3.1 .Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài GònCông Thương
3.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động huy độngvốn tại Ngân hàng TMCP
3.4.1. Những kết quả đạt được
* Tăng trưởng nguồn vốn và vốn huy động
SGB đã có nhiều nỗ lực duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động , tích cực thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng huy động từ dân cư và doanh nghiệp, giảm huy động từ thị trường liên ngân hàng, từng bước điều chỉnh cân đối nguồn vốn- sử dụng vốn, bao gồm cả cân đối dần về kỳ hạn trong toàn hệ thống để nâng cao
chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn thanh khoản của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn đang phải tiếp tục thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ lạm phát, ngân hàng đã có nhiều nỗ lực tăng trưởng nguồn huy động trung và dài hạn nhằm từng bước thực hiện cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn về kỳ hạn theo chủ trương của NHNN. Đến cuối năm 2014, vốn huy động trung và dài hạn chiếm 26,69% tổng vốn huy động , tăng 6,48% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay chiếm 92,45% tổng nguồn vốn huy động và chiếm 93,50% vốn huy động từ doanh nghiệp và dân cư.
71.37% 23.30% 5.33% 75.49% 22.89% 1.62% 75.46% 22.90% 1.64% 2012 2013 2014
Biểu 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương năm 2012-2014
Vốn khác Vốn chủ sở hữu Vốn huy động
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của SGB năm 2012-2014
Huy động vốn luôn được xem là hoạt động mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương kể từ khi được thành lập. Kết quả hoạt động kinh doanh mà Ngân hàng đạt được trong các năm qua có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn huy động.
Bảng 3.9: Quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Doanh số huy động 128.455 188.792 247.583 Số dư vốn huy động 11.776 11.668 11.541 Số dư vốn chủ sở hữu 3.845 3.540 3.501 Số dư vốn khác 879 251 251 Tổng số dư nguồn vốn 16.500 15.459 15.293
Nhìn chung, trong 3 năm qua, SGB đã có nhiều nỗ lực duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động , tích cực thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng huy động từ dân cư và doanh nghiệp, giảm huy động từ thị trường liên ngân hàng, từng bước điều chỉnh cân đối nguồn vốn- sử dụng vốn, bao gồm cả cân đối dần về kỳ hạn trong toàn hệ thống để nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn thanh khoản của ngân hàng.
Trong năm 2013, nguồn vốn huy động giảm 0,92% so với đầu năm và chỉ đạt 86,17% so với chỉ tiêu kế hoạch do ĐHĐCĐ giao , nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn huy động, giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng(72,18%), tăng huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cư (23,32%) để thay thế nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng.
Trong năm 2014, tiền gửi doanh nghiệp và dân cư tăng 3,19%(352,40 tỷ đồng) so với đầu năm. Đây cũng là kế hoạch của SGB trong thực hiện chiến lược huy động vốn với khách hàng doang nghiệp và cá nhân để tăng trưởng nguồn vốn ổn định cho hoạt động , tránh lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường Liên Ngân hàng. Vốn huy động thị trường Liên ngân hàng là 20,12 tỷ đồng, giảm 95,71% (499,03 tỷ đồng) so với đầu năm, chiếm 0,17% nguồn vốn huy động và chiếm 0,18% vốn huy động từ thị trường 1.
* Kết cấu nguồn vốn
Với cơ cấu nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng qua các năm, Ngân hàng TMCP sài Gòn Công thương đã giữ được sự ổn định của nguồn vốn.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nguồn hình thành
Nguồn vốn huy động là điều kiện và tiền đề để mở rộng cho vay, đầu tư cho nhu cầu phát triển kinh tế, nên SGB đã tập trung mọi nỗ lực coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Ngân hàng.
Bảng 3.10 . Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nguồn hình thành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Cá nhân 6.866 58,30% 8.043 68,93% 8.010 69,40% Tổ chức kinh tế 2.302 19,55% 3.018 25,87% 3.403 29,49% TCTD 1.686 14,32% 469 4,02% 20 0,17% NHNN 769 6,54% - 0,00% - 0,00% Đối tượng khác 153 1,29% 138 1,18% 108 0,94% Tổng huy động vốn 11.776 100,00% 11.668 100,00% 11.541 100,00%
Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của SGB năm 2012-2014
Số liệu trong bảng trên cho thấy sự dịch chuyển về cơ cấu trong nguồn vốn huy động phân theo đối tượng của SGB. Vai trò của nguồn vốn khai thác từ các TCTD và NHNN có xu hướng bị lu mờ bởi nguồn vốn được thu hút từ cá nhân và tổ chức kinh tế. Từ 2012-2014, nguồn vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trong cao trên tổng huy động vốn. Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 là nguồn vốn chủ chốt, luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng số dư huy động, năm 2012 chiếm 79,14%, năm 2013 chiếm 95,98% và năm 2014 chiếm tới 99,83%.
