1.3.1. Khái niệm quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại
Quản lý huy động vốn trong các ngân hàng thương mại là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm soát hoạt động huy động vốn nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.3.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu đánh giá quản lý huy động vốn
Mục tiêu của quản lý huy động vốn trong ngân hàng thương mại là đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá:
1.3.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Qui mô nguồn vốn huy động là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt huy động vốn của ngân hàng. Qui mô nguồn huy động tăng lên là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao tính thanh khoản, quy mô nguồn vốn huy động gắn liền với sử dụng vốn. Quy mô nguồn vốn huy động cần gắn với sử dụng vốn, bởi vậy chỉ tiêu phản ánh quy mô huy động vốn được thể hiện qua hệ số huy động và sử dụng vốn:
H = Quy mô vốn huy động trong kỳ/ quy mô sử dụng vốn trong kỳ.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là tốc độ tăng trưởng huy động vốn hàng năm, năm sau so với năm trước. Tốc độ này càng cao càng tốt.
1.3.2.2. Chi phí vốn
Nếu quy mô huy động vốn phản ánh số lượng thì chi phí vốn phản ánh chất lượng huy động vốn. Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.
Tuỳ theo tính chất của từng nguồn vốn sẽ có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các ưu thế của riêng mình trong đó có ưu thế về lãi suất cạnh tranh. Một ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn các ngân hàng khác hoặc cũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp như trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước.
NEC là chi phí vốn được xác định như sau: Giả sử không có lạm phát, dự trữ bắt buộc thì:
NEC =
Lãi thực phải trả khách hàng Gốc thực ngân hàng sử dụng
NEC càng nhỏ thì ngân hàng càng có lợi. NEC phụ thuộc vào cách trả gốc và lãi. Cách trả lãi khác nhau thì NEC khác nhau.
Nếu trả gốc và lãi luôn một lần thì NEC = i (lãi suất danh nghĩa) Nếu trả lãi trước NEC = i / 1 – i
Nếu trả lãi n lần trong kỳ, NEC = (1 + i/n)n –1
Các ngân hàng thường sử dụng phương pháp trên trong điều kiện bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời quy mô của các khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ.
Lãi suất bình quân của một nguồn (nhóm nguồn) được xác định bằng tỷ lệ bình quân của chi phí trả cho nó so với số dư bình quân của nguồn (nhóm nguồn) đó trong khoảng thời gian.
1.3.3.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng
Huy động vốn có đạt hiệu quả hay không phải xem xét đến khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, điển hình là nhu cầu cho vay của ngân hàng. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của nguồn tiền gửi được đánh giá qua chỉ tiêu sau:
Hệ số sử dụng tiền gửi trong kỳ = (Dư nợ cho vay bình quân/Nguồn tiền gửi)*100
Hệ số này đo lường khả năng sử dụng tiền gửi của ngân hàng, cho biết ngân hàng cho vay bao nhiêu trong một đồng tiền gửi huy động. Thông thường, các ngân hàng luôn cố gắng khai thác sử dụng tối đa lượng tiền gửi huy động được để cho vay lấy lời và duy trì tỷ lệ này càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới hạn an toàn về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ thanh toán).
Qua hệ số sử dụng tiền gửi trong kỳ, xác định được nguồn vốn tiền gửi huy động được là bao nhiêu và cần phải huy động thêm là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu tín dụng.
1.3.2.4. Sự phù hợp về kỳ hạn giữa vốn huy động và sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu vốn huy động về thời hạn liên quan đến sử dụng vốn về kỳ hạn:
- Kỳ hạn danh nghĩa của nguồn vốn
Vốn huy động thường gắn với kỳ hạn nhất định, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn vốn. Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo xu hướng nguồn vốn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càng cao (đường cong lãi suất ở dạng bình thường). Kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Kỳ hạn liên quan đến tính ổn định và vì vậy liên quan tới kỳ hạn sử dụng. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới
chi phí các nguồn vốn có tính ổn định cao thường phải có chi phí duy trì cao. Vì vậy, kỳ hạn là một chỉ tiêu đánh giá nội dung đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.
