Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 93 - 98)

CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng

4.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro

Phòng ngừa rủi ro là biện pháp cần thiết giúp các ngân hàng giảm xác suất phải đương đầu với các thiệt hại về mặt tài chính, uy tín. Trong thanh toán TDCT, công tác phòng ngừa rủi ro là một mục tiêu hàng đầu, các giải pháp nêu ra cần được thực hiện thường xuyên và nhất quán trên toàn hệ thống Vietinbank. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa rủi ro sẽ bảo vệ quyền lợi cho bản thân ngân hàng cũng như các khách hàng. Các giải pháp gồm có:

Thứ nhất, phòng ngừa các rủi ro vĩ mô đến từ các yếu tố bên ngoài (rủi ro quốc gia và rủi ro thị trường) thông qua đẩy mạnh các biện pháp:

- Nhận diện rủi ro quốc gia và rủi ro đến từ các ngân hàng nước ngoài để từ đó có đối sách riêng cho từng thị trường, từng đối tác mua/bán nước ngoài của các khách hàng của Vietinbank thông qua các thông tin đánh giá, thẩm định về mức độ rủi ro thu thập từ khách hàng của Vietinbank, yêu cầu các ngân hàng đại lý cung cấp thông tin. Xây dựng trần tín dụng, giới hạn tín dụng để xác định hạn mức chung cũng như việc áp dụng riêng trong từng trường hợp.

- Nắm bắt, cập nhật đầy đủ các thông tin về lịch sử giao dịch tại các quốc gia như lịch sử nợ nước ngoài, kiểm soát ngoại hối, các quốc gia có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, thị trường có nhiều bất ổn, kém uy tín.

- Thông tin đầy đủ đến từng cán bộ, đơn vị thực hiện nghiệp vụ TDCT trên toàn hệ thống về cách thức cập nhật, tiếp cận các thông tin về rủi ro vĩ mô, liên tục chuyển tải đầy đủ tài liệu và thông báo mới nhất.

Ví dụ như:

+ NHPH không có uy tín, không tuân thủ thông lệ quốc tế, chậm trễ thanh toán hoặc không thanh toán các BCT hoàn hảo. Vì vậy NHPH cần được các tổ chức xếp hạng quốc tế có uy tín hoặc bản thân Vietinbank đánh giá, xếp hạng tín nhiệm từ bậc B trở lên hoặc được phòng định chế tài chính đánh giá là có uy tín để thực hiện giao dịch.

+ Đưa ra các đối sách để hạn chế rủi ro từ phía thị trường nhập khẩu: Một số mặt hàng xuất khẩu giá cả thường xuyên biến động (điều, gạo..) hoặc chịu những rào cản kỹ thuật ngày càng cao của nước nhập khẩu (thủy sản, gỗ, thép…) BCT hoàn hảo nhưng không được phía nước ngoài thanh toán vì lý do không đáp ứng quy định về kiểm định hàng hóa của nước nhập khẩu. Về phong tục tập quán, quan điểm thanh toán của các thị trường nhập khẩu cũng khác nhau (VD quan điểm bắt lỗi chứng từ trên vận đơn, quan điểm xác định các giao dịch vi phạm cấm vận…). Phát hiện các dấu hiệu của người mua về tình hình tài chính suy giảm, hàng hóa tiêu thụ chậm, có dấu hiệu gian lận…

Thứ hai, phòng ngừa các rủi ro giao dịch đến từ khách hàng, hàng hóa, các đối tác (gồm rủi ro tín dụng và các loại thuộc rủi ro hoạt động) bằng cách:

- Một là, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý rủi ro của Vietinbank. Tiếp tục đưa vào các quy định, quy trình, hướng dẫn, cảnh báo về các rủi ro cho từng loại sản phẩm nghiệp vụ, xây dựng bộ cẩm nang kiểm tra chứng từ, cẩm nang ứng xử với các tình huống rủi ro của từng nghiệp vụ.

- Hai là, tiếp tục mở rộng, phát triển các sản phẩm đa dạng, mới mẻ phù hợp thị trường và nhu cầu khách hàng, vừa giúp tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng uy tín vị thế đồng thời tạo cơ hội tiếp xúc thực tế với các rủi ro và có thêm nhiều kinh nghiệm về khắc phục rủi ro.

