1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
1.2.1. Sự cần thiết khách quan của việc quản lý và sử dụng nguồn vốn
trong vài năm tới sẽ vẫn tiếp tục được duy trì như ở mức hiện nay và có thể tăng nhẹ do một số nhà tài trợ mở rộng các kênh tín dụng mới cho Việt Nam như IBRD (WB), OCR (ADB), OOF (Nhật Bản)… . Tình hình ký kết hiệp định về ODA cũng sẽ vượt mức đề ra cho thời kỳ 2006-2010 với nhiều dự án vốn vay quy mô lớn. Riêng tình hình giải ngân vẫn được tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
Mỗi nước có những quy định riêng đối với các cách quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Dưới đây là một số nội dung về quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các vấn đề về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.
1.2.1. Sự cần thiết khách quan của việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ODA
ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Tương tự như các nước tiếp nhận vốn ODA khác, để nâng cao hiệu quả viện trợ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành 4 Nghị định về quản lý ODA (Nghị định 20/CP (15/3/1994), Nghị định 87/CP (5/8/1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (4/5/2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP (09/11/2006)). Các nghị định sau được hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của quan hệ hợp tác phát triển.
Cùng với nỗ lực hoàn hiện thể chế, công tác quản lý nhà nước về ODA đã không ngừng được cải tiến và đạt được nhiều tiến bộ. Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhận ODA, quản lý nhà nước theo mô hình tập trung nhiều ở cấp trung ương, thì nay theo mô hình phân cấp mạnh mẽ để các Bộ, ngành và địa phương phát huy tính chủ động và nâng cao trách nhiệm từ khâu xây dựng dự án, thực hiện dự án, khai thác và vận hành các sản phẩm đầu ra. Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA (Ban quản lý dự án, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lý nhà nước về ODA).