Kinh nghiệm quản lý huy độngvốn của một số NHTM và bài học cho Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 42 - 45)

1.2.4 .Tiêu chí đánh giá công tác quản lý huy độngvốn

1.3. Kinh nghiệm quản lý huy độngvốn của một số NHTM và bài học cho Ngân

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đi đầu trong mọi hoạt động trên thị trường tài chính, trong đó có hoạt động huy động vốn. Với ưu thế hoạt động lâu đời, thị phần lớn, Vietcombank đã tích cực đầu tư phát triển hoạt động huy động vốn trên nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là đa dạng hoá sản phẩm huy động, tăng cường tiện ích cho khách hàng.

Vietcombank huy động vốn từ qua rất nhiều hình thức như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ, vay vốn ưu đãi từ nguồn đầu tư uỷ thác của các tổ chức nước ngoài, vay vốn từ NHNN và các TCTD. Để thúc đẩy nguồn vốn từ dân cư, các sản phẩm tiền gửi ngày càng được đa dạng hoá về kỳ hạn, phương thức trả lãi, tính năng sản phẩm như tiền kiệm tự động, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm trả lãi trước, trong và sau, kỳ trả lãi linh hoạt phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tại Vietcombank không áp dụng mô hình mua bán vốn tập trung tại Trụ sở chính mà Chi nhánh tự cân đối vốn.

Vietcombank cũng tích cực ứng dụng công nghệ để tạo ra những đặc tính nổi trội trong thanh toán, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Các dịch vụ thanh toán điện tử rất đa dạng bao gồm ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking, ngân hàng qua tin nhắn VCB-SMS B@nking, dịch vụ nhận tin nhắn chủ động, ngân hàng 24x7 VCB- Phone B@nking, nạp tiền trả trước VCB-eTopup, dịch vụ tài chính, thanh toán hóa đơn trả sau. Ngân hàng cũng liên kết với nhiều công ty viễn thông, điện, nước, công ty tài chính, bảo hiểm, các công ty bán hành trực tuyến trong và ngoài nước để mở rộng phạm vi thanh toán điện tử cho khách hàng.

nhu cầu của khách hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng cùng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, càng làm hình ảnh của Ngân hàng tốt đẹp trong mắt các khách hàng. Chính vì vậy, Vietcombank luôn đạt được nhiều thành công trong việc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và bền vững với tốc độ trung bình 20%/năm trong 3 năm qua.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ

đầu năm 1993. Đến nay, Ngân hàng đã tạo lập được một hệ thống tương đối rộng lớn với hơn 110 điểm giao dịch gồm trụ sở chính tại Hà Nội, 17 Chi nhánh , hơn 90 Phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đạt 46.851 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 39,169 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội, công tác huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính .Trụ sở chính đưa ra các hình thức huy động, cân đối nguồn vốn và có các chính sách phù hợp, đảm bảo hoạt động hài hòa toàn hệ thống. Với mô hình quản lý này, có những thời điểm gây bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội trong việc tăng trưởng nguồn vốn, do không có tính chủ động trong việc thực hiện chính sách lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Một thực tế là hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thừa vốn nhưng có thể riêng lẻ từng Chi nhánh lại thiếu vốn, cụ thể Chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho tổng dư nợ của Chi nhánh, mà Chi nhánh còn phải vay vốn của Hội sở thông qua việc mua bán vốn nội bộ. Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, số dư nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội , Chi nhánh Cần Thơ đạt 2.102 tỷ

đồng, Dư nợ của Chi nhánh đạt gần 2.900 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội năm 2014). Mức chênh lệch này Chi nhánh

Cần Thơ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung ứng thông qua mua bán vốn nội bộ trong hệ thống.

1.3.3. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

Từ việc quản lý huy động vốn của 2 ngân hàng trên cho thấy, việc thực hiện mô hình quản lý vốn ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn ngân hàng. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội do thực hiện theo mô hình quản lý vốn tập trung nên không chủ động trong việc thực hiện các chính sách huy động vốn. Còn tại Vietcombank, chi nhánh đang tự cân đối vốn nên có nhiều lợi thế hơn trong qúa trình triển khai kế hoạch của mình, chủ động hơn trong cạnh tranh, thu hút lượng khách hàng lớn trên địa bàn.

Bài học rút ra đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là muốn công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao phù hợp với từng địa bàn nơi có các Chi nhánh hoạt động thì việc quản lý hoạt động huy động vốn nên để Chi nhánh tự cân đối và có chính sách cụ thể. Từng Chi nhánh sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách để huy động vốn; đồng thời đảm bảo lợi ích cho Chi nhánh đối với mảng kinh doanh này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 42 - 45)