Tình hình huy độngvốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn CôngThương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 60 - 75)

3.1 .Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài GònCông Thương

3.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động huy độngvốn tại Ngân hàng

3.3.1. Tình hình huy độngvốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn CôngThương

CôngThương

Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của công tác nguồn vốn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn CôngThương luôn quan tâm tới công tác này, coi tạo nguồn vốn là nhiệm vụ sống còn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Một ngân hàng sẽ không thể vững mạnh nếu không có nguồn vốn vững chắc ổn định. Trong những năm qua, tập thể cán bộ nhân viên toàn Ngân hàng đã cố gắng nỗ lực trong việc huy động vốn như: đổi mới phong cách tác phong làm việc, đơn giản hoá các

hàng khi đến gửi tiền, giao dịch tại ngân hàng, bên cạnh đó vẫn đảm bảo tuân thủ chế độ nên công tác huy động vốn đã đạt kết quả đáng khích lệ. Trong những năm qua nguồn vốn của Ngân hàng huy động chủ yếu huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư; từ tiền gửi các tổ chức kinh tế.

Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn CôngThương như sau:

Bảng 3.5 : Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Doanh số huy động 128.455 188.792 247.583 Số dư vốn huy động 11.776 11.668 11.541 Số dư vốn chủ sở hữu 3.845 3.540 3.501 Số dư vốn khác 879 251 251 Tổng số dư nguồn vốn 16.500 15.459 15.293

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của SGB giai đoạn 2012-2014

Căn cứ vào bảng trên cho thấy, nhìn chung, trong 3 năm qua, mặc dù nguồn vốn huy động không tăng, tuy nhiên SGB đã có nhiều nỗ lực duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động , tích cực thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng huy động từ dân cư và doanh nghiệp, giảm huy động từ thị trường liên ngân hàng, từng bước điều chỉnh cân đối nguồn vốn- sử dụng vốn, bao gồm cả cân đối dần về kỳ hạn trong toàn hệ thống để nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn thanh khoản của ngân hàng.

Nhìn chung, từ năm 2012-2014, nguồn vốn huy động đều giảm nhẹ, mặc dù tiền gửi từ doanh nghiệp và dân cư đều tăng. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn huy động, giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng, tăng huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cư để thay thế nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng. Trong năm 2013, nguồn vốn huy động giảm 0,92% so với đầu năm và chỉ đạt 86,17% so với chỉ tiêu kế hoạch do ĐHĐCĐ giao, mặc dù tiền

gửi dân cư tăng 20,65% so với đầu năm . Cũng tương tự như vậy, trong năm 2014, nguồn vốn huy động giảm 1,09% so với năm 2013, nhưng tiền gửi của các cá nhân và doanh nghiệp tăng 3,19% so với đầu năm.

Như vây, trong những năm qua, Ngân hàng đã hoạch định và thực thi chính sách huy động vốn đúng đắn phù hợp với tình hình thị trường, địa bàn, mức sống và thu nhập của người dân cũng như thế mạnh của từng Chi nhánh trên các địa bàn khác nhau.

Dưới góc độ bản chất nghiệp vụ, Ngân hàng TMCP Công thương huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi, đi vay và một số hình thức khác. Cơ cấu nguồn vốn theo các nghiệp vụ này và theo đối tượng trong thời kỳ 2012-2014 như sau:

Bảng 3.6 : Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương-giai đoạn 2012-2014 phân theo bản chất nghiệp vụ

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012 (±%) 2014 2014/2013 (±%) Tổng nguồn vốn huy động 11.776 11.668 (0,91%) 11.541 (1,09%) 1. Nhận tiền gửi 9.167 11.060 20,65% 11.413 3,19%

Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn huy

động 77,84% 94,79% 98,89%

2. Đi vay 2.456 469 (80,90%) 20 (95,73%)

Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn huy

động 20,86% 4,02% 0,17%

3. Hình thức khác 153 139 (9,15%) 108 (22,30%)

Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn huy

động 1,30% 1,19% 0,94%

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của SGB năm 2012-2014

SGB chủ yếu huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi. Qua các năm 2012- 2014, số dư nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm tiền gửi, nguồn vốn vay và

nguồn vốn huy động, từ năm 2012-2014 lần lượt là 77,84% , 94,79% và 98,89%, nguồn vốn huy động dưới các hình thức khác chiếm không đáng kể.

Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động giảm nhẹ (0,91%) so với năm 2012. Mặc dù tổng nguồn vốn huy động giảm nhưng nguồn vốn từ tiền gửi lại tăng (20,65%) so với năm 2012. Nguồn vốn đi vay và nguồn vốn từ các hình thức khác đồng thời giảm, đặc biệt là nguồn vốn đi vay giảm mạnh, từ 2.456 tỷ đồng xuống còn 469 tỷ đồng (giảm 80,90%). Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn huy động, giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng, tăng huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cư để thay thế nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng. Đây là thành công bước đầu trong thực hiện chiến lược huy động vốn với khách hàng mục tiêu là cá nhân để tăng trưởng nguồn vốn ổn định cho hoạt động, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn trên thị trường Liên ngân hàng.

Cũng tương tự như vậy, trong năm 2014, tổng nguồn vốn huy động tiếp tục giảm nhẹ (1,09%) so với năm 2013. Tuy vậy, nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi vẫn tăng so với năm 2013( 3,19%). Nguồn vốn huy động từ đi vay và từ các hình thức khác đều tiếp tục giảm. Nguồn vốn huy động từ đi vay giảm xuống chỉ còn 20 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng nguồn vốn huy động (0,17%). Đây cũng là kế hoạch của SGB trong thực hiện chiến lược huy động vốn với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân để tăng trưởng nguồn vốn ổn định cho hoạt động , tránh lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường Liên Ngân hàng. Vốn huy động thị trường Liên ngân hàng là 20tỷ đồng, giảm 95,73% (499,03 tỷ đồng) so với đầu năm , chiếm 0,17% nguồn vốn huy động và chiếm 0,18% vốn huy động từ thị trường 1.

Tuy nhiên, xét về doanh số huy động, huy động vốn tiền gửi cũng là hoạt động chủ chốt, mang lại trên 90% tổng lượng vốn huy động mỗi năm. Nguồn vốn đi vay và các nghiệp vụ huy động khác hầu như không đáng kể. Hình thức huy động vốn hạn chế khiến nguồn vốn huy động phụ thuộc phần lớn vào vốn tiền gửi, điều này tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng trong trường hợp thị trường không thuận lợi, việc khai thác nguồn tiền gửi gặp khó khăn.

Nhận tiền gửi

Như vậy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chủ yếu huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi, cơ cấu tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động của SGB sẽ thấy rõ hơn trong bảng phân tích sau:

Bảng 3.7 : Cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng 1. Tiền gửi thanh toán 2.085 22,74% 2.384 21,56%

2.402 21,05% 2. Tiền gửi có kỳ hạn 2.175 23,72% 2.495 22,55% 2.690 23,56% - Từ 12 tháng trở xuống 1.233 1.979 1.973 - Trên 12 tháng 942 516 717

3. Tiền gửi tiết kiệm 4.126 45,02%

5.315 48,06% 5.449 47,75% - Không kỳ hạn 5 3 6 - Từ 12 tháng trở xuống 2.104 4.947 5.046 - Trên từ12 tháng 2.017 365 397 4. Tiền gửi của các

TCTD 781 8,52% 866 7,83% 872 7,64% - Không kỳ hạn 1 9 12 - Từ 12 tháng trở xuống 780 857 860 Tổng tiền gửi 9.167 100.00 % 11.060 100.00 % 11.41 3 100.00 %

(Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của SGB năm 2012-2014)

Từ bảng có thể thấy cả bốn bộ phận cấu thành nguồn vốn tiền gửi của SGB đều gia tăng trong giai đoạn 2012-2014.Cơ cấu nguồn tiền gửi cũng có sự thay đổi tuy không nhiều qua các năm. Trong các năm, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi tại SGB , từ 2012-2014 , lần lượt chiếm 45,02%, 48,06% và 47,75% trên tổng tiền gửi, tiếp đến là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tiền gửi. Biến động của từng bộ phận tiền gửi sẽ được phân tích cụ thể dưới đây.

- Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi giao dịch là tiền của doanh nghiệp

hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Đây là nguồn

vốn có chi phí thấp nhưng thường xuyên biến động.

Trong giai đoạn 2012-2014, nguồn vốn tiền gửi thanh toán có tăng trưởng nhưng không cao bằng các nguồn tiền gửi khác. Nguồn vốn tiền gửi thanh toán lần lượt chiếm 22,74%, 21,56% và 21,05% trên tổng tiền gửi qua các năm 2012-2014. Những biến động trong tiền gửi thanh toán của SGB chủ yếu xuất phát từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, bởi nguồn này chiếm đa số trong tổng tiền gửi thanh toán, năm 2014 chiếm tới 87%.

Tiền gửi thanh toán tăng 22,74% năm 2012 so với năm 2013, SGB đã nỗ lực để thu hút nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân, trong đó có nguồn tiền gửi giao dịch. Mặt khác, khi các doanh nghiệp được khuyến khích sản xuất kinh doanh nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, đây được xem là nguyên nhân khách quan góp phần gia tăng tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng.

Trong vài năm trở lại đây nền kinh tế tăng trưởng chậm, hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, nhu cầu thanh toán, giao dịch bị hạn chế, đó cũng là nguyên nhân khiến nguồn tiền gửi thanh toán tăng trưởng chậm. Hơn nữa, việc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng khiến một phần nguồn tiền gửi thanh toán chuyển thành tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi. Đây là xu hướng phổ biến diễn ra tại nhiều ngân hàng, thậm chí ở một số ngân hàng như NHTMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, huy động vốn tiền gửi thanh toán không những không tăng mà còn sụt giảm.

- Tiền gửi có kỳ hạn:

Giai đoạn 2012-2014, nguồn tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng duy trì ổn định, lần lượt chiếm 23,72%, 22,55% và 23,56% trên tổng tiền gửi. Năm 2014, quy mô của loại hình tiền gửi này đứng thứ 2 sau tiền gửi tiết kiệm, ngang bằng với tiền gửi thanh toán.

Về mặt cơ cấu kỳ hạn, tiền gửi trung hạn năm 2012 ở mức cao, đạt 942 tỷ, chiếm 43% tổng tiền gửi có kỳ hạn, nhưng sang năm 2013 giảm xuống còn 516 tỷ,

chiếm 20,68% , năm 2014 lượng tiền gửi này chỉ còn chiếm 26,6% tương đương 717 tỷ. Nguyên nhân xuất phát từ việc lãi suất huy động năm 2012 có biến động , khiến nhiều khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài hơn để hưởng lãi cao. Kỳ hạn chủ yếu thời gian này là 12 - 13 tháng. Khi đáo hạn vào năm 2013, lãi suất đã giảm và ổn định trở lại, nguồn tiền này nhanh chóng được rút ra để gửi kỳ hạn ngắn hoặc rút ra để phục vụ hoạt động kinh doanh hay đầu tư vào các hình thức khác. Trong khi tiền gửi trung hạn giảm mạnh thì tiền gửi dài hạn cũng không được khách hàng ưa thích. Do vậy, số dư tiền gửi có kỳ hạn năm 2013 hầu hết là tiền gửi ngắn hạn.

- Tiền gửi tiết kiệm:

Huy động tiền gửi tiết kiệm là hình thức phổ biến nhằm khai thác nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Đây là nguồn tiền ổn định nhưng lãi suất huy động thường cao nhất trong các loại tiền gửi.

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn tiền gửi lớn nhất của SGB, năm 2012 với tỷ lệ 45,02% tổng tiền gửi. Hai năm tiếp theo tiền gửi tiết kiệm vẫn đứng vị trí lớn thứ nhất với tỷ trọng lần lượt là 48,06% và 47,75%. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm 2012 -2014 đạt 15,67%, trong đó năm 2013 tăng 28,82% và năm 2014 tăng 2,52%.

Do thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư luôn là thị trường tiềm năng để các ngân hàng khai thác. Nắm bắt được đặc điểm này, SGB một mặt mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động để dễ dàng tiếp cận với nhiều bộ phận dân cư, mặt khác tập trung đa dạng hoá các loại hình sản phẩm tiền gửi, chú trọng điều chỉnh mức lãi suất nhằm tạo ra sức hấp dẫn toàn diện cho sản phẩm. Nhờ những nỗ lực này, nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng đã được duy trì và ổn định. Tuy nhiên hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động thu hút vốn tiền gửi tiết kiệm rất gay gắt, đây là thách thức không nhỏ cho SGB khi huy động nguồn vốn này.