- Kỳ hạn thực của nguồn vốn.
Từ kỳ hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ đưa ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị trường. Ngân hàng rất quan tâm tới kỳ hạn thực tế của nguồn tiền bởi kỳ hạn thực tế liên quan chặt chẽ đến kỳ hạn các khoản cho vay và đầu tư.
Kỳ hạn thực tế của nguồn vốn là thời gian mà khoản vốn đó tồn tại liên tục tại ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng tới kỳ hạn danh nghĩa đều tác động đến kỳ hạn thực tế. Bên cạnh đó, lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, giữa các nguồn vốn, nhu cầu chi tiêu đột xuất cũng ảnh hưởng tới kỳ hạn này.
Nguồn vốn với kỳ hạn danh nghĩa là ngắn hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn thực tế là trung và dài hạn. Phân tích và đo lường kỳ hạn thực tế là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, sử dụng nguồn vốn hạn ngắn để cho vay trung, dài hạn.
- Khả năng hoán chuyển kỳ hạn của nguồn.
Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì nếu sử dụng một lượng lớn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì các ngân hàng đến một thời điểm nào đó phải chịu sức ép về thanh khoản.
Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn thường có chi phí huy động cao hơn trong khi cho vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn cho vay trung và dài hạn.
Mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Dựa vào đó ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh
mục tài sản để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa an toàn thanh khoản. Sự phù hợp còn thể hiện giữa lãi suất và từng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho từng nguồn vốn. Về nguyên tắc lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn.
Bởi vậy, tiêu chí phản ánh sự phù hợp giữa vốn huy động và vốn sử dụng về kỳ hạn là tổng vốn huy động theo kỳ hạn / tổng vốn sử dụng theo kỳ hạn.
Tiêu chí bằng hoặc sấp xỉ bằng 1 là tốt và phản ánh tính an toàn, hiệu quả của huy động vốn.
1.3.3. Quy trình, nội dung quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại thương mại
1.3.3.1. Lập kế hoạch huy động vốn
Theo giáo trình khoa học quản lý, lập kế hoạch là quá trình xác định các
mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó.
Kế hoạch huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm nhiều loại khác nhau, các kế hoạch chiến lược và các kế hoạch tác nghiệp. Trong luận văn này nghiên cứu 3 loại kế hoạch có vai trò chính trong huy động vốn: Chiến lược
huy động vốn; kế hoạch và chính sách huy động vốn.
Chiến lược huy động vốn:
Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là chiến lược cạnh
tranh ngành nhằm thu hút khách hàng trong huy động vốn.
- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng còn được gọi là chiến lược khách hàng. Khác với khách hàng liên quan đến sử dụng vốn, khách hàng trong huy
Lập kế hoạch Tổ chức
thực hiện
động vốn là khách hàng liên quan đến nguồn vốn, cung cấp đầu vào cho ngân hàng. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay. Nếu vay không được thì hoạt động cho vay bị đình trệ. Mất thanh khoản là trạng
thái tồi tệ của các ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng.
- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng có vai trò quyết định đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Quyết định sự phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chiến lược
huy động vốn là cấu thành quan trọng nhất của quản lý huy động vốn.
- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các mục tiêu chiến lược và các phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu huy động vốn cho ngân hàng trong khoảng thời gian dài, thường từ 3 đến 5 năm. Mục tiêu chiến lược thường là tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong thời kỳ chiến lược. Phương thức chiến lược để đạt mục tiêu chiến lược thường là một, hai hoặc tổng hợp các các phương thức cạnh tranh: Cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng sự khác biệt và cạnh tranh bằng mối
quan hệ khách hàng.
- Quá trình hình thành chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là quá trình phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của ngân hàng để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách trên cơ
sở xây dựng ma trận SWOT để xác định mục và giải pháp chiến lược.