- Ba là, chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực

Từ khâu tuyển dụng cần có chính sách tuyển người tài, chú trọng thái độ và đạo đức, chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ, bố trí đúng người, đúng việc;

Các cán bộ cần được nâng cao hiểu biết nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn và khả năng ngoại ngữ thông qua đào tạo, tập huấn, tự trau dồi. TTQT là nghiệp vụ luôn đòi hỏi sự vững vàng để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn, am hiểu nội dung và biết cách vận dụng vào thực tế các thông lệ và luật pháp quốc tế, quốc gia, thích ứng kịp thời với các thay đổi diễn ra hàng ngày trong TDCT.

Chẳng hạn, khi thực hiện nghiệp vụ cán bộ cần nhận thức rõ: Theo thông lệ quốc tế UCP ngân hàng có 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ để kiểm tra chứng từ, từ chối thanh toán hoặc thanh toán BCT phù hợp. Nếu không thực hiện thanh toán đúng hạn. Gây ra khả năng phát sinh tranh chấp, phát sinh lãi chậm trả. Đặc biệt làm mất uy tín của Vietinbank với đối tác nước ngoài (hậu quả là LC do Vietinbank phát hành bị yêu cầu xác nhận, có thể bị từ chối. Khó khăn cho việc huy động vốn qua tái tài trợ, lãi suất cao…)

Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra giám sát tác nghiệp, quy hoạch và giữ chân các cán bộ quản lý giỏi, có kinh nghiệm và uy tín trong nghề.

- Bốn là, nâng cao công tác thẩm định LC và lựa chọn khách hàng

Trong quá trình thẩm định, luôn đề cao cảnh giác các trường hợp có nguy cơ gian lận, lừa đảo cao. Đặc biệt lưu ý một số thị trường hay xảy ra lừa đảo, không có uy tín cao như Trung Quốc, Trung Đông, Châu Phi. Đặc biệt chú ý hợp đồng nhập khẩu hóa chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị giá trị lớn. Đã có một số trường hợp xuất trình chứng từ nhưng không giao sắt thép, giao hóa chất không đúng hợp đồng.

Có không ít các rủi ro chủ quan xuất phát từ sự không trung thực của khách hàng xuất khẩu: Chứng từ không có hàng; Giá trị BCT chiết khấu lớn hơn giá trị phải thu từ người nhập khẩu; Lợi dụng đặc điểm của vận đơn để giải phóng hàng cho người mua và yêu cầu người mua thanh toán trực tiếp vào tài khoản của người xuất khẩu. Khi thẩm định cần thực sự am hiểu khách hàng, tìm hiểu các thông tin liên quan để đảm bảo lô hàng xuất khẩu được giao theo BCT là có thực. Hoặc trong trường hợp rủi ro khách quan về hàng hóa không đảm bảo chất lượng, điều khoản

bất lợi của LC/hợp đồng ngoại thương, do cấm vận dẫn đến không được thanh toán thì vẫn có khả năng hoàn trả khoản tiền đã chiết khấu cho khách hàng.

Đẩy mạnh công tác thu hút, tiếp thị khách hàng hàng chất lượng tốt bằng cách xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban đơn vị và chính sách khách hàng hấp dẫn. Khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả, lành mạnh sẽ làm giảm bớt áp lực, rủi ro cho ngân hàng khi đại diện, phục vụ họ trong TTQT.

- Năm là, phát triển công tác thu thập, lưu trữ thông tin và phổ biến kinh nghiệm lẫn nhau trong toàn hệ thống

Nghiệp vụ TTTM & TTQT đòi hỏi cao về kinh nghiệm thực tiễn, các tình huống thực tế thay đổi khó lường, khả năng xử lý tình huống khéo léo, linh hoạt sẽ hạn chế được các rủi ro cho ngân hàng. Thông thường các nhân viên học qua truyền miệng, chăm chỉ tích lũy tài liệu tình huống một cách tự phát, cần có cách thức hiệu quả và mang tính phổ biến cao

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn, các cán bộ cần thận trọng trong các giao dịch, chẳng hạn:

Trường hợp BCT có sai sót, chi nhánh cho khách hàng làm thủ tục thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng nhưng theo dõi, chờ khách hàng nhận hàng rồi mới thanh toán.