Việc huy động vốn lớn từ các TCTD không phải là một biện pháp an toàn cho hoạt động kinh doanh của SGB nói riêng cũng như của các NHTM nhỏ khác bởi đây là nguồn có kỳ hạn ngắn và không ổn định, mặc dù chi phí huy động thường không cao so với huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế.
Thực tế cuả vài năm về trước, khi thiếu hụt thanh khoản, các ngân hàng đã đồng loạt rút tiền gửi tại SGB khiến nguồn vốn này sụt giảm mạnh. Hơn nữa, theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN và 19/2010/TT-NHNN, tiền gửi của TCTD không được tính vào nguồn vốn huy động để đo lường tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (đối với ngân
Chính vì vậy, Ngân hàng đã đề ra định hướng hoạt động, tập trung vào nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp, từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào vay vốn liên ngân hàng và vay vốn thị trường mở cũng như vay tái cấp vốn, từng bước điều chỉnh cân đối nguồn vốn-sử dụng vốn trong toàn hệ thống để nâng cao chất lượng hoạt động và bảo đảm an toàn khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đối với khách hàng cá nhân, tận dụng thời cơ khi hoạt động thanh toán điện tử và sử dụng thẻ dần trở nên phổ biến, SGB đã triển khai các sản phẩm tiền gửi nhằm không chỉ thu hút cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, dân cư trên địa bàn hoạt động mà còn khai thác tiềm năng khách hàng là những cán bộ công nhân viên của các công ty có giao dịch với ngân hàng. Đối với các tổ chức kinh tế, SGB tăng cường thắt chặt mối quan hệ với nhiều tập đoàn lớn. Cụ thể, ngân hàng ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Lắp máy LILAMA, Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đây là cơ sở để Ngân hàng tận dụng nguồn tiền gửi lớn từ các tổ chức kinh tế này.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương bao gồm các loại tiền sau: VNĐ, ngoại tệ. Tuy nhiên khi tính toán, các loại ngoại tệ đều được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thích hợp
Bảng 3.11 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị: Tỷ đồng ( đơn vị USD đã được quy đổi ra VND)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
1. Huy động vốn nội tệ 10.879 92,44% 11.083 94,98% 10.891 94,36% - Nhận tiền gửi 8.280 10.482 10.769 - Đi vay 2.456 469 20 - Hình thức khác 143 132 102 2. Huy động vốn ngoại tệ 897 7,56% 585 5,02% 650 5,64% - Nhận tiền gửi 887 578 644 - Đi vay - - -
- Hình thức khác 10 7 6 Tổng huy động vốn 11.776 100,00 % 11.668 100,00 % 11.541 100,00 %
(Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của SGB năm 2012-2014)
Từ bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2012-2014, hình thức huy động vốn theo loại tiền chủ yếu của SGB là huy động VND. Trong 3 năm, tỷ trọng huy động vốn nội tệ luôn chiếm trên 90% tổng huy động vốn, năm 2012 chiếm 92,44%, năm 2013 chiếm 94,98% và năm 2014 là 94,36%. SGB huy động tiền VND thông qua nghiệp vụ nhận tiền gửi, đi vay và một số nghiệp vụ khác.
Huy động vốn bằng ngoại tệ chưa được chú trọng nhiều tại SGB, trong 3 năm gần đây, nguồn vốn ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng nguồn vốn, năm 2012 chiếm 7,56%, năm 2013 chiếm 5,02% và năm 2014 chỉ còn 5,64%. Về loại tiền, nếu như những năm trước, Ngân hàng chỉ huy động vốn VND, USD, EUR, GBP thì năm 2013, 2014 đã có thêm đồng JPY, SGD trong danh mục vốn ngoại tệ của Ngân hàng. Loại tiền huy động đa dạng giúp Ngân hàng có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như thuận tiện trong đầu tư, kinh doanh ngoại tệ.
Mặc dù hình thức huy động vốn bằng ngoại tệ đã có nhiều tiến triển nhưng tỷ trọng nguồn vốn này vẫn ở mức thấp, năm 2014 đạt 5,64% tổng nguồn vốn huy động. Trong khi đó, do có các khách hàng lớn như Tổng công ty than khoáng sản Việt Nam, tổng công ty Lắp máy LILAMA nên nhu cầu sử dụng vốn về ngoại tệ của Ngân hàng ngày càng cao. Chính vì vậy, huy động vốn bằng ngoại tệ cần được ngân hàng quan tâm chú trọng hơn nữa nhằm đảm bảo thanh khoản, đặc biệt là trong những giai đoạn cao
điểm như cuối năm khi nhu cầu ngoại tệ tăng cao.
* Tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn:
Tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn qua các năm từ 2012-2014 đều chiếm trên 70% . Nguồn vốn huy động được tăng cường sẽ thúc đẩy các hoạt động tín dụng, đầu tư, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Thành công của SGB là đã tăng trưởng nguồn vốn huy động theo hướng bền vững, từng bước tạo sự cân đối hợp lý về kỳ hạn, duy trì cơ cấu huy động vốn hợp lý theo cơ cấu cho vay.
Để biết được chất lượng sản phẩm dịch vụ mà SGB cung cấp cho khách hàng, hàng năm Chi nhánh đều tổ chức phiếu thăm dò ý kiến khách hàng để kịp thời khắc phục những tồn tại của Ngân hàng.
Chứng tỏ, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã luôn quan tâm đến nhiệm vụ huy độngvốn và có những chỉ đạo kịp thời trong việc quán triệt cán bộ, nhân viên thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ và tác phong giao dịch nhanh nhẹn, cởi mở, niềm nở với khách hàng.
* Mức độ đáp ứng nhu cầu cho vay
Cân đối giữa nguồn vốn huy động với cho vay qua các năm (xem bảng 3. ). Bảng 3. 12 : Cân đối nguồn vốn huy động với cho vay
tại Ngân hàng TMCP Sai GònCông thương giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng huy động vốn 11.776 11.668 11.541 Tổng sử dụng vốn 11.183 10.861 10.670 Chênh lệch 593 807 871 Trong đó: 1. Chênh lệch HDV-SDV ngắn hạn 3.525 601 580 1.1. Huy động vốn 11.407 8.775 8.460 1.2. Sử dụng vốn 7.882 8.174 7.880
2. Chênh lệch HDV-SDV trung và dài hạn ( 2.932) 206 291
2.1. Huy động vốn 368 2.893 3.081
2.2. Sử dụng vốn 3.300 2.687 2.790
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của SGB giai đoạn 2012-2014)
Số liệu bảng trên cho thấy SGB đã sử dụng khoảng 92% nguồn vốn huy động để cho vay và đầu tư. Phần vốn huy động còn lại phân bổ cho các hoạt
động dự trữ, ngân quỹ nhằm mục đích đảm bảo tính thanh khoản và điều hòa toàn hệ thống.
Huy động vốn và sử dụng vốn tại SGB nói chung tương đối phù hợp về mặt kỳ hạn, đặc biệt là năm 2013 và 2014 khi huy động vốn và sử dụng vốn ở các kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn đều có sự cân đối. Duy chỉ có năm 2012, có sự mất cân đối về mặt kỳ hạn khi sử dụng vốn trung và dài hạn đã vượt xa huy động vốn trung và dài hạn là 2.932 tỷ đồng.
* Chi phí huy động vốn:
Theo sự chỉ đạo của Ban Tổng giám đốc, SGB đã tuân thủ tốt quy định, đồng thời có những chính sách phù hợp để ổn định và tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng. Chi phí huy động vốn luôn được chú trọng, đảm bảo có lãi từ công tác huy động vốn. Trong hai năm từ 2013-2014 , mặc dù số dư huy động ổn định nhưng chi phí đã giảm nhiều so với các năm trước. Một mặt là do lãi suất cơ bản của Chính phủ công bố giảm; mặt khác nữa là do Ngân hàng đã phát huy tốt vai trò của công cụ lãi suất, nắm bắt kịp thời sự biến động lãi suất của thị trường, áp dụng biểu lãi suất linh hoạt trong phạm vi quyền hạn được phép của Ngân hàng để vừa giữ chân được khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới , vừa đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh để phát triển ổn định lâu dài.
Bảng 3.13: Chi phí huy động vốn tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng Giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Chi phí trả lãi 1.599 1.258 955
Chi phí tuyên truyền, quảng cáo 12 13,5 15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của SGB giai đoạn 2012-2014)
Hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chấp hành lãi suất theo quy định của NHNN và có các cơ chế nhằm đảm bảo hài hòa chi phí huy động và lợi ích mang lại. Phòng Tổng hợp Hội sở có nhiệm vụ tham mưu và trình Ban Tổng Giám đốc chính sách huy động vốn. Trong đó, chú trọng tính toán chi phí lãi suất trong
huy động vốn. Tùy từng giai đoạn, từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng, mà chi phí có thể được điều chỉnh linh động để thu hút khách hàng. Chi phí huy động bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí liên quan đến huy động vốn (như chi phí quảng cáo, in ấn, …)