- Xây dựng chiến lược huy động vốn là quá trình không dễ, tốn kém nhưng lợi ích đối với ngân hàng là vô cùng lớn, có tính chất sống còn của ngân hàng.
Chính sách huy động vốn
Khác với chiến lược, chính sách huy động vốn tác động đến hoạt động vốn theo một cách khác, ngắn hạn và cụ thể hơn. Chính sách huy động vốn là cách thức xử lý một vấn đề nào đó trong quá trong hoạt động huy động vốn. Có thể
Hệ thống chính sách tác động trực tiếp đến huy động vốn bao gồm:
- Huy động với quy mô, cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất ra sao, việc huy động và sử
dụng vốn phù hợp thế nào?
- Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng. Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường đồng
thời mở rộng phát triển dịch vụ mới.
- Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá
cho những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống.
Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của các
dịch vụ khách như chi phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán, ngân quĩ.
- Các chính sách về tổ chức mạng lưới, công nghệ nghệ hàng: Đây là các chính sách và biện pháp nhằm thu hút vốn, tạo môi trường thuận lợi, đơn giản trong quan hệ với khách hàng. Bao gồm việc bố trí, quy hoạch mạng lưới phù
hợp, hoàn thiện công nghệ ngân hàng đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác.
- Các chính sách chăm sóc khách hàng: Các chính sách này được các NHTM rất quan tâm nhằm tạo và củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó với khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. Trong điều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chất lượng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để hút vốn. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết
Chính sách huy động vốn là công cụ thực hiện chiến lược hoặc kế hoạch huy động vốn của ngân hàng, là phương thức thực hiện mục tiêu của chiến
lược hoặc kế hoạch huy động vốn.
Kế hoạch huy động vốn hàng năm
- Là một loại kế hoạch tác nghiệp về huy động vốn. Kế hoạch huy động vốn hàng năm xác định định lượng cụ thể về số lượng vốn cần huy động theo thời hạn nhất định, năm, quý; theo kỳ hạn: Vốn ngắn hạn, vốn dài hạn; theo
nhóm khách hàng huy động: Khách hàng là cá nhân, tổ chức…
- Kế hoạch huy động vốn hàng năm đưa ra các con số cụ thể về quy mô cho trong một năm và có thể được thực hiện chia theo tiến độ hàng quý. Giúp cho
việc tổ chức triển khai và kiểm soát dễ dàng.
- Kế hoạch huy động vốn hàng năm được xây dựng trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Quá trình xây dựng kế hoạch huy động vốn hàng
năm bao gồm các bước:
+ Nghiên cứu nhu cầu về nguồn vốn: Nhu cầu về nguồn vốn huy động bao gồm vốn để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, vốn để cho
vay, đầu tư.
+ Nghiên cứu năng lực huy động vốn của ngân hàng thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng lực, yếu tố quyết định huy động vốn, kết quả huy động vốn
và các yếu tố ảnh hưởng.
+ Nghiên cứu mục tiêu huy động vốn cho thời kỳ.
+ Đề xuất phương án về huy động vốn để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu
quả.
+ Lựa chọn phương án kế hoạch. + Quyết định phương án.
+ Phân chia kế hoạch tổng thể thành kế hoạch quý, tháng, theo thời hạn huy
1.3.3.2. Tổ chức thực hiện huy động vốn
- Trên cơ sở các nguồn lực đã được xác định, nhà quản lý thực hiện phân bổ các nguồn lực về con người; sắp xếp bộ máy, mô hình tổ chức hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả huy động vốn; cụ thể hoá các chiến lược huy động vốn thành các chỉ tiêu cụ thể và giao cho các chi nhánh nhằm đảm đạt được mục tiêu huy động vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời, nhanh chóng. Bộ máy huy động vốn và mức độ mở rộng của mạng lưới huy động tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như mục tiêu quản lý nguồn vốn
huy động của ngân hàng trong từng thời kì.
- Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược huy động vốn, một hệ thống các giải