Chi nhánh ngay sau khi nhận chứng từ từ người xuất khẩu, kiểm tra sơ bộ và gửi ngay về SGD để xử lý tránh để quên dẫn đến sai sót BCT (quên không gửi)

Lưu ý khi gửi chứng từ hàng xuất: Địa chỉ gửi là NHPH, không gửi tới người NK, chọn hãng chuyển phát uy tín tránh thất lạc chứng từ

- Sáu là, tuân thủ các quy định quốc tế về cấm vận và hạn chế:

Khi thực hiện giao dịch có liên quan đến nước cấm vận, số tiền của BCT và/hoặc tài khoản Nostro của Vietinbank có thể bị phong tỏa. Để phòng ngừa rủi ro ngân hàng yêu cầu khách hàng cam kết chịu mọi rủi ro và bồi thường thiệt hại phát sinh cho Vietinbank khi đề nghị ngân hàng thực hiện các giao dịch liên quan đến

các nước cấm vận. Ngay khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, chi nhánh liên hệ trước với SGD, cung cấp thông tin về giao dịch để SGD kiểm tra trước khi xử lý giao dịch.

+ Với các nước cấm vận thuộc cấp độ 1 (Iran, Syria, Somalia, Libya, Sudan, CHDCND Triền Tiên, Zimbabwe) Vietinbank không tài trợ và thực hiện bất kỳ giao dịch TTTM&TTQT nào có liên quan

+ Với giao dịch liên quan đến nước cấm vận thuộc cấp độ 2 (Myanmar (chỉ EUR), Cuba (chỉ EUR), Iraq, các nước thuộc bán đảo Balkans, Belarus, Bờ biển Ngà, Công-gô, Yemen, Lebanon, Liberia, Afghanistan, Guinea, Đông Timo, CH Síp, CH Brudini): Chỉ thực hiện với khách hàng truyền thống, giao dịch thường xuyên

- Bảy là, đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng. Vietinbank đang đầu tư rất lớn vào công nghệ tuy nhiên hệ thống còn khá cồng kềnh và chưa thống nhất. Nhanh chóng triển khai đưa vào áp dụng và sửa chữa kịp thời các lỗi phát sinh, tiếp tục đưa ra các yêu cầu mới để hệ thống công nghệ mới giúp vận hành trơn tru và nhanh chóng, đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra đảm bảo hạn chế rất nhiều các rủi ro liên quan đến cả độ chính xác, và bảo mật.

Thứ ba, phòng ngừa các rủi ro bằng cách tăng cường quan hệ, hợp tác với bên ngoài gồm các khách hàng trong nước và các ngân hàng đại lý, các tổ chức, các đối tác, các Bộ ngành, cơ quan quản lý Nhà nước.

Một là, tích cực mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý: Giúp Vietinbank phục vụ khách hàng tốt hơn, nhanh chóng, giảm chi phí, an toàn khi giao dịch trực tiếp, thông qua mạng lưới NHĐL để tìm hiểu được thông tin về ngân hàng mở LC, về các nhà nhập khẩu, về môi trường kinh doanh tại các quốc gia khác, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, lựa chọn được ngân hàng uy tín, có nhiều ưu đãi để thiết lập quan hệ thường xuyên với khối lượng giao dịch lớn.

Hai là, tư vấn và nâng cao nhận thức của khách hàng: So với các doanh nghiệp nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất yếu và thiếu kinh

nghiệm trong giao dịch quốc tế. Các doanh nghiệp thường chịu thiệt thòi do đàm phán hợp đồng không tốt, chấp nhận các điều khoản bất lợi, không nắm được tập quán, luật pháp quốc tế dẫn tới dễ gặp rủi ro và khi có rủi ro thì đều gánh chịu thiệt hại nặng nề. Ngân hàng cần tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong các khâu về hợp đồng, chứng từ, tổ chức hội thảo, tập huấn về kiến thức trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ba là, khai thác và cập nhật thông tin từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, đối tác, các Bộ ngành liên quan, các cơ quan quản lý Nhà nước đồng thời phối hợp để giải quyết các tình huống khó nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)