SGB thiết kế các sản phẩm tiết kiệm gồm tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm ưu thế rõ rệt. Mặc dù Ngân hàng đưa ra danh mục tiền gửi tiết kiệm đa dạng về kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng nhưng tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn tại SGB luôn chiếm tỷ trọng cao.

Về cơ cấu loại tiền, SGB cũng chưa khai thác được nhiều nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Sự mất cân đối giữa các hình thức huy động tiết kiệm về mặt kỳ hạn và loại tiền có thể chứa đựng rủi ro và gây áp lực lên hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. (han chế)

- Tiền gửi của các TCTD:

Nguồn tiền gửi của các TCTD tại SGB từ năm 2012-2014 luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trên tổng tiền gửi , chỉ chiếm 7%-8% tổng tiền gửi. SGB xác định rằng, nếu nguồn tiền gủi của các TCTD chiếm tỷ trọng cao trên tổng tiền gủi, cũng có nghĩa sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản cho ngân hàng bởi tiền gửi của các TCTD thường là nguồn ngắn hạn và phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của các TCTD đó.

Như vậy, về mặt quy mô, huy động vốn tiền gửi của SGB giai đoạn 2012-2014 đã có những nỗ lực trong việc duy trì và ổn định nguồn vốn tiền gủi . Tuy nhiên, về cơ cấu, nguồn tiền gửi này phần lớn là tiền gửi ngắn hạn bằng VND, huy động tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi kỳ hạn dài chưa được phát huy.

Đi vay

Mặc dù nhận tiền gửi luôn là hình thức huy động quan trọng nhất của ngân hàng nhưng trong nhiều trường hợp, hình thức đi vay cũng được SGB lựa chọn sử dụng nhằm thu hút được nguồn vốn với quy mô và kỳ hạn xác định trong thời gian ngắn. SGB tận dụng nguồn vốn vay từ NHNN, các TCTD và thông qua việc phát hành các công cụ nợ.

- Vay NHNN

SGB vay vốn của NHNN dưới hình thức bán giấy tờ có giá cho NHNN qua thị trường mở, vay tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá. SGB tham gia nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng giao dịch cao nhất vào năm 2012. Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, các hình thức vay tái chiết khấu, vay cầm cố giấy tờ có giá tại NHNN cũng được sử dụng phổ biến và linh hoạt hơn. Tất cả các khoản vay vốn từ NHNN của SGB đều có kỳ hạn ngắn, thường từ 7 ngày đến 3 tháng. Đến thời điểm 31/12/2014, SGB đã tất toán hầu hết các khoản nợ đối với NHNN.

Trong giai đoạn 2012-2014, SGB đã linh hoạt hơn trong việc tạo dựng nguồn vốn vay từ NHNN bằng cách tích cực sử dụng các công cụ vay vốn, góp phần mang lại nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cấp bách như thiếu hụt dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh

toán với chi phí thấp và kịp thời. Tuy nhiên, do Ngân hàng có quy mô nhỏ, uy tín chưa cao và lượng giấy tờ có giá lưu ký không lớn, nhu cầu vay vốn từ NHNN của các TCTD khác lại khá cao nên Ngân hàng nhiều khi không thể tiếp cận được nguồn vốn này.

- Vay các TCTD

SGB vay vốn từ các TCTD thông qua thị trường liên ngân hàng nhằm bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Các khoản vay đều có kỳ hạn ngắn, phần lớn là dưới 1 tháng và được tất toán hết trong năm. Đến thời điểm 31/12 hàng năm, SGB không có dư nợ vay từ các TCTD. Nguồn vốn vay từ các TCTD không sẵn có và chi phí thường cao, nên SGB chỉ sử dụng nguồn này khi không thể huy động từ các nguồn khác.

- Phát hành các công cụ nợ

Phát hành các công cụ nợ không phải là hình thức được SGB cũng như một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)