tăng theo với khối lượng công việc lớn, địa bàn làm việc ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Các dự án như Dự án cấp nước 6 thành phố, thị xã, Dự án cấp nước 7 thành phố, thị xã do ADB tài trợ là những dự án khá phức

tạp vì phạm vi dự án trải ra nhiều địa phương. Vật tư, thiết bị do cùng một nhà thầu nước ngoài cung cấp lại chịu chi phí vận chuyển, bến bãi … khác nhau do dự án được thực hiện ở các tỉnh, thành khác nhau. Việc quản lý vốn bị khó khăn do quy chế cấp phát từ Trung ương tới địa phương tốn nhiều thời gian, mất nhiều nhân lực. Cùng một dự án, nhưng các chi phí giải phóng mặt bằng, vật liệu, nhân công, máy thi công … khác nhau, dẫn đến việc sử dụng vốn không đạt hiệu quả như mong muồn. Kết quả là việc hoàn thành dự án bị lùi lại sau 3 đến 5 năm. Quá trình quyết toán dự án cũng là cả một vấn đề do phát sinh quá nhiều chi phí, ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu của dự án. Đơn vị trực tiếp quản lý, giám sát xây dựng lại không phải là đơn vị vận hành gây nên sự không nhất quán, thiếu đồng bộ trong các khâu của quá trình thực hiện.

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 131/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về Quy chê quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thay thế Nghị định số 17/NĐ-CP năm 2001, Chủ dự án ODA đã là đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng công trình sau khi dự án kết thúc. Chủ dự án có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA để trực tiếp thực hiện dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, Bộ Xây dựng phụ trách vốn ODA trong lĩnh vực cấp thoát nước chỉ đóng vai trò là cơ quan chủ quản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, chứ không làm chủ đầu tư các dự án nữa.

Tại các tỉnh được nhận ODA cấp thoát nước sẽ thành lập Ban quản lý dự án hoặc giao ODA trực tiếp cho các công ty cấp thoát nước. Ban quản lý dự án hoạt động theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án được hưởng chi phí quản lý dự án theo quy định của Bộ Xây dựng đối với các phần việc mình thực hiện, những phần việc khác mà Ban quản lý dự án không đủ năng

thuê tư vấn có thể là lập và thẩm tra Tổng mức đầu tư, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, lập và thẩm tra thiết kế kỹ thuật - dự toán hạng mục công trình. Điều này đưa lại hiệu quả kinh tế và xã hội do chất lượng công việc được đảm bảo bởi các cá nhân và tổ chức có đủ năng lực hành nghề và tuân theo Luật Đấu thầu.

Các công ty cấp thoát nước tại các tỉnh được giao thực hiện công việc của Ban quản lý dự án, Sở Xây dựng của tỉnh làm Chủ đầu tư dự án thì mọi việc còn được thực hiện thuận lợi hơn nữa. Điều này là do các công ty cấp thoát nước đã có từ trước, đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, việc tiếp quản nguồn vốn ODA cũng là tạo thêm vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có trách nhiệm quản lý và thực hiện nguồn vốn từ các bước đầu giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng, cho tới khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ và vận hành dự án. Công ty trực tiếp là đơn vị sử dụng công trình nên trách nhiệm gắn liền với quyền lợi, đảm bảo lợi ích về kinh tế của dự án.

Việc thực hiện phân cấp càng thể hiện rõ ràng khi trách nhiệm gắn với quyền lợi. Chủ dự án ODA chịu trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa chương trình, dự án vào khai thác sử dụng, thu hồi và hoàn trả vốn vay ODA (trường hợp cho vay lại). Nhất là khi nguồn vốn ODA được trao cho các công ty cấp thoát nước với quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp này.

Theo lộ trình cổ phần hóa của Chính phủ thì doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nước sạch và thoát nước đô thị nằm trong diện cổ phần hóa do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hơn 50% số cổ phần. Theo đó, lĩnh vực kinh doanh nước sạch tiến hành cổ phần hóa có nhiều thuận lợi hơn. Bởi lẽ, sản phẩm nước sạch có điều kiện đo đếm chính xác từ khâu khai thác, xử lý chế

biến, truyền tải thông qua mạng đường ống đến từng hộ tiêu dùng. Người sử dụng nước sạch phải ký hợp đồng mua, trả tiền theo đúng khối lượng đã sử dụng và giá tiêu thụ nước sạch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố quy định. Nước sạch được coi là hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống con người và phục vụ các ngành sản xuất vật chất khác. Giá tiêu thụ nước được yêu cầu phải tính đúng, tính đủ và thu hồi đầy đủ mọi chi phí, làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách và có lãi.

Các doanh nghiệp thoát nước có những nét đặc thù. Ðó là, sản phẩm làm ra không thể cân đong, đo đếm một cách chính xác bằng trọng lượng hay khối lượng và đơn giá của 1 m3 nước mưa, nước thải sinh hoạt là bao nhiêu tiền. Từ năm 1999, phí thoát nước được tính mức tối thiểu bằng 10% so với giá nước sạch và giao cho Công ty kinh doanh nước sạch thu hộ ngân sách từ hóa đơn mua nước sạch của từng hộ tiêu dùng. Đến năm 2004, giá tiêu thụ nước sạch lại không đề cập tới việc thu phí thoát nước nữa. Do đó, doanh nghiệp thoát nước đô thị chưa có đối tượng mua sản phẩm do mình làm ra. Toàn bộ chi phí đầu tư, sửa chữa, duy tu, bảo quản, vận hành hệ thống thoát nước đô thị đều do ngân sách cấp.

Khi phân cấp quản lý và sử dụng nguồn ODA trong các dự án cấp, thoát nước sẽ thật sự tăng hiệu quả của đồng vốn khi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Việc thu phí thoát nước sẽ giảm một phần gánh nặng cho ngân sách để bù lỗ cho doanh nghiệp và mới là yếu tố để doanh nghiệp thoát nước cùng với doanh nghiệp cấp nước sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tiến hành sản xuất kinh doanh, thu hồi và hoàn trả vốn vay theo đúng Hiệp định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)