.Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 96 - 97)

Lãi suất chính là công cụ, là đòn bẩy trong hoạt động huy động vốn. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt được xem là phương châm, là tôn chỉ cho hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng. Chính sách lãi suất linh hoạt cho phép Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, đồng thời vẫn cân đối được chi phí đầu vào, đầu ra, tăng cường lợi nhuận.

Bên cạnh việc cập nhật liên tục các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng..., SGB cần tích cực thu thập lãi suất huy động của các ngân hàng khác, tính toán, cân đối lãi suất đầu vào đầu ra của Ngân hàng nhằm tạo khung tham chiếu đầy đủ cho việc xác định lãi suất. SGB cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích cung cầu thị trường, dự báo tỷ lệ lạm phát, thường xuyên bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường, cập nhật các văn bản pháp luật liên quan, để có thể ấn định mức lãi suất đúng đắn cũng như có những điều chỉnh kịp thời. Đặc biệt trường hợp lãi suất thị trường có thể hạ nhiệt, Ngân hàng cần dự báo sớm để đi tắt đón đầu, thực hiện giảm lãi suất có lộ trình theo từng nhóm sản phẩm, tránh hiện tượng giảm lãi suất mạnh và hàng loạt hoặc liên tục điều chỉnh giảm lãi suất dễ gây ra hiện tượng nhiều khách hàng rút tiền gửi sang nơi khác.

Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong công tác huy động vốn hiện nay tại SGB, chính sách lãi suất của Ngân hàng cần được thiết lập theo hướng nâng cao lãi suất đối với tiền gửi trung và dài hạn. Việc nâng cao lãi suất trung dài hạn phải nằm trong khung giá, phải có tính cạnh tranh, ngân hàng có thể dựa vào khung lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu của các ngân hàng lớn để đưa ra mức lãi suất hợp lý và hấp dẫn

Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn được xây dựng linh hoạt, tăng giảm lãi suất tùy thuộc từng loại hình tiền gửi, đối tượng gửi tiền và thời điểm

nhằm đảm bảo mặt bằng lãi suất đầu vào nói chung không quá biến động gây ảnh hưởng tới lợi nhuận từ lãi của Ngân hàng.

Ngân hàng cần nghiên cứu đa dạng hoá các phương thức hình thức trả lãi. Bên cạnh các hình thức truyền thống như trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ, Ngân hàng có thể đưa ra các phương thức khác như trả lãi theo kỳ mà khách hàng lựa chọn. Như vậy, kỳ nhận lãi sẽ không cố định mà khách hàng được quyền lựa chọn kì nhận lãi bất kì trong giới hạn tối đa của Ngân hàng, có thể là từ 1 tuần tới 3 tháng. Khi nhận lãi, khách hàng sẽ thông báo trước cho Ngân hàng kỳ nhận lãi tiếp theo để Ngân hàng thu xếp chi trả. Đối với các tài khoản tiền gửi lớn được chi trả khoản tiền lãi đáng kể định kỳ, Ngân hàng nên đưa tiền lãi vào tài khoản nhận lãi không kỳ hạn hoặc hưởng lãi ưu đãi theo ngày, không nên để vào tài khoản treo không hưởng lãi để tránh thiệt thòi cho khách hàng.

SGB cũng có thể cân nhắc chính sách thưởng lãi suất đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn nhưng đến hạn khách hàng không rút bởi những khoản tiền gửi này cho phép Ngân hàng có thể dễ dàng chuyển hoán kỳ hạn phục vụ mục đích cho vay, đầu tư trung dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)