Đối với Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy, hà nội (Trang 105 - 118)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3 Một số kiến nghị

4.3.3 Đối với Agribank Việt Nam

Cần sửa đổi, bổ sung một số quyết định, cơ chế không còn phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại.

Việc thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch phải dự trên cơ sở tự cân đối vốn của chi nhánh. Đối với các Chi nhánh giao chỉ tiêu thừa vốn cần áp dụng mức phí cao hơn mặt bằng để khuyến khích các chi nhánh tăng trưởng nguồn vốn.

Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá Ngân hàng, có chiến lược và cung cấp các sản phẩm mới để cung ứng ra thị trường đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo năng lực cạnh tranh, xây dựng hệ thống ứng dụng Ngân hàng như

- Phát triển các kênh cung cấp dịch vụ: POS, Mobile Banking, E- Banking, Kết nối SWIFT nội bộ, thanh toán song phương...

tệ, công cụ phái sinh...

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý: tài sản, nhân sự, quản trị rủi ro... Về mô hình tổ chức, màng lưới: Cần xem xét lại việc nâng cấp và điều chỉnh hệ thống các chi nhánh cấp I cho phù hợp, có cơ chế và định hướng rõ ràng đối với việc mở các phòng giao dịch của các chi nhánh tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh.

Thường xuyên hỗ trợ các Chi nhánh trong công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ các mặt nghiệp vụ, đặc biệt chú ý đi sâu đào tạo một số nghiệp vụ: nghiệp vụ kế hoạch nguồn vốn, kiểm tra kiểm soát nội bộ, nghiệp vụ động vốn để công tác quản lý hoạt động huy động vốn được thuận lợi đạt kết quả cao.

Thường xuyên quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng, có cơ chế động viên, khuyến khích đối với cán bộ có thành tích, có chính sách đãi ngộ hợp lý đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ có năng lực thực sự tránh tình trạng mất nhân tài.

KẾT LUẬN

Trong chương trình hoạt động của ngành Ngân hàng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đất nước, mỗi NHTM đều đề ra những định hướng phát triển chiến lược cho riêng mình, một trong những mục tiêu quan trọng không thể thiếu đó là việc đáp ứng vốn và huy động vốn trong nền kinh tế để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên để đảm bảo huy động vốn có hiệu quả cao, các NHTM cần phải có những giải pháp cụ thể để quản lý hoạt động huy động vốn. Đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước như hiện nay có sự biến động lớn càng làm tăng tính cấp thiết việc quản lý hoạt động huy động vốn trong NHTM.

Agribank CN Cầu Giấy cũng như và các ngân hàng khác trong hệ thống đã có những biện pháp quản lý mang tính chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác huy động vốn và đạt được những thành công của ngân hàng: Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của ngân hàng,… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Agribank CN Cầu Giấy còn có một số những hạn chế nhất định cần phải khắc phục: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa cao, nguồn vốn huy động vẫn chủ yếu từ dân cư, chưa đa dạng về sản phẩm huy động vốn… Để có thể vững bước phát triển thành một ngân hàng lớn mạnh, trong thời gian tới Chi nhánh cần khắc phục những hạn chế và có giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động huy động vốn, luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cầu Giấy” đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ:

- Dựa trên một số cơ sở lý luận cơ bản về quản lý hoạt động huy động vốn của NHTM. Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý huy động vốn của NHTM.

- Luận văn đã tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank CN Cầu Giấy; đưa ra các kết quả đạt được và các hạn chế, từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý huy động vốn tại Agribank CN Cầu Giấy.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Chi nhánh. Đồng thời để tăng thêm tính khả thi của các giải pháp này, luận văn đề xuất một số kiến nghị với NHNN và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Trong khuôn khổ cho phép, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đọc nhằm hoàn thiện thêm vấn đề nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Đỗ Hữu Tùng, các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank CN Cầu Giấy, 2011-2015. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh

năm 2011-2014, phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2012-2015. Hà

Nội.

2. Phan Thị Cúc, 2008. Giáo trình Nghiệp vụ thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.

3. Lê Vinh Danh, 1996. Tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hà Nội: NXB Chính trị

Quốc gia.

4. David Cox, 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.

5. Federic S. Minskin, 2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội:

NXB Khoa học và kỹ thuật.

6. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thi Ngọc Huyền, 2010. Giáo trình chính sách

kinh tế xã hội. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.

7. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Đại học Kinh

tế Quốc dân.

8. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Giao

thông vận tải.

9. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự, 2012. Giáo trình Quản lý học. Hà Nội:

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại TP Hồ Chí Minh: .

NXB Thống kê.

11. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà

Nội: NXB Tài chính.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Những công việc cần triển khai của

ngành NH khi bắt đầu lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ NH, Hà Nội.

13. Nguyễn Hữu Tài, 2002. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Hà Nội: NXB Thống kê.

Nội: NXB Tài chính.

15. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2012. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh

tế. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

16. Trần Thị Ngọc Trang, 2006. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê.

17. Trịnh Quốc Trung, 2009. Marketing ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1A: PHIẾU KHẢO SÁT (Đối với khách hàng)

(Những thông tin khảo sát chỉ mang tính chất tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tác giả. Tác giả xin cam kết mọi thông tin và ý kiến của

bạn sẽ được tôn trọng và bảo mật)

PHẦN THÔNG TIN CHUNG 1.Họ và tên người khách hàng: 2. Giới tính

3.Tuổi 4. Địa chỉ

5. Công việc hiện tại 6. Số điện thoại liên lạc CÂU HỎI KHẢO SÁT

Anh/ chị cho biết ý kiến đánh giá của bản thân về những vấn đề sau 1. Anh/chị lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng (có thể chọn nhiều lựa chọn khác nhau)

□ Thương hiệu ngân hàng

□ Có nhiều chương trình khuyến mại □ Lãi suất hấp dẫn

□ Phong cách phục vụ □ Khác, ………

2. Thời gian sử dụng sản phẩm, dịch vụ của anh/ chị tại Chi nhánh □ Dưới 1 năm

□ 1 năm – dưới 2 năm □ 2 năm – dưới 3 năm □ Trên 3 năm

3. Lãi suất tiền gửi của Chi nhánh như thế nào? □ Rất thấp

□ Thấp

□ Bình thường □ Cao

4. Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng □ Kém

□ Trung bình □ Khá

□ Tốt

□ Khác………

5. Thủ tục thực hiện các sản phẩm, dịch vụ tại Chi nhánh như thế nào? □ Kém

□ Trung bình □ Khá

□ Tốt

□ Khác……… 6. Thời gian xử lý giao dịch □ Kém

□ Trung bình □ Khá

□ Tốt

□ Khác………

7. Thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch □ Kém

□ Trung bình □ Khá

□ Tốt

□ Khác………

8. Chất lượng dịch vụ của Chi nhánh □ Kém

□ Trung bình □ Khá

□ Tốt

□ Khác………

9. Đánh giá chế độ ưu đãi, chăm sóc khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh. □ Kém □ Trung bình □ Khá □ Tốt □ Khác………

10. Anh/ chị có tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh? □ Có

□ Không

PHỤ LỤC 1B: KẾT QUẢ KHẢO SÁT (Đối với khách hàng)

Tổng hợp ý kiến thu được

1. Lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng (có thể chọn nhiều lựa chọn khác nhau)

- 65% - Thương hiệu ngân hàng - 6% - Có nhiều chương trình khuyến mại - 5% - Lãi suất hấp dẫn

- 10% - Phong cách phục vụ - 14% - Khác, ………

2. Thời gian sử dụng sản phẩm, dịch vụ của anh/ chị tại Chi nhánh - 18,5% - Dưới 1 năm

- 25,1% - 1 năm – dưới 2 năm - 25,9% - 2 năm – dưới 3 năm - 30,5% - Trên 3 năm

3. Lãi suất tiền gửi của Chi nhánh như thế nào? - 15% - Rất thấp - 45% - Thấp - 30% - Bình thường - 10% - Cao Chỉ tiêu Kém Trung Bình Khá Tốt Khác 4. Sản phẩm đa dạng 20 65 10 5 5. Thủ tục 58 36 5 1

giao dịch 6. Thời gian xử lý giao dịch 5 60 28 7 7. Thái độ phục vụ 10 55 30 5 2 8. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 40 55 15 9. Chế độ chăm sóc khách hàng 15 38 28 5 14

10. Tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng - 65 % - đồng ý

PHỤ LỤC 2A: PHIẾU KHẢO SÁT (đối với nhân viên Chi nhánh)

(Những thông tin khảo sát chỉ mang tính chất tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tác giả. Tác giả xin cam kết mọi thông tin và ý kiến của

bạn sẽ được tôn trọng và bảo mật)

PHẦN THÔNG TIN CHUNG 1.Họ và tên người khách hàng: 2. Giới tính

3.Tuổi

4. Bộ phận công tác 6. Số điện thoại liên lạc CÂU HỎI KHẢO SÁT

Bạn đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Chi nhánh về những vấn đề sau như thế nào

1. Hệ thống tiền gửi và thanh toán □ Kém

□ Trung bình □ Khá □ Tốt

□ Khác,……….

2. Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm □ Kém

□ Trung bình □ Khá □ Tốt

□ Khác,……….

□ Kém □ Trung bình □ Khá □ Tốt

□ Khác,……….

4. Trình độ chung của nhân viên □ Kém

□ Trung bình □ Khá □ Tốt

□ Khác,……….

5. Môi trường làm việc □ Kém

□ Trung bình □ Khá □ Tốt

□ Khác,……….

6. Đã phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng □ Kém

□ Trung bình □ Khá □ Tốt

□ Khác,……….

PHỤ LỤC 2B:KẾT QUẢ KHẢO SÁT (Đối với nhân viên Chi nhánh)

Nhận xét điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên Chi nhánh đối với những vấn đề: Tiêu chí Kém Trung bình Khá Tốt Khác Hệ thống tiền gửi và thanh toán 34 56 10 Các sản phẩm về tiền gửi tích kiệm 30 50 12 8 Hệ thống công nghệ thông tin 25 65 10 Trình độ chung của nhân viên 35 45 14 Môi trường làm việc 36 54 10 Đã phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng 15 55 25 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy, hà nội (Trang 105